Sacombank tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu xây dựng hệ sinh thái số

Quỳnh Nguyễn
Chia sẻ

Với kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ cùng chiến lược tăng tốc chuyển đổi số, Sacombank vừa được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s điều chỉnh triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng từ “ổn định” thành “tích cực”…

Đại hội cổ đông thường niên năm tài chính 2022 của Sacombank hơn hơn 1.000 cổ đông tham dự.
Đại hội cổ đông thường niên năm tài chính 2022 của Sacombank hơn hơn 1.000 cổ đông tham dự.

Sacombank vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên theo hình thức trực tiếp và bỏ phiếu điện tử. Đại hội đã thông qua nhiều vấn đề quan trọng như báo cáo kết quả hoạt động; phương án phân phối lợi nhuận năm 2022; kế hoạch kinh doanh cũng như các mục tiêu, định hướng và chiến lược quản trị, điều hành năm 2023…

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ NĂM 2022 ĐẠT 6.334 TỶ ĐỒNG, TĂNG 44,1%

Vượt qua khó khăn chung của thị trường, Sacombank vẫn hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh của năm 2022. Cụ thể, tổng tài sản đạt 591.908 tỷ đồng, tăng 13,6%, trong đó, tài sản có sinh lời tăng 16%. Tổng thu nhập thuần đạt 26.141 tỷ đồng, tăng 47,7% so với năm trước. Trong đó, thu dịch vụ thuần đạt 5.194 tỷ đồng, tăng 19,6%. Lợi nhuận trước trích lập dự phòng rủi ro và phân bổ chi phí theo Đề án đạt hơn 19.900 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 6.339 tỷ đồng, tăng 44,1% so với năm trước, đạt 120% kế hoạch.

Tổng huy động đạt 519.312 tỷ đồng, tăng 11,8%, trong đó, 92,6% là huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư. Dư nợ tín dụng đạt 438.752 tỷ đồng, tăng trưởng 13% theo đúng hạn mức được Ngân hàng Nhà nước phân bổ. Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 0,93%, giảm 0,55% so với đầu năm. Các chỉ số an toàn hoạt động đều tuân thủ quy định tại mọi thời điểm và ngày càng cải thiện theo hướng an toàn, bền vững.

Năm 2022 cũng đánh dấu năm thứ 6 Sacombank thực hiện Đề án tái cơ cấu được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Ngân hàng đã xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng trong năm lên đến 15.886 tỷ đồng; nâng tổng doanh số thu hồi lũy kế kể từ khi triển khai Đề án lên gần 92.000 tỷ đồng, trong đó thuộc Đề án hơn 74.000 tỷ. Nợ xấu và tài sản tồn đọng thuộc Đề án giảm gần 73%, giảm tỷ trọng trong tổng tài sản khoảng 28% (năm 2016) xuống còn hơn 4%. Đặc biệt, Sacombank đã hoàn tất xử lý toàn bộ 21.576 tỷ đồng lãi dự thu thuộc Đề án.

TĂNG TỐC CHUYỂN ĐỔI SỐ - XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI

Bên cạnh các quyết sách kinh doanh nhạy bén, chiến lược chuyển đổi số mạnh mẽ là yếu tố quan trọng đóng góp vào thành quả của Ngân hàng. Hoạt động chuyển đổi số tại Sacombank lấy sự tiện ích của khách hàng làm mục tiêu cao nhất, tập trung vào 4 yếu tố cốt lõi: Hạ tầng công nghệ, Giải pháp số hóa toàn diện, Sản phẩm - dịch vụ số, Con người và tư duy số.

Cổ đông Sacombank tiến hành bỏ phiếu điện tử tại Đại hội.
Cổ đông Sacombank tiến hành bỏ phiếu điện tử tại Đại hội.

Sacombank chính thức đưa vào hoạt động Trung tâm chuyển đổi số từ năm 2021 và triển khai nhiều dự án, số hóa trọng điểm. Tính riêng trong năm 2022, hàng loạt dự án công nghệ được Sacombank khởi động và tiên phong ra mắt trên thị trường như dự án ngân hàng hợp kênh (Omnichanel), ứng dụng trí tuệ nhân tạo kết hợp hệ thống Trợ lý thông minh (Sari) trong tư vấn khách hàng, triển khai hệ thống máy chủ IBM LinuxOne, ra mắt thẻ tích hợp 1 chip…đồng thời nâng cấp hệ thống bảo mật nhằm mang đến trải nghiệm tối đa và an toàn cho khách hàng.

Nhờ những nỗ lực này, Sacombank sở hữu hệ khách hàng lên tới 15 triệu, trong đó 50% là khách hàng số. Số lượng giao dịch trên kênh số của Sacombank tăng trưởng gấp 5 lần trong giai đoạn 2018 - 2022, tăng trưởng bình quân 43%. Riêng năm 2022, 97% giao dịch tại Sacombank là các giao dịch số thông qua các kênh như Internet Banking, Mobie Banking và Ứng dụng quản lý tài chính Sacombank Pay.

Ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank phát biểu, khẳng định Sacombank sẽ tiếp tục đặt tâm huyết, sự linh hoạt và nhạy bén nhằm theo đuổi quyết liệt các mục tiêu hoạt động năm 2023.
Ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank phát biểu, khẳng định Sacombank sẽ tiếp tục đặt tâm huyết, sự linh hoạt và nhạy bén nhằm theo đuổi quyết liệt các mục tiêu hoạt động năm 2023.

Tại Đại hội, ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank, khẳng định: “Định hướng chiến lược trong năm 2023 của Sacombank là Tăng tốc chuyển đổi số - Xây dựng hệ sinh thái kinh doanh. Ngân hàng đồng thời không ngừng gia tăng quy mô và hiệu quả hoạt động của các đơn vị trên toàn hệ thống, đảm bảo hoạt động an toàn hiệu quả”. Quan trọng hơn hết, Sacombank sẽ tập trung giảm tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 2%; hoàn thành Đề án tái cơ cấu sau sáp nhập, thực hiện các thủ tục để chia cổ tức cho cổ đông dựa trên nguồn lợi nhuận giữ lại nhằm gia tăng năng lực tài chính, đưa Sacombank trở lại vị thế là Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

XẾP HẠNG TÍN NHIỆM SACOMBANK TỪ “ỔN ĐỊNH” LÊN “TÍCH CỰC”

Với kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ cùng chiến lược tăng tốc chuyển đổi số, Sacombank vừa được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s điều chỉnh triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng từ “ổn định” thành “tích cực”.

Sự điều chỉnh lần này phản ánh nhận định của Moody’s về năng lực tín dụng liên tục được cải thiện nhờ xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng của Sacombank. Cũng theo đó, chất lượng tài sản (Asset Risk) của Sacombank được nâng 1 bậc từ caa1 lên b3.

Ngoài ra, Moody’s cũng đánh giá Sacombank có tỷ lệ phụ thuộc vào nguồn vốn liên ngân hàng nhỏ nhất trong các ngân hàng được hãng xếp hạng. Moody’s cũng đã tái xác nhận xếp hạng tiền gửi dài hạn và nhà phát hành của Sacombank ở bậc B3 nhờ những nỗ lực thực hiện chiến lược tái cơ cấu của ngân hàng. Tổ chức này cũng đưa ra những dự đoán tích cực về khả năng tăng hạng của Sacombank trong 12-18 tháng tới.

Kết thúc quý 1/2023, lợi nhuận trước dự phòng Đề án của Sacombank đạt hơn 3.400 tỷ đồng, sau khi trích lập dự phòng rủi ro và phân bổ chi phí theo Đề án, lợi nhuận trước thuế đạt 2.383 tỷ đồng, tăng 49,9% so cùng kỳ năm trước; tổng tài sản 596.694 tỷ đồng, tăng 0,8% so với đầu năm; tổng huy động 529.500 tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm; tổng dư nợ tín dụng 448.531 tỷ đồng, tăng 2,2% so với đầu năm; tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,11%, kiểm soát dưới 2%.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con