Bộ trưởng “đau xót” về tham nhũng đất đai
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói về những khiếu kiện, sai phạm trong lĩnh vực đất đai trong thời gian qua
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đã có cuộc trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội ngày 7/6, xung quanh những khiếu kiện, sai phạm trong lĩnh vực đất đai trong thời gian qua.
Ông nói:
- Trong thời gian qua, vấn đề tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực đất đai cũng đã được nhiều đại biểu, chuyên gia đề cập đến. Quả thật, trong cơ chế thị trường, đất đai đã trở nên có giá, còn trước đây thì không mấy người quan tâm lắm.
Chúng tôi là những người trong ngành cũng cảm thấy hết sức đau xót khi nhìn thực trạng khiếu kiện và tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này. Phải nói sai phạm, tiêu cực là khá phổ biến.
Lý do là bởi luật pháp quy định nhiều cái chưa chặt chẽ, bị phân cấp về mặt thẩm quyền hay việc giám sát thực thi công vụ của một số cán bộ cũng có vấn đề. Bộ chúng tôi chủ yếu làm thể chế là chính, còn về thẩm quyền giao đất, thủ tục này khác đều là làm ở địa phương cả.
Nói vậy không có nghĩa trách nhiệm của Bộ không có. Cuộc họp nào ở Bộ tôi cũng nhấn mạnh rằng, các đồng chí phải hết sức chú ý. Chúng ta làm việc với chức trách của người cán bộ công chức, không thể lợi dụng thế này thế khác, làm giàu trên nguồn tài nguyên đất nước.
Bộ trưởng có thể cho biết, tiêu cực, tham nhũng thường xảy ra ở những khâu nào trong quản lý đất đai hiện nay?
Tôi cho rằng, tiêu cực thường liên quan chủ yếu đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, ví dụ như chuyển từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Hay việc thay đổi quy hoạch sử dụng đất, cấp đất cho các dự án.
Tới đây chúng ta phải sửa, trước đây chúng ta cấp cho các doanh nghiệp diện tích đất đai lớn quá mà họ không có tiềm lực thực hiện, dẫn đến bỏ hoang hóa rất nhiều.
Còn về mấy chục nghìn ha đất đang để hoang hóa do chuyển đổi sai mục đích nằm trong khoảng hơn 10.000 đơn vị quản lý, giờ các cấp phải có trách nhiệm triển khai, xử lý, không có cách nào khác.
Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp nhận đất rồi để đấy. Chúng tôi đã giao cho các địa phương kiểm tra sau đó sẽ có tổng hợp và báo cáo lên Thủ tướng để có hướng xử lý.
Vậy còn trong quan hệ với người dân, theo ông, tại sao lại nảy sinh nhiều khiếu kiện, mâu thuẫn?
Đúng là thời gian qua vấn đề đất đai ở đô thị nóng ghê gớm. Tôi cho rằng chủ yếu vẫn là do vấn đề giá cả đất đai. Vừa rồi Chính phủ có trình Quốc hội một số vấn đề nhưng hiện nay đang có khung giá, bảng giá cụ thể.
Trong khi nếu bàn về giá thị trường thì cũng không hề đơn giản. Luật chắc chắn phải sửa, nhưng về giá thì còn liên quan đến quy định phân cấp thế nào, nhà nước có tiếp tục nắm khung giá hay không.
Hiện có ý kiến nhà nước vẫn giữ khung giá, nhưng vì cả nước chỉ có 3 vùng là đồng bằng, trung du, miền núi nên tính đại diện thấp, không thực sự phù hợp. Chúng ta có 63 tỉnh, thành, nếu tăng dày điểm tính giá lên thì tính chính xác sẽ cao hơn.
Còn vì sao lại nảy sinh nhiều khiếu kiện là do hiện tại chúng ta có hai hình thức thu hồi: nhà nước thu hồi với mục đích cho quốc phòng an ninh, chương trình công cộng, dự án phát triển kinh tế lớn… và do thỏa thuận giữa doanh nghiệp với người dân.
Trong đó, hình thức thỏa thuận đang tạo ra chênh lệch về giá, dân thắc mắc nhiều về chuyện này. Nhưng theo tôi không thể khác được, nhà nước không thể đứng ra thu hồi tất cả cho các dự án.
Nhưng theo các chuyên gia, nguyên nhân của khiếu kiện nhiều trong thu hồi đất là do giá đền bù quá thấp?
Vấn đề này phải tiếp tục nghiên cứu mới kết luận được.
Ông có ủng hộ có một cơ quan định giá và một bộ luật độc lập về đền bù?
Tôi ủng hộ phương án đó. Tới đây Chính phủ có lẽ chỉ nên giao cho một bộ chịu trách nhiệm, bởi hiện nay khung giá, bảng giá là do Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm, nhưng giá cụ thể ở từng mảnh đất để đền bù lại do Bộ Tài chính. Nên chỉ có một cơ quan định giá và nằm ở Bộ Tài chính là hợp lý.
Còn về ý kiến đề nghị xây dựng luật riêng về đền bù, thu hồi tái định cư, theo tôi không cần thiết, bởi quan trọng là nội dung quy định như thế nào mà thôi chứ không phải do riêng hay chung.
Ông nói:
- Trong thời gian qua, vấn đề tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực đất đai cũng đã được nhiều đại biểu, chuyên gia đề cập đến. Quả thật, trong cơ chế thị trường, đất đai đã trở nên có giá, còn trước đây thì không mấy người quan tâm lắm.
Chúng tôi là những người trong ngành cũng cảm thấy hết sức đau xót khi nhìn thực trạng khiếu kiện và tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này. Phải nói sai phạm, tiêu cực là khá phổ biến.
Lý do là bởi luật pháp quy định nhiều cái chưa chặt chẽ, bị phân cấp về mặt thẩm quyền hay việc giám sát thực thi công vụ của một số cán bộ cũng có vấn đề. Bộ chúng tôi chủ yếu làm thể chế là chính, còn về thẩm quyền giao đất, thủ tục này khác đều là làm ở địa phương cả.
Nói vậy không có nghĩa trách nhiệm của Bộ không có. Cuộc họp nào ở Bộ tôi cũng nhấn mạnh rằng, các đồng chí phải hết sức chú ý. Chúng ta làm việc với chức trách của người cán bộ công chức, không thể lợi dụng thế này thế khác, làm giàu trên nguồn tài nguyên đất nước.
Bộ trưởng có thể cho biết, tiêu cực, tham nhũng thường xảy ra ở những khâu nào trong quản lý đất đai hiện nay?
Tôi cho rằng, tiêu cực thường liên quan chủ yếu đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, ví dụ như chuyển từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Hay việc thay đổi quy hoạch sử dụng đất, cấp đất cho các dự án.
Tới đây chúng ta phải sửa, trước đây chúng ta cấp cho các doanh nghiệp diện tích đất đai lớn quá mà họ không có tiềm lực thực hiện, dẫn đến bỏ hoang hóa rất nhiều.
Còn về mấy chục nghìn ha đất đang để hoang hóa do chuyển đổi sai mục đích nằm trong khoảng hơn 10.000 đơn vị quản lý, giờ các cấp phải có trách nhiệm triển khai, xử lý, không có cách nào khác.
Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp nhận đất rồi để đấy. Chúng tôi đã giao cho các địa phương kiểm tra sau đó sẽ có tổng hợp và báo cáo lên Thủ tướng để có hướng xử lý.
Vậy còn trong quan hệ với người dân, theo ông, tại sao lại nảy sinh nhiều khiếu kiện, mâu thuẫn?
Đúng là thời gian qua vấn đề đất đai ở đô thị nóng ghê gớm. Tôi cho rằng chủ yếu vẫn là do vấn đề giá cả đất đai. Vừa rồi Chính phủ có trình Quốc hội một số vấn đề nhưng hiện nay đang có khung giá, bảng giá cụ thể.
Trong khi nếu bàn về giá thị trường thì cũng không hề đơn giản. Luật chắc chắn phải sửa, nhưng về giá thì còn liên quan đến quy định phân cấp thế nào, nhà nước có tiếp tục nắm khung giá hay không.
Hiện có ý kiến nhà nước vẫn giữ khung giá, nhưng vì cả nước chỉ có 3 vùng là đồng bằng, trung du, miền núi nên tính đại diện thấp, không thực sự phù hợp. Chúng ta có 63 tỉnh, thành, nếu tăng dày điểm tính giá lên thì tính chính xác sẽ cao hơn.
Còn vì sao lại nảy sinh nhiều khiếu kiện là do hiện tại chúng ta có hai hình thức thu hồi: nhà nước thu hồi với mục đích cho quốc phòng an ninh, chương trình công cộng, dự án phát triển kinh tế lớn… và do thỏa thuận giữa doanh nghiệp với người dân.
Trong đó, hình thức thỏa thuận đang tạo ra chênh lệch về giá, dân thắc mắc nhiều về chuyện này. Nhưng theo tôi không thể khác được, nhà nước không thể đứng ra thu hồi tất cả cho các dự án.
Nhưng theo các chuyên gia, nguyên nhân của khiếu kiện nhiều trong thu hồi đất là do giá đền bù quá thấp?
Vấn đề này phải tiếp tục nghiên cứu mới kết luận được.
Ông có ủng hộ có một cơ quan định giá và một bộ luật độc lập về đền bù?
Tôi ủng hộ phương án đó. Tới đây Chính phủ có lẽ chỉ nên giao cho một bộ chịu trách nhiệm, bởi hiện nay khung giá, bảng giá là do Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm, nhưng giá cụ thể ở từng mảnh đất để đền bù lại do Bộ Tài chính. Nên chỉ có một cơ quan định giá và nằm ở Bộ Tài chính là hợp lý.
Còn về ý kiến đề nghị xây dựng luật riêng về đền bù, thu hồi tái định cư, theo tôi không cần thiết, bởi quan trọng là nội dung quy định như thế nào mà thôi chứ không phải do riêng hay chung.