CEO Klarna bảo vệ doanh nghiệp bất chấp thua lỗ lớn

Bảo Ngọc
Chia sẻ

Giám đốc điều hành Klarna Sebastian Siemiatkowski kiên quyết bảo vệ mô hình kinh doanh của công ty mình và ngành công nghiệp "mua trước, trả sau" gây tranh cãi…

Hình thức “mua trước, trả sau” trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong thời kỳ Covid-19.
Hình thức “mua trước, trả sau” trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong thời kỳ Covid-19.

Klarna cung cấp cho khách hàng tùy chọn thời điểm thanh toán cho một mặt hàng - họ có thể trả trước, trả góp hoặc trì hoãn thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định. Các nhà phê bình quan ngại, dịch vụ dễ khiến người dùng “vung tay quá trán” , mặc dù Klarna nói rằng họ đã kiểm tra khả năng chi trả để đảm bảo rằng người tiêu dùng có thể trả lại tiền sau đó.

Trong một cuộc phỏng vấn với "Squawk Box Europe" của CNBC mới đây, doanh nhân người Thụy Điển cho biết Klarna "vượt trội" so với mô hình thẻ tín dụng, tuyên bố rằng người dùng Klarna trung bình có số dư chưa thanh toán là 50 đô la, trong khi người dùng thẻ tín dụng trung bình có số dư chưa thanh toán là 5.000 đô la.

Siemiatkowski tiếp tục nói rằng doanh nghiệp của ông là mô hình giúp “chống suy thoái" so với các công ty thẻ tín dụng truyền thống. Tuy nhiên, fintech này đã báo cáo khoản lỗ 748 triệu USD vào năm ngoái và tháng trước đã thông báo rằng họ đã sa thải khoảng 10% trong số 6.500 nhân viên của mình như một phần của nỗ lực cắt giảm chi phí.

Trên hết, Klarna sẽ phải sớm cạnh tranh với Apple trong lĩnh vực “mua trước, trả sau” khi nhà sản xuất iPhone mới đây tuyên bố có kế hoạch tham gia thị trường với một sản phẩm mới có tên Apple Pay Later. 

Điều đó đặt những công ty như PayPal, Affirm và Klarna vào một vị trí khó xử. Các nhà cung cấp dịch vụ mua trước trả sau đang đứng trước mối lo lớn khi Apple, công ty trị giá 2 nghìn tỷ USD và là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, có thể thu hút khách hàng khỏi các dịch vụ như vậy. Cổ phiếu của Affirm đã giảm 17% trong tuần này ngay sau khi tin tức này được đưa ra.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con