Startup Đông Nam Á ứng dụng công nghệ độc đáo xử lý rác thải, “ứng cứu” môi trường

Hoàng Hà
Chia sẻ

Nhiều công ty khởi nghiệp đang triển khai các công nghệ tái chế sáng tạo để giải quyết những thách thức xử lý các loại vật liệu phức tạp...

Đối mặt với tình trạng rác thải, đặc biệt là rác thải điện tử, nhiều công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á đã sáng tạo ra các sáng kiến, công nghệ tái chế vật liệu để giải quyết thách thức phát triển môi trường bền vững. Theo Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy (NTNU), công nghệ vật liệu liên quan đến việc nghiên cứu các loại vật liệu khác nhau - chẳng hạn như nhựa, kim loại và gốm sứ - để hiểu các đặc tính của chúng và sử dụng các vật liệu thô này tạo ra các ứng dụng mới với hình dạng và kích cỡ khác nhau, nhằm mang lại những công dụng hữu ích mới.

Nghiên cứu của Statista cho thấy khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APAC) là khu vực hàng đầu tạo ra khối lượng rác thải toàn cầu, chiếm hơn một nửa sản lượng nhựa của thế giới. Hơn nữa, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là nhà nhập khẩu rác thải nhựa hàng đầu toàn cầu từ Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.

Không có các phương pháp xử lý rác thải tốt nhất, khu vực ASEAN trở thành một nhân tố góp phần đáng kể vào ô nhiễm môi trường. 75% chất thải kết thúc ở các bãi rác lộ thiên, số khác ở các bãi chôn lấp hoặc vào các lò đốt rác. Những phương pháp này gây ô nhiễm đất, hệ thống nước và không khí. Ngoài Singapore, mọi quốc gia khác trong ASEAN đều có tỷ lệ tái chế dưới 50%.

ỨNG DỤNG ROBOT, INTERNET OF THINGS VÀO GIẢI PHÁP TÁI CHẾ RÁC THẢI

Nhiều công ty khởi nghiệp hiện đang triển khai các công nghệ tái chế sáng tạo để giải quyết những thách thức xử lý các loại vật liệu phức tạp. Theo một bài viết trên tờ Guardian, việc tìm ra cách tái chế nhựa có thể mang lại doanh thu hơn 80 tỷ USD.

Hơn nữa, các công ty lớn đang phát triển các vật liệu thay thế dựa trên nền thực vật, để thay thế nhựa. Những chất dẻo dựa trên thực vật này không gây nguy hiểm cho đất hoặc hệ thống nước khi được xử lý đúng cách.

Công ty nghiên cứu StartUs Insights xác định một số công nghệ tái chế nổi bật vào năm 2023, như tái chế cơ khí, sử dụng robot tái chế để tránh ô nhiễm rác thải, giảm nhu cầu nhân công bằng cách tự động hóa các hoạt động và áp dụng các giải pháp trí tuệ nhân tạo để phân loại các vật liệu khác nhau. Việc sử dụng robot giúp tăng hiệu quả, giảm lỗi, tăng cường kiểm soát chất lượng và cắt giảm chi phí vận hành. Một số công ty toàn cầu cung cấp phương tiện tái chế tự động thay thế hệ thống rác địa phương.

Ngoài ra, phương pháp quản lý chất thải bằng công nghệ Internet of Things cũng được ứng dụng mạnh mẽ. Internet of Things (IoT) cung cấp nhiều giải pháp, bao gồm cả việc quản lý rác thải hiệu quả hơn. Các công ty khởi nghiệp có thể sử dụng các cảm biến cho thùng rác của họ, thiết lập các trạm tái chế, giám sát các thùng chứa rác và tạo các báo cáo kỹ thuật số về thu gom rác thải, từ đó hợp lý hóa hoạt động hậu cần chất thải.

Ứng dụng IoT, các công ty tái chế có thể biết khi nào thì thùng rác đầy và thông báo cho người thu gom rác, tối ưu hóa tần suất đổ rác.

Startup Đông Nam Á ứng dụng công nghệ độc đáo xử lý rác thải, “ứng cứu” môi trường - Ảnh 1

CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU ĐỘC ĐÁO CỦA CÁC CÔNG TY KHỞI NGHIỆP 

Các công ty khởi nghiệp trong khu vực tiếp tục đổi mới các giải pháp độc đáo để quản lý rác thải và bảo vệ môi trường. Startup Alterpacks có trụ sở tại Singapore đã ra sáng kiến biến rác thải thực phẩm thành các gói có thể phân hủy sinh học, chống lại việc sử dụng túi nhựa tràn lan. Startup này cũng sản xuất hộp đựng thức ăn sử dụng ngũ cốc - như lúa mạch và mạch nha - được nhiều nhà sản xuất sử dụng.

Trong khi đó, startup Octopus có trụ sở tại Indonesia là một nền tảng kinh tế tuần hoàn tập trung vào việc tái sử dụng các sản phẩm để bảo vệ môi trường. Đây là một nền tảng hậu cần đảo ngược cho phép các nhà sản xuất theo dõi và thu thập các sản phẩm có thể tái chế và không thể tái chế của họ sau khi sử dụng.

Vào năm 2022, công ty đã nhận được 5 triệu USD rót vốn để tăng cường nỗ lực thu gom rác thải và mở rộng sang các lĩnh vực khác.

Hành trình phát triển bền vững liên quan đến cam kết giải quyết các thách thức về tái chế, giảm rác thải và đảm bảo các giải pháp thân thiện với môi trường hơn. Các công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á, sử dụng công nghệ vật liệu và với sự hỗ trợ của chính phủ, hợp tác khu vực, diễn đàn giáo dục cộng đồng và đầu tư, có thể biến rác thải thành cơ hội kinh tế và sản phẩm tốt cho mẹ thiên nhiên.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con