Luật Báo chí: “Cứ đàng hoàng mà làm, dân sẽ ủng hộ”
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh quan điểm không tư nhân hoá báo chí
“Luật không đem chỉ thị của Bộ Chính trị ra đọc được mà phải lấy Hiến pháp ra đọc, phải tính để xã hội này cởi mở, dân chủ, được quyền tự do trừ những vấn đề pháp luật cấm. Cứ đàng hoàng thế mà làm, tôi tin dân mình ủng hộ”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói tại tại phiên thảo luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 18/2 về dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi).
Dù đã dự thảo đến lần thứ 19, song dự thảo Luật Báo chí vẫn còn nhiều điểm khiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn.
“Dân chủ là để dân được mở miệng”
Băn khoăn lớn là dự án luật không điều chỉnh các trang thông tin điện tử cũng như truyền thông xã hội. Trong khi, như Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước phân tích thì xu hướng ngày càng nhiều người tiếp cận thông tin trên mạng là không thể đảo ngược. Và nếu không thể kiểm soát mảng này thì có nghĩa là luật chỉ quản lý được 40% yêu cầu.
“Trang thông tin điện tử có phải báo chí không? Cái này Nhà nước cấp phép, có khi một thông tin có đến vài triệu bạn đọc, tại sao tự nhiên lại bỏ ra ngoài không quản lý theo luật?”, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đặt vấn đề.
Nhấn mạnh quan điểm không tư nhân hoá báo chí, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhắc lại nhiều nội dung tại chỉ thị của Bộ Chính trị về quản lý báo chí. Theo đó, báo chí chỉ cần tinh, không cần nhiều.
Luật Báo chí chỉ quản các loại hình báo chí, còn các loại hình khác thì có Nghị định 72 quản, nếu đưa trang thông tin điện tử vào đây thì vô hình chung thừa nhận truyền thông xã hội là báo chí, ông Son giải thích.
Nhắc Bộ trưởng là khi làm luật thì không nên đem chỉ thị của Bộ Chính trị ra đọc, mà phải làm theo Hiến pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, Hiến pháp đã quy định quyền dân chủ, trong đó có quyền quyền tự do ngôn luận của nhân dân.
“Hồ Chủ tịch nói dân chủ là làm cho dân mở miệng, thế thôi. Quyền tự do của dân chi được hạn chế bằng luật, nên định hạn chế, định cấm cái gì đưa vào luật này, để nghị định là không được đâu”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.
Lưu ý trào lưu của xã hội là ít mua báo in mà cứ mở cái điện thoại ra cũng có thể tiếp cận thông tin, Chủ tịch nhấn mạnh dân chủ làm cho dân mở miệng, nhưng không chỉ nói bằng miệng mà nói bằng báo cũng là quyền của dân.
“Nói truyền thông xã hội không phải là báo để không điều chỉnh là không ổn chút nào. Luật không đem chỉ thị của Bộ Chính trị ra đọc được mà phải lấy Hiến pháp ra đọc, phải tính để xã hội này cởi mở, dân chủ, được quyền tự do trừ những vấn đề pháp luật cấm. Cứ đàng hoàng thế mà làm, tôi tin dân mình ủng hộ”, Chủ tịch nói.
Báo chí của tập đoàn Nhà nước, xử lý thế nào?
Đây là câu hỏi được Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đặt ra tại phiên thảo luận.
Thể hiện sự đồng với quan điểm của Đảng và nhà nước là không cho tư nhân được thành lập cơ quan báo chí, song Phó chủ tịch băn khoăn khi quy định tại điều 14 của dự thảo luật về các đối tượng được thành lập cơ quan báo chí không có tập đoàn kinh tế Nhà nước.
“Nhưng trên thực tế, không ít các tập đoàn lớn đã có các loại hình báo chí như như báo, tạp chí, trang điện tử… Tâp đoàn Dầu khí Việt Nam có cả tạp chí cả báo, hay Vietnam Airline thì cổ phần hóa rồi, vẫn có ấn phẩm Heritage, thì sẽ xử lý thế nào?” ông Lưu băn khoăn.
Hơn một lần nhấn mạnh quan điểm không tư nhân hoá báo chí. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhắc lại quan điểm của Bộ Chính trị là báo chí không cần nhiều, chỉ cần tinh.
“Theo quy hoạch báo chí đã được Bộ Chính trị cho ý kiến ba lần thì tập đoàn, tổng công ty Nhà nước không có báo in và báo điện tử như hiện nay, nhưng có thể có tạp chí”, ông Son giải thích.
Bộ trưởng cũng khẳng định, dần dần cấp tỉnh mới có cơ quan báo chí, các sở, ngành không có báo.
Theo nghị trình, dự thảo Luật Báo chí sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 11 (tháng 3/2016). Nhưng trước nhiều vấn đề luật chưa có câu trả lời thoả đáng, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng kết luận, nếu dự thảo luật chưa đạt yêu cầu thì có thể sẽ phải lùi thời gian thông qua.
Dù đã dự thảo đến lần thứ 19, song dự thảo Luật Báo chí vẫn còn nhiều điểm khiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn.
“Dân chủ là để dân được mở miệng”
Băn khoăn lớn là dự án luật không điều chỉnh các trang thông tin điện tử cũng như truyền thông xã hội. Trong khi, như Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước phân tích thì xu hướng ngày càng nhiều người tiếp cận thông tin trên mạng là không thể đảo ngược. Và nếu không thể kiểm soát mảng này thì có nghĩa là luật chỉ quản lý được 40% yêu cầu.
“Trang thông tin điện tử có phải báo chí không? Cái này Nhà nước cấp phép, có khi một thông tin có đến vài triệu bạn đọc, tại sao tự nhiên lại bỏ ra ngoài không quản lý theo luật?”, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đặt vấn đề.
Nhấn mạnh quan điểm không tư nhân hoá báo chí, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhắc lại nhiều nội dung tại chỉ thị của Bộ Chính trị về quản lý báo chí. Theo đó, báo chí chỉ cần tinh, không cần nhiều.
Luật Báo chí chỉ quản các loại hình báo chí, còn các loại hình khác thì có Nghị định 72 quản, nếu đưa trang thông tin điện tử vào đây thì vô hình chung thừa nhận truyền thông xã hội là báo chí, ông Son giải thích.
Nhắc Bộ trưởng là khi làm luật thì không nên đem chỉ thị của Bộ Chính trị ra đọc, mà phải làm theo Hiến pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, Hiến pháp đã quy định quyền dân chủ, trong đó có quyền quyền tự do ngôn luận của nhân dân.
“Hồ Chủ tịch nói dân chủ là làm cho dân mở miệng, thế thôi. Quyền tự do của dân chi được hạn chế bằng luật, nên định hạn chế, định cấm cái gì đưa vào luật này, để nghị định là không được đâu”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.
Lưu ý trào lưu của xã hội là ít mua báo in mà cứ mở cái điện thoại ra cũng có thể tiếp cận thông tin, Chủ tịch nhấn mạnh dân chủ làm cho dân mở miệng, nhưng không chỉ nói bằng miệng mà nói bằng báo cũng là quyền của dân.
“Nói truyền thông xã hội không phải là báo để không điều chỉnh là không ổn chút nào. Luật không đem chỉ thị của Bộ Chính trị ra đọc được mà phải lấy Hiến pháp ra đọc, phải tính để xã hội này cởi mở, dân chủ, được quyền tự do trừ những vấn đề pháp luật cấm. Cứ đàng hoàng thế mà làm, tôi tin dân mình ủng hộ”, Chủ tịch nói.
Báo chí của tập đoàn Nhà nước, xử lý thế nào?
Đây là câu hỏi được Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đặt ra tại phiên thảo luận.
Thể hiện sự đồng với quan điểm của Đảng và nhà nước là không cho tư nhân được thành lập cơ quan báo chí, song Phó chủ tịch băn khoăn khi quy định tại điều 14 của dự thảo luật về các đối tượng được thành lập cơ quan báo chí không có tập đoàn kinh tế Nhà nước.
“Nhưng trên thực tế, không ít các tập đoàn lớn đã có các loại hình báo chí như như báo, tạp chí, trang điện tử… Tâp đoàn Dầu khí Việt Nam có cả tạp chí cả báo, hay Vietnam Airline thì cổ phần hóa rồi, vẫn có ấn phẩm Heritage, thì sẽ xử lý thế nào?” ông Lưu băn khoăn.
Hơn một lần nhấn mạnh quan điểm không tư nhân hoá báo chí. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhắc lại quan điểm của Bộ Chính trị là báo chí không cần nhiều, chỉ cần tinh.
“Theo quy hoạch báo chí đã được Bộ Chính trị cho ý kiến ba lần thì tập đoàn, tổng công ty Nhà nước không có báo in và báo điện tử như hiện nay, nhưng có thể có tạp chí”, ông Son giải thích.
Bộ trưởng cũng khẳng định, dần dần cấp tỉnh mới có cơ quan báo chí, các sở, ngành không có báo.
Theo nghị trình, dự thảo Luật Báo chí sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 11 (tháng 3/2016). Nhưng trước nhiều vấn đề luật chưa có câu trả lời thoả đáng, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng kết luận, nếu dự thảo luật chưa đạt yêu cầu thì có thể sẽ phải lùi thời gian thông qua.