Đấu thầu trạm thu phí đường bộ hấp dẫn doanh nghiệp
thời gian tới Cục Đường bộ Việt Nam sẽ tiếp tục bán quyền thu phí 30 trạm thu phí đường bộ trên toàn quốc
Theo thông tin từ ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục phó Cục Đường bộ Việt Nam, 3 gói thầu chuyển giao quyền thu phí đường bộ có thời hạn trên QL1A và QL18 (diễn ra vào ngày 31/7) có giá bỏ thầu cao nhất từ trước đến nay.
Điều này cho thấy việc bán quyền thu phí đường bộ đã tạo sức hút với các doanh nghiệp. Từ tín hiệu đáng mừng đó, tới đây, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện tại 30 trạm thu phí đường bộ trên toàn quốc.
Được biết, vào năm 2005, Cục Đường bộ Việt Nam đã từng thí điểm đấu thầu chuyển giao quyền thu phí đầu tiên tại quốc lộ 5. Tuy nhiên, đợt thí điểm đã không thành công sau 4 năm gián đoạn. Tuy nhiên, với việc quyết tâm thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc xã hội hóa quyền thu phí đường bộ, lần này, với các trạm thu phí được cho là “hấp dẫn” nằm trên quốc lộ 1A và quốc lộ 18 đã thực sự thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia dự thầu.
Ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, đợt đấu thầu trên QL1A và QL18 có 2 điểm đáng chú ý: đó là về giá trị hợp đồng chuyển giao quyền thu phí không được điều chỉnh trong suốt thời hạn hợp đồng. Thứ hai, đơn vị trúng thầu là đơn vị có giá bỏ thầu cao nhất so với giá khởi điểm. Chính vì thế, các đơn vị đấu thầu sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt về mức giá bỏ thầu.
Ông Lê Hồng Điệp, Phó phòng đấu thầu, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết: hiện tại các gói thầu số 1 và 3 đang thu hút sự cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp. Theo đó, tại gói thầu số 1, trên QL1A (là trạm thu phí Hoàng Mai tại Km 393+400 tại tỉnh Nghệ An) có giá khởi điểm 173 tỷ đồng; Gói thầu này có 8 doanh nghiệp tham gia đấu thầu, trong đó, doanh nghiệp. trả thầu cao nhất là Công ty cổ phần An Sinh với mức bỏ thầu là 225 tỷ đồng (vượt mức khởi điểm 42 tỷ đồng).
Tiếp đến là gói thầu số 3, (là trạm thu phí Bãi Cháy, nằm trên QL18 tại Km 114+700, thuộc tỉnh Quảng Ninh), có giá khởi điểm 228 tỷ đồng; Gói thầu này đã có tới 12 doanh nghiệp đấu thầu. Hiện tại, Công ty cổ phần An Sinh trả thầu với giá cao nhất là 332 tỷ đồng (vượt mức khởi điểm tới 104 tỷ đồng). Căn cứ mức giá đó, Cục đang xem xét, đánh giá các hồ sơ dự thầu, sau đó, cân nhắc cụ thể để xét duyệt đơn vị trúng thầu.
Trao đổi về vấn đề trên, Ông Tuấn cho biết, dự kiến ngày 10/8/2009, căn cứ mức độ đáp ứng các yêu cầu của Cục Cục Đường bộ Việt Nam và mức giá bỏ thầu, Cục sẽ có kết quả chính thức về đơn vị trúng thầu tại 2 gói thầu trên.
Còn riêng gói thầu thứ 2 tại trạm thu phí Bàn Thạch thuộc Km 1350 + 150, tỉnh Phú Yên có giá khởi điểm 148 tỷ đồng, tuy thu hút tới 20 doanh nghiệp mua hồ sơ dự thầu nhưng cuối cùng lại chỉ có 2 doanh nghiệp nộp thầu (điều này vi phạm quy tắc đấu thầu). Vì thế, Cục đã có văn bản đề nghị với Bộ Giao thông Vận tải gia hạn thời gian đóng thầu. Dự kiến, ngày 15/8/2009, Cục sẽ tiến hành đấu thầu lại trạm Bàn Thạch - Phú Khê này.
Nói về “mô hình” các trạm thu phí được chuyển giao quyền thu phí cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng: mô hình này đã được thực hiện tại rất nhiều quốc gia trên thế giới và đem lại hiệu quả khả quan. Bởi lẽ, các doanh nghiệp sẽ kiểm soát chặt chẽ và kỹ lưỡng lượng vé ra, vào vì điều này gắn liền với thu nhập của họ. Đồng thời, doanh nghiệp buộc phải có những sáng kiến, thái độ phục vụ mới, nhanh chóng nâng cao chất lượng dịch vụ tại các trạm thu phí này.
Về vấn đề bàn giao quản lý các trạm thu phí hiện nay, ông Tuấn cũng cho biết: Cục đường Bộ sẽ bán quyền thu trí các trạm có thời hạn khoảng 5 năm. Trong thời gian đó, Cục sẽ bàn giao lại toàn bộ công trình, máy móc, thiết bị và con người để doanh nghiệp toàn quyền sử dụng, sau khi hết hạn hợp đồng, doanh nghiệp sẽ bàn giao lại cho Cục Cục Đường bộ Việt Nam. Còn số tiền bán các trạm thu phí Cục sẽ tái đầu tư cho các công trình giao thông khác. Như vậy, theo tính toán ban đầu, Cục sẽ thu về 600 tỷ đồng nhờ bán quyền thu phí tại 3 trạm trên.
Còn theo ông Lê Hồng Điệp, để tránh tình trạng ùn tắc giao thông tại các trạm thu phí đường bộ đã diễn ra trong thời gian qua, Cục Cục Đường bộ Việt Nam đã có những quy chế cụ thể và áp dụng các chế tài với doanh nghiệp ngay sau khi trúng thầu như: phải đảm bảo an toàn vệ sinh, không được phép tự chuyển làn đường các loại xe, cắm sai cột mốc... đặc biệt không được từ chối số lượng vé bán ra.
Chẳng hạn như, nếu khách đi thường xuyên yêu cầu bán với số lượng 10 vé (hoặc hơn), thì trạm phải đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tránh tình trạng bán vé “nhỏ giọt” gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông. Tới đây, mỗi trạm thu phí được Bộ Tài chính cho phép có 1 loại vé riêng, nhờ đó tránh được tình trạng quay vòng vé từ trạm nọ sang trạm kia.
Từ những thay đổi tích cực trong việc bán quyền thu phí đường bộ, ông Tuấn khẳng định: thời gian tới Cục Đường bộ Việt Nam sẽ tiếp tục bán 30 trạm thu phí đường bộ trên toàn quốc. Nhờ đó, sẽ có sự thay đổi tích cực trong công tác quản lý các công trình giao thông đường bộ, xã hội hóa, minh bạch trong công tác thu phí. Bên cạnh đó, Cục Cục Đường bộ Việt Nam sẽ thu về số tiền không nhỏ để xây dựng thêm nhiều công trình mới, một việc làm “lợi cả đôi đường”...
Điều này cho thấy việc bán quyền thu phí đường bộ đã tạo sức hút với các doanh nghiệp. Từ tín hiệu đáng mừng đó, tới đây, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện tại 30 trạm thu phí đường bộ trên toàn quốc.
Được biết, vào năm 2005, Cục Đường bộ Việt Nam đã từng thí điểm đấu thầu chuyển giao quyền thu phí đầu tiên tại quốc lộ 5. Tuy nhiên, đợt thí điểm đã không thành công sau 4 năm gián đoạn. Tuy nhiên, với việc quyết tâm thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc xã hội hóa quyền thu phí đường bộ, lần này, với các trạm thu phí được cho là “hấp dẫn” nằm trên quốc lộ 1A và quốc lộ 18 đã thực sự thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia dự thầu.
Ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, đợt đấu thầu trên QL1A và QL18 có 2 điểm đáng chú ý: đó là về giá trị hợp đồng chuyển giao quyền thu phí không được điều chỉnh trong suốt thời hạn hợp đồng. Thứ hai, đơn vị trúng thầu là đơn vị có giá bỏ thầu cao nhất so với giá khởi điểm. Chính vì thế, các đơn vị đấu thầu sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt về mức giá bỏ thầu.
Ông Lê Hồng Điệp, Phó phòng đấu thầu, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết: hiện tại các gói thầu số 1 và 3 đang thu hút sự cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp. Theo đó, tại gói thầu số 1, trên QL1A (là trạm thu phí Hoàng Mai tại Km 393+400 tại tỉnh Nghệ An) có giá khởi điểm 173 tỷ đồng; Gói thầu này có 8 doanh nghiệp tham gia đấu thầu, trong đó, doanh nghiệp. trả thầu cao nhất là Công ty cổ phần An Sinh với mức bỏ thầu là 225 tỷ đồng (vượt mức khởi điểm 42 tỷ đồng).
Tiếp đến là gói thầu số 3, (là trạm thu phí Bãi Cháy, nằm trên QL18 tại Km 114+700, thuộc tỉnh Quảng Ninh), có giá khởi điểm 228 tỷ đồng; Gói thầu này đã có tới 12 doanh nghiệp đấu thầu. Hiện tại, Công ty cổ phần An Sinh trả thầu với giá cao nhất là 332 tỷ đồng (vượt mức khởi điểm tới 104 tỷ đồng). Căn cứ mức giá đó, Cục đang xem xét, đánh giá các hồ sơ dự thầu, sau đó, cân nhắc cụ thể để xét duyệt đơn vị trúng thầu.
Trao đổi về vấn đề trên, Ông Tuấn cho biết, dự kiến ngày 10/8/2009, căn cứ mức độ đáp ứng các yêu cầu của Cục Cục Đường bộ Việt Nam và mức giá bỏ thầu, Cục sẽ có kết quả chính thức về đơn vị trúng thầu tại 2 gói thầu trên.
Còn riêng gói thầu thứ 2 tại trạm thu phí Bàn Thạch thuộc Km 1350 + 150, tỉnh Phú Yên có giá khởi điểm 148 tỷ đồng, tuy thu hút tới 20 doanh nghiệp mua hồ sơ dự thầu nhưng cuối cùng lại chỉ có 2 doanh nghiệp nộp thầu (điều này vi phạm quy tắc đấu thầu). Vì thế, Cục đã có văn bản đề nghị với Bộ Giao thông Vận tải gia hạn thời gian đóng thầu. Dự kiến, ngày 15/8/2009, Cục sẽ tiến hành đấu thầu lại trạm Bàn Thạch - Phú Khê này.
Nói về “mô hình” các trạm thu phí được chuyển giao quyền thu phí cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng: mô hình này đã được thực hiện tại rất nhiều quốc gia trên thế giới và đem lại hiệu quả khả quan. Bởi lẽ, các doanh nghiệp sẽ kiểm soát chặt chẽ và kỹ lưỡng lượng vé ra, vào vì điều này gắn liền với thu nhập của họ. Đồng thời, doanh nghiệp buộc phải có những sáng kiến, thái độ phục vụ mới, nhanh chóng nâng cao chất lượng dịch vụ tại các trạm thu phí này.
Về vấn đề bàn giao quản lý các trạm thu phí hiện nay, ông Tuấn cũng cho biết: Cục đường Bộ sẽ bán quyền thu trí các trạm có thời hạn khoảng 5 năm. Trong thời gian đó, Cục sẽ bàn giao lại toàn bộ công trình, máy móc, thiết bị và con người để doanh nghiệp toàn quyền sử dụng, sau khi hết hạn hợp đồng, doanh nghiệp sẽ bàn giao lại cho Cục Cục Đường bộ Việt Nam. Còn số tiền bán các trạm thu phí Cục sẽ tái đầu tư cho các công trình giao thông khác. Như vậy, theo tính toán ban đầu, Cục sẽ thu về 600 tỷ đồng nhờ bán quyền thu phí tại 3 trạm trên.
Còn theo ông Lê Hồng Điệp, để tránh tình trạng ùn tắc giao thông tại các trạm thu phí đường bộ đã diễn ra trong thời gian qua, Cục Cục Đường bộ Việt Nam đã có những quy chế cụ thể và áp dụng các chế tài với doanh nghiệp ngay sau khi trúng thầu như: phải đảm bảo an toàn vệ sinh, không được phép tự chuyển làn đường các loại xe, cắm sai cột mốc... đặc biệt không được từ chối số lượng vé bán ra.
Chẳng hạn như, nếu khách đi thường xuyên yêu cầu bán với số lượng 10 vé (hoặc hơn), thì trạm phải đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tránh tình trạng bán vé “nhỏ giọt” gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông. Tới đây, mỗi trạm thu phí được Bộ Tài chính cho phép có 1 loại vé riêng, nhờ đó tránh được tình trạng quay vòng vé từ trạm nọ sang trạm kia.
Từ những thay đổi tích cực trong việc bán quyền thu phí đường bộ, ông Tuấn khẳng định: thời gian tới Cục Đường bộ Việt Nam sẽ tiếp tục bán 30 trạm thu phí đường bộ trên toàn quốc. Nhờ đó, sẽ có sự thay đổi tích cực trong công tác quản lý các công trình giao thông đường bộ, xã hội hóa, minh bạch trong công tác thu phí. Bên cạnh đó, Cục Cục Đường bộ Việt Nam sẽ thu về số tiền không nhỏ để xây dựng thêm nhiều công trình mới, một việc làm “lợi cả đôi đường”...