Ôtô nội tiếp tục “tụt dốc”
Tháng thứ hai liên tiếp trong vòng một năm trở lại đây, sản lượng bán hàng của các hãng ôtô trong nước bị sụt giảm khá mạnh
Tháng thứ hai liên tiếp trong vòng một năm trở lại đây, sản lượng bán hàng của các hãng ôtô trong nước bị sụt giảm khá mạnh.
Thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, tổng sản lượng bán hàng của 16 hãng xe thành viên trong tháng 6/2008 chỉ đạt 9.749 chiếc, giảm 1.745 chiếc. Tháng trước, sản lượng bán hàng của các hãng xe này cũng đã giảm ở mức tương đương với 1.777 chiếc so với tháng 4/2008.
Trong đó hãng xe có doanh số cao nhất là Toyota có mức sụt giảm nhẹ từ 2.332 chiếc trong tháng 5/2008 xuống còn 2.282 chiếc trong tháng 6/2008. Với con số này, Toyota Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vị trí đầu bảng về sản lượng bán hàng.
Sự “tụt dốc” đáng kể nhất trong tháng 6 là doanh số của Trường Hải và Vinamotor. Cụ thể, sản lượng bán hàng tháng 6 của Vinamotor đã giảm tròn 500 chiếc, từ 1.932 chiếc xuống còn 1.432 chiếc; sản lượng bán hàng của Trường Hải có mức giảm thấp hơn với 445 chiếc, từ 2.124 chiếc xuống còn 1.679 chiếc.
Với sự sụt giảm của hai hãng xe này, sản lượng bán hàng nói chung của khối doanh nghiệp sản xuất ôtô có vốn đầu tư 100% trong nước với năm thành viên đã có sự sụt giảm đáng kể. Tiếp sau Vinamotor và Trường Hải, hãng xe nội địa lớn khác là Vinaxuki cũng bị “tụt dốc” về sản lượng bán hàng khi trong tháng 6/2008 chỉ đạt 554 chiếc, giảm 256 chiếc so với tháng 5/2008. Hai hãng xe còn lại có mức doanh số bán hàng không đáng kể, trong đó Vinacomin – Vinacoal đạt 34 chiếc (giảm đúng một nửa còn 17 chiếc) và Samco đạt 16 chiếc (tăng gần một nửa lên 28 chiếc).
Như vậy, thị trường ôtô nội tháng 6 đã chứng kiến sự sụt giảm gần như toàn diện của khối các nhà sản xuất ôtô trong nước. Còn ở khối các hãng xe liên doanh với 11 thành viên, sản lượng bán hàng nói chung không giảm đáng kể khi các mức tăng và giảm của các hãng xe gần như đủ để “bù đắp” cho nhau.
Ngoài sự sụt giảm của Toyota, các hãng xe liên doanh khác có sản lượng bán hàng tháng 6 thấp hơn tháng trước đó là Ford, Isuzu, Visuco (Suzuki), Vinastar (Mitsubishi), Vidamco (GM-Daewoo), VMC (Mazzda, Kia) và Mekong (Fiat, Ssangyong, PMC).
Cụ thể, Ford giảm 36 chiếc xuống còn 446 chiếc, Visuco giảm 65 chiếc xuống còn 265 chiếc, Vinastar giảm 54 chiếc xuống còn 236 chiếc, Vidamco giảm đáng kể nhất với 326 chiếc xuống còn 1.009 chiếc, VMC giảm 14 chiếc xuống còn 20 chiếc và Mekong giảm 42 chiếc xuống còn 198 chiếc.
Các liên doanh có sự tăng trưởng về sản lượng bán hàng là Honda với doanh số trong tháng 6/2008 đạt 790 chiếc (tăng 164 chiếc), Mercedes-Benz đạt 232 chiếc (tăng 21 chiếc) và hãng xe chuyên dụng Hino đạt 388 chiếc (tăng 104 chiếc).
Mặc dù có sự tụt dốc khá mạnh mẽ song nếu so với cùng kỳ, sản lượng bán hàng của các thành viên VAMA tháng 6/2008 vẫn tăng 60%. Nếu so cả 6 tháng đầu năm, mức tăng là 141%.
Sở dĩ có hai phép so sánh giữa các tháng liên tiếp và giữa cùng kỳ của hai năm liên tiếp để thấy được sức tác động của các chính sách lên ngành công nghiệp ôtô và thị trường ôtô Việt Nam.
Qua đó có thể thấy rằng sự sụt giảm về doanh số bán hàng tháng 6 chính là một biểu hiện thành công về chính sách hạn chế tiêu dùng ôtô trong bối cảnh lạm phát và nhập siêu cao, khi Bộ Tài chính đã hai lần tăng thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng dành cho ôtô lắp ráp.
Đồng thời, sự so sánh giữa cùng kỳ hai năm liên tiếp cũng cho thấy: dù có sự sụt giảm so với các tháng liền kề trước đó, song ngành công nghiệp sản xuất ôtô và thị trường ôtô Việt Nam năm 2007 vẫn đạt được những thành công đáng kể trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, tổng sản lượng bán hàng của 16 hãng xe thành viên trong tháng 6/2008 chỉ đạt 9.749 chiếc, giảm 1.745 chiếc. Tháng trước, sản lượng bán hàng của các hãng xe này cũng đã giảm ở mức tương đương với 1.777 chiếc so với tháng 4/2008.
Trong đó hãng xe có doanh số cao nhất là Toyota có mức sụt giảm nhẹ từ 2.332 chiếc trong tháng 5/2008 xuống còn 2.282 chiếc trong tháng 6/2008. Với con số này, Toyota Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vị trí đầu bảng về sản lượng bán hàng.
Sự “tụt dốc” đáng kể nhất trong tháng 6 là doanh số của Trường Hải và Vinamotor. Cụ thể, sản lượng bán hàng tháng 6 của Vinamotor đã giảm tròn 500 chiếc, từ 1.932 chiếc xuống còn 1.432 chiếc; sản lượng bán hàng của Trường Hải có mức giảm thấp hơn với 445 chiếc, từ 2.124 chiếc xuống còn 1.679 chiếc.
Với sự sụt giảm của hai hãng xe này, sản lượng bán hàng nói chung của khối doanh nghiệp sản xuất ôtô có vốn đầu tư 100% trong nước với năm thành viên đã có sự sụt giảm đáng kể. Tiếp sau Vinamotor và Trường Hải, hãng xe nội địa lớn khác là Vinaxuki cũng bị “tụt dốc” về sản lượng bán hàng khi trong tháng 6/2008 chỉ đạt 554 chiếc, giảm 256 chiếc so với tháng 5/2008. Hai hãng xe còn lại có mức doanh số bán hàng không đáng kể, trong đó Vinacomin – Vinacoal đạt 34 chiếc (giảm đúng một nửa còn 17 chiếc) và Samco đạt 16 chiếc (tăng gần một nửa lên 28 chiếc).
Như vậy, thị trường ôtô nội tháng 6 đã chứng kiến sự sụt giảm gần như toàn diện của khối các nhà sản xuất ôtô trong nước. Còn ở khối các hãng xe liên doanh với 11 thành viên, sản lượng bán hàng nói chung không giảm đáng kể khi các mức tăng và giảm của các hãng xe gần như đủ để “bù đắp” cho nhau.
Ngoài sự sụt giảm của Toyota, các hãng xe liên doanh khác có sản lượng bán hàng tháng 6 thấp hơn tháng trước đó là Ford, Isuzu, Visuco (Suzuki), Vinastar (Mitsubishi), Vidamco (GM-Daewoo), VMC (Mazzda, Kia) và Mekong (Fiat, Ssangyong, PMC).
Cụ thể, Ford giảm 36 chiếc xuống còn 446 chiếc, Visuco giảm 65 chiếc xuống còn 265 chiếc, Vinastar giảm 54 chiếc xuống còn 236 chiếc, Vidamco giảm đáng kể nhất với 326 chiếc xuống còn 1.009 chiếc, VMC giảm 14 chiếc xuống còn 20 chiếc và Mekong giảm 42 chiếc xuống còn 198 chiếc.
Các liên doanh có sự tăng trưởng về sản lượng bán hàng là Honda với doanh số trong tháng 6/2008 đạt 790 chiếc (tăng 164 chiếc), Mercedes-Benz đạt 232 chiếc (tăng 21 chiếc) và hãng xe chuyên dụng Hino đạt 388 chiếc (tăng 104 chiếc).
Mặc dù có sự tụt dốc khá mạnh mẽ song nếu so với cùng kỳ, sản lượng bán hàng của các thành viên VAMA tháng 6/2008 vẫn tăng 60%. Nếu so cả 6 tháng đầu năm, mức tăng là 141%.
Sở dĩ có hai phép so sánh giữa các tháng liên tiếp và giữa cùng kỳ của hai năm liên tiếp để thấy được sức tác động của các chính sách lên ngành công nghiệp ôtô và thị trường ôtô Việt Nam.
Qua đó có thể thấy rằng sự sụt giảm về doanh số bán hàng tháng 6 chính là một biểu hiện thành công về chính sách hạn chế tiêu dùng ôtô trong bối cảnh lạm phát và nhập siêu cao, khi Bộ Tài chính đã hai lần tăng thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng dành cho ôtô lắp ráp.
Đồng thời, sự so sánh giữa cùng kỳ hai năm liên tiếp cũng cho thấy: dù có sự sụt giảm so với các tháng liền kề trước đó, song ngành công nghiệp sản xuất ôtô và thị trường ôtô Việt Nam năm 2007 vẫn đạt được những thành công đáng kể trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức.