Khủng hoảng ngân hàng “gõ cửa” nước Nga?
Ngành ngân hàng Nga vừa khép lại một năm tồi tệ và đang bước vào một năm có thể còn tồi tệ hơn
Hãng tin Bloomberg cho biết, có thêm một ngân hàng nữa của Nga “có vấn đề” và có thể sẽ phải cần tới sự giải cứu của Chính phủ. Diễn biến này cho thấy áp lực đang ngày càng lớn bên trong hệ thống tài chính của Nga.
Hôm 26/1 vừa qua, SB Bank, một ngân hàng tầm trung của Nga, tuyên bố tạm ngừng cho khách hàng rút tiền. Ban đầu, việc tạm ngừng rút vốn này chỉ kéo dài 3 ngày, nhưng sau đó được gia hạn cho tới ít nhất ngày 5/2.
Giới chuyên gia nhận định, giữa lúc nền kinh tế Nga đã “tơi tả” vì giá dầu và đồng Rúp đồng loạt lao dốc, nước này lại đang đối mặt nguy cơ nổ ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng.
Đến nay, rắc rối mới chỉ tập trung chủ yếu ở các ngân hàng vừa và nhỏ như SB, nhưng ngày càng có nhiều khách hàng gửi tiền rút tiền mặt khỏi các ngân hàng Nga, trong khi không ít khách hàng vay tiền không thể thanh toán khoản vay. Tệ hơn, các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu đã siết chặt dòng vốn mà các ngân hàng Nga có thể huy động ở nước ngoài. Cùng thời đó, lãi suất cao ngất ngưởng đang đe dọa tăng trưởng của nền kinh tế Nga.
Đến nay, nhà chức trách Nga đã ra tay giúp đỡ hệ thống ngân hàng bằng cách bơm vốn cho một số nhà băng quốc doanh quy mô lớn. Các nhà phân tích dự báo, trong năm 2015 này, sẽ có thêm nhiều vụ giải cứu nữa trong ngành ngân hàng Nga, khi mà các khoản thua lỗ lớn xuất hiện. Chẳng hạn, ngân hàng Alfa Bank ước tính, mức thua lỗ của họ có thể lên tới 2.000 tỷ Rúp, tương đương 30 tỷ USD, bằng 1/4 vốn chủ sở hữu.
“Tình trạng này giống như một dạng ung thư và chúng ta đều biết các triệu chứng của nó xuất phát từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine, các lệnh trừng phạt, giá dầu giảm sâu, và giảm tốc tăng trưởng kinh tế”, chuyên gia kinh tế trưởng Oleg Kouzmin thuộc quỹ Renaissance Capital ở Moscow nhận định. “Điều mà chúng ta chưa biết là dạng ung thư này có chữa khỏi được hay không”.
Nga vốn không xa lạ gì với các cuộc khủng hoảng. Vào năm 1998, khi giá dầu giảm dưới 10 USD/thùng, nước này vỡ nợ 40 tỷ USD và phải phá giá đồng Rúp. Một thập kỷ sau, Chính phủ Nga đã chi hơn 4 nghìn tỷ Rúp để giải cứu các ngân hàng trong bối cảnh nguồn tín dụng toàn cầu bị siết chặt sau năm 2008. Và hiện tại, Moscow đã cam kết chi hơn 1.000 tỷ Rúp để hỗ trợ các ngân hàng, và có thể chi thêm để ngăn những vụ vỡ nợ.
Ngành ngân hàng Nga vừa khép lại một năm tồi tệ và đang bước vào một năm có thể còn tồi tệ hơn. Tháng 12 năm ngoái, National Bank Trust, ngân hàng lớn thứ 28 của Nga về tài sản, đã được giải cứu sau một đợt rút vốn ồ ạt của khách gửi tiền. Ba ngân hàng quốc doanh chính của Nga là VTB Group, OAO Gazprombank, và Russian Agricultural Bank đều đã nộp đơn xin được Chính phủ bơm vốn.
Mọi chuyện không chỉ dừng ở đó. Tháng trước, Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi của Nga thông qua một danh sách 27 ngân hàng có thể phải cần tới sự giải cứu của Chính phủ. Tuy nhiên, danh sách này không được công bố để tránh làm khách hàng của các nhà băng hoảng hốt. OAO Sberbank, ngân hàng lớn nhất của Nga, đã tuyên bốn sẽ thắt chặt quy địn về rút tiền bằng thẻ ghi nợ bắt đầu từ tháng 3 tới đây.
Với nhiều thách thức như vậy, Chính phủ Nga cũng đang dựa vào các nhà đầu tư khu vực tư nhân trong việc cung cấp vốn cho các ngân hàng. Tháng trước, hai ngân hàng tầm trung là UralSib Bank và Credit Bank of Moscow tuyên bố đã tăng vốn thông qua các khoản vay từ cổ đông chính.
Theo đánh giá của Renaissance Capital, năm nay, các ngân hàng Nga sẽ hoạt động theo “mô hình bảo toàn vốn”, nghĩa là nhiều ngân hàng sẽ không có lợi nhuận và không có tăng trưởng. “Nếu một ngân hàng nào đó trong nhóm 30 ngân hàng lớn nhất của Nga gặp sự cố, Chính phủ chắc chắn sẽ cứu”, nhà phân tích David Nangle của Renaissance Capital nhận định.
Với những rủi ro lớn trong hệ thống ngân hàng, khó khăn đang chồng chất trên vai các nhà hoạch định chính sách Nga. Hiện Moscow đã phải chật vật để làm sao vừa giữ giá đồng Rúp và kiềm chế lạm phát mà không đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái. Hôm 30/1 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Nga bất ngờ giảm lãi suất về 15% từ mức 17% trước đó dù lạm phát đang ở ngưỡng hai con số.
Nhưng giáo sư tài chính Arturo Bris thuộc trường kinh doanh IMD ở Lausanne, Thụy Sỹ, cho rằng, Ngân hàng Trung ương Nga không thể giải quyết những vấn đề kinh tế sâu xa bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Việc tăng giảm lãi suất, theo ông Bris, sẽ không thể giải quyết tận gốc vấn đề.
“Giải pháp cho cuộc khủng hoảng tài chính này nằm ở chính trị. Không một chính sách tiền tệ nào có thể giải quyết tình hình hiện nay. Giải pháp duy nhất là thiết lập lại sự cân bằng địa chính trị”, ông Bris phát biểu.
Hôm 26/1 vừa qua, SB Bank, một ngân hàng tầm trung của Nga, tuyên bố tạm ngừng cho khách hàng rút tiền. Ban đầu, việc tạm ngừng rút vốn này chỉ kéo dài 3 ngày, nhưng sau đó được gia hạn cho tới ít nhất ngày 5/2.
Giới chuyên gia nhận định, giữa lúc nền kinh tế Nga đã “tơi tả” vì giá dầu và đồng Rúp đồng loạt lao dốc, nước này lại đang đối mặt nguy cơ nổ ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng.
Đến nay, rắc rối mới chỉ tập trung chủ yếu ở các ngân hàng vừa và nhỏ như SB, nhưng ngày càng có nhiều khách hàng gửi tiền rút tiền mặt khỏi các ngân hàng Nga, trong khi không ít khách hàng vay tiền không thể thanh toán khoản vay. Tệ hơn, các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu đã siết chặt dòng vốn mà các ngân hàng Nga có thể huy động ở nước ngoài. Cùng thời đó, lãi suất cao ngất ngưởng đang đe dọa tăng trưởng của nền kinh tế Nga.
Đến nay, nhà chức trách Nga đã ra tay giúp đỡ hệ thống ngân hàng bằng cách bơm vốn cho một số nhà băng quốc doanh quy mô lớn. Các nhà phân tích dự báo, trong năm 2015 này, sẽ có thêm nhiều vụ giải cứu nữa trong ngành ngân hàng Nga, khi mà các khoản thua lỗ lớn xuất hiện. Chẳng hạn, ngân hàng Alfa Bank ước tính, mức thua lỗ của họ có thể lên tới 2.000 tỷ Rúp, tương đương 30 tỷ USD, bằng 1/4 vốn chủ sở hữu.
“Tình trạng này giống như một dạng ung thư và chúng ta đều biết các triệu chứng của nó xuất phát từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine, các lệnh trừng phạt, giá dầu giảm sâu, và giảm tốc tăng trưởng kinh tế”, chuyên gia kinh tế trưởng Oleg Kouzmin thuộc quỹ Renaissance Capital ở Moscow nhận định. “Điều mà chúng ta chưa biết là dạng ung thư này có chữa khỏi được hay không”.
Nga vốn không xa lạ gì với các cuộc khủng hoảng. Vào năm 1998, khi giá dầu giảm dưới 10 USD/thùng, nước này vỡ nợ 40 tỷ USD và phải phá giá đồng Rúp. Một thập kỷ sau, Chính phủ Nga đã chi hơn 4 nghìn tỷ Rúp để giải cứu các ngân hàng trong bối cảnh nguồn tín dụng toàn cầu bị siết chặt sau năm 2008. Và hiện tại, Moscow đã cam kết chi hơn 1.000 tỷ Rúp để hỗ trợ các ngân hàng, và có thể chi thêm để ngăn những vụ vỡ nợ.
Ngành ngân hàng Nga vừa khép lại một năm tồi tệ và đang bước vào một năm có thể còn tồi tệ hơn. Tháng 12 năm ngoái, National Bank Trust, ngân hàng lớn thứ 28 của Nga về tài sản, đã được giải cứu sau một đợt rút vốn ồ ạt của khách gửi tiền. Ba ngân hàng quốc doanh chính của Nga là VTB Group, OAO Gazprombank, và Russian Agricultural Bank đều đã nộp đơn xin được Chính phủ bơm vốn.
Mọi chuyện không chỉ dừng ở đó. Tháng trước, Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi của Nga thông qua một danh sách 27 ngân hàng có thể phải cần tới sự giải cứu của Chính phủ. Tuy nhiên, danh sách này không được công bố để tránh làm khách hàng của các nhà băng hoảng hốt. OAO Sberbank, ngân hàng lớn nhất của Nga, đã tuyên bốn sẽ thắt chặt quy địn về rút tiền bằng thẻ ghi nợ bắt đầu từ tháng 3 tới đây.
Với nhiều thách thức như vậy, Chính phủ Nga cũng đang dựa vào các nhà đầu tư khu vực tư nhân trong việc cung cấp vốn cho các ngân hàng. Tháng trước, hai ngân hàng tầm trung là UralSib Bank và Credit Bank of Moscow tuyên bố đã tăng vốn thông qua các khoản vay từ cổ đông chính.
Theo đánh giá của Renaissance Capital, năm nay, các ngân hàng Nga sẽ hoạt động theo “mô hình bảo toàn vốn”, nghĩa là nhiều ngân hàng sẽ không có lợi nhuận và không có tăng trưởng. “Nếu một ngân hàng nào đó trong nhóm 30 ngân hàng lớn nhất của Nga gặp sự cố, Chính phủ chắc chắn sẽ cứu”, nhà phân tích David Nangle của Renaissance Capital nhận định.
Với những rủi ro lớn trong hệ thống ngân hàng, khó khăn đang chồng chất trên vai các nhà hoạch định chính sách Nga. Hiện Moscow đã phải chật vật để làm sao vừa giữ giá đồng Rúp và kiềm chế lạm phát mà không đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái. Hôm 30/1 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Nga bất ngờ giảm lãi suất về 15% từ mức 17% trước đó dù lạm phát đang ở ngưỡng hai con số.
Nhưng giáo sư tài chính Arturo Bris thuộc trường kinh doanh IMD ở Lausanne, Thụy Sỹ, cho rằng, Ngân hàng Trung ương Nga không thể giải quyết những vấn đề kinh tế sâu xa bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Việc tăng giảm lãi suất, theo ông Bris, sẽ không thể giải quyết tận gốc vấn đề.
“Giải pháp cho cuộc khủng hoảng tài chính này nằm ở chính trị. Không một chính sách tiền tệ nào có thể giải quyết tình hình hiện nay. Giải pháp duy nhất là thiết lập lại sự cân bằng địa chính trị”, ông Bris phát biểu.