Metaverse năm 2023: Khởi sắc hay tiếp tục bị “dìm hàng”?

Bảo Ngọc
Chia sẻ

Theo TechNewsWorld, người tiêu dùng quan tâm đến metaverse và đang trau dồi thêm kiến thức về công nghệ này. Trên thực tế, 47% người dùng Hoa Kỳ có thể định nghĩa metaverse tương đối chính xác….

Đó là lý do vì sao ông Marcel Hollerbach, đồng sáng lập và giám đốc đổi mới tại Productsup, tin rằng metaverse sẽ có thể trở thành tâm điểm của sự thay đổi trong cách con người vận hành hệ thống kinh doanh và kết nối đồng nghiệp để hoàn thành công việc hàng ngày.

Các tổ chức cần nắm bắt cơ chế của metaverse và cách quảng bá tốt nhất tới người dùng. Giống như trong kỷ nguyên DotCom, các công ty không biết cách tiếp thị về công nghệ mới sẽ bị coi là tụt hậu.

"Có hai điều doanh nghiệp cần biết khi triển khai sản phẩm trong metaverse. Đầu tiên, hãy bỏ qua quan điểm bi quan rằng metaverse đang chết dần và không mang lại lợi nhuận. Thứ hai, nhiều ông lớn vẫn đang tích cực tham gia vào metaverse để bán sản phẩm và đạt được hiệu quả tổng thể tại nơi làm việc", Giám đốc Hollerbach khẳng định.

METAVERSE CHO DOANH NGHIỆP

Giám đốc văn hóa đoàn thể tại Productsup Meike Jordan dự đoán rằng metaverse sẽ thay đổi mạnh mẽ những hoạt động thường ngày tại nơi làm việc. Công nghệ mới sẽ thay đổi cách các đội nhóm giao tiếp trong một thế giới hậu đại dịch.

Tạo ra một không gian ảo cho đội nhóm tương tác khi làm việc từ xa chỉ là “bề nổi của tảng băng”. Theo thời gian, metaverse có thể thay đổi cách nhân viên tiến hành kinh doanh, tham gia đào tạo và giao tiếp, cả trong nội bộ và bên ngoài, giám đốc Jordan nói thêm.

Tuy nhiên, metaverse vẫn là một thử nghiệm không chắc chắn. Hầu hết doanh nghiệp đã và đang phải đối mặt với lạm phát, bất ổn kinh tế và các quy định về quyền riêng tư, theo Nancy Smith, giám đốc điều hành tại công ty phân tích hỗn hợp thương mại Analytic Partners.

Trong năm nay, bà dự đoán metaverse sẽ không thể mở rộng, buộc các thương hiệu trở lại môi trường trải nghiệm thực tế. Mặc dù nhiều chuyên gia nhận định bắt buộc phải tham gia metaverse để khám phá và thử nghiệm, các kênh thực tế ảo sẽ không phải là con đường phù hợp nhất để thu hút khách hàng vào năm 2023.

CEO Analytic Partners nói: "Khách hàng gần như bị mất kết nối với cuộc sống xung quanh trong suốt 2 năm qua và thương hiệu nào có thể tận dụng trải nghiệm trực tiếp, hấp dẫn sẽ chiếm “thế thượng phong” trong năm tới".

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Các công ty cũng cần biết rằng thành công của metaverse sẽ không đến một cách nhanh chóng, Johan Liljeros, tổng giám đốc và cố vấn thương mại cấp cao công ty dịch vụ chiến lược thương mại đa kênh Avensia, đề xuất.

"Metaverse là một khoản đầu tư dài hạn. Lấy cột mốc là thế hệ gen Z và Alpha, metaverse sẽ phát triển vượt bậc khi hai thế hệ này trở thành lực lượng kinh tế chính trong xã hội", ông Liljeros nói với TechNewsWorld. Với những thế hệ Gen Y và X, ông tin rằng các thế hệ cũ sẽ sử dụng công nghệ xung quanh metaverse để trải nghiệm, du lịch / lữ hành, sức khỏe và mua sắm.

Vào tháng 10/2022, CEO Meta Mark Zuckerberg đã công bố tầm nhìn của Facebook về metaverse. Các động thái gần đây của gã khổng lồ công nghệ làm dấy lên nghi vấn công ty sẽ không tiếp tục đầu tư mạnh tay cho metaverse, sau khi ghi nhận thua lỗ trên thị trường chứng khoán và làn sóng sa thải đáng kể, ông Hollerbach nhận xét.

"Tuy nhiên, các thương hiệu cần nhận ra rằng metaverse là một quá trình chuyển đổi kỹ thuật số lớn, giống như Internet. Sau khi được thành lập, những người áp dụng sớm metaverse sẽ gặt hái được những lợi ích nhất định", ông lưu ý. "Mặt khác, Meta vừa tuyên bố sẽ chi 20% chi phí năm 2023 cho phát triển Reality Labs - nhóm metaverse của công ty".

Từ góc độ văn hóa công ty, metaverse mang đến cơ hội có thể giải quyết một thách thức lớn kể từ khi bắt đầu đại dịch - sự tương tác của nhân viên. Hầu hết nhân viên đều cảm thấy mệt mỏi khi nhìn chằm chằm và nói chuyện trên màn hình mà có rất ít hoặc không có cơ hội tương tác với nhau. 

"Với khả năng của metaverse, các hoạt động thường ngày có thể tiếp tục được tiến hành từ xa, nhưng khả năng 'metaversal' sẽ giúp các nhân viên tương tác chân thật hơn".

CÁC NHÂN TỐ CẦN THIẾT

Rõ ràng, các nhà tiếp thị và bán lẻ nhận ra tiềm năng rất lớn của metaverse. 

Một trong những lợi ích lớn nhất mà các doanh nghiệp có thể tin tưởng khi đầu tư vào metaverse là kiểm soát hoàn toàn sự hiện diện trực tuyến của sản phẩm. Khách hàng có thể tương tác với sản phẩm, nghiên cứu sứ mệnh - mục tiêu của thương hiệu, thậm chí chơi trò chơi ảo và giao lưu xã hội.

"Hiện tại, công nghệ để tạo ra trải nghiệm nhập vai như vậy vẫn đang được phát triển. Nhưng đây là lợi ích lớn nhất mà tôi thấy đối với các nhà bán lẻ trong không gian metaverse".

THAY ĐỔI NƠI LÀM VIỆC TRUYỀN THỐNG

Ông Hollerbach tự tin rằng sau hai năm sử dụng những ứng dụng phòng họp trực tuyến như Zoom, việc có thể tương tác với các nhân viên trong metaverse sẽ là một bổ sung đáng hoan nghênh trong hệ thống công nghệ của tổ chức.

Tuy nhiên, việc áp dụng metaverse vào hệ thống nên được thực hiện một cách có phương pháp. "Metaverse nên được sử dụng để thực sự mang lại giá trị cho nhân viên. Vẫn có rất ít ví dụ cụ thể về việc sử dụng 'metaversal' nhất quán trong các công ty", ông lưu ý.

Bằng cách từ từ đưa metaverse vào cấu trúc cốt lõi của công việc từ xa và dành thời gian để phân tích điều gì hiệu quả nhất cho tổ chức, nhân viên sẽ quen với việc sử dụng công nghệ và dễ tiếp thu hơn. Mục tiêu ngay từ đầu của công nghệ này là tăng mức độ kết nối trong tổ chức.

KHẢ NĂNG NGÂN SÁCH

Nhiều doanh nghiệp vẫn đang phát triển các công nghệ chính để biến sản phẩm metaverse cuối cùng thành hiện thực. Các công nghệ như 5G, AI, điện toán biên, AR và VR vẫn chưa đủ tiên tiến để tạo ra một môi trường ảo như mô tả của CEO Zuckerberg vào năm 2021.

Một khía cạnh khác thường không được đề cập đến là công nghệ này nên được bán với giá cả phải chăng. Nếu không, việc áp dụng metaverse sẽ là một quá trình khó khăn đối với các doanh nghiệp do hạn chế về ngân sách.

Điều kiện thị trường đang buộc các công ty phải tập trung nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh cốt lõi và dành ít thời gian hơn cho các thử nghiệm. Đây là rào cản chính dẫn đến sự chậm trễ trong kế hoạch áp dụng metaverse tại nhiều tổ chức.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con