“Sửa thuế để định hướng tiêu dùng”
Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế nói về những điểm quan trọng trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi đang được gấp rút hoàn chỉnh để trình Quốc hội phê chuẩn.
Tuy nhiên, dù đã có nhiều chỉnh sửa nhằm phù hợp với thực trạng của nền kinh tế cũng như xu thế hội nhập, nhưng vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về dự thảo sửa đổi lần này.
Để làm rõ hơn về mục đích cũng như tiêu chí sửa đổi, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Văn Trường, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính).
Sửa để định hướng tiêu dùng
Thuế Tiêu thụ đặc biệt mới được sửa đổi lần thứ hai cách đây chưa lâu. Tại sao lại phải tiếp tục sửa đổi tiếp, thưa ông?
Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt ra đời năm 1998, được sửa đổi lần thứ nhất vào năm 2003, lần thứ hai vào năm 2005. Tuy nhiên, ngay cả trong lần sửa đổi mới đây thì luật vẫn chưa bao quát được hết đối tượng chịu thuế, chẳng hạn như: xe mô tô từ 175cc trở lên, máy bay, du thuyền không dùng cho mục đích kinh doanh…
Ngoài ra, luật hiện hành cũng chưa bao quát hết các trường hợp không thuộc diện chịu thuế như: ôtô phục vụ cho mục đích công cộng, xe cứu thương, xe chở phạm nhân, hàng hóa nhập khẩu vào khu phi thuế quan… Đây là những loại hàng hóa cần phải được đưa ra khỏi diện phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nói một cách khái quát thì, mục tiêu sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt lần này là nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, góp phần định hướng sản xuất và tiêu dùng của xã hội, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng, đồng thời đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Vậy, cụ thể sẽ có những điểm mới nào trong dự thảo sửa đổi lần này, thưa ông?
Đối với mặt hàng ôtô, sẽ bổ sung ôtô dưới 24 chỗ ngồi thiết kế vừa chở người vừa chở hàng vào diện chịu thuế. Còn xe mô tô thì sẽ bổ sung loại xe có dung tích 175cc trở lên vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Ngoài ra, theo quy định hiện hành, ôtô dưới 24 chỗ ngồi thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; trong đó, phân ra làm 3 nhóm: từ 5 chỗ ngồi trở xuống; từ 6 đến 15 chỗ và từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi.
Dự thảo luật sửa đổi dự kiến thay đổi cách phân nhóm ứng với từng thuế suất: dưới 10 chỗ ngồi; từ 10 đến dưới 16 chỗ ngồi và từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi; riêng xe ôtô dưới 10 chỗ ngồi sẽ chia chi tiết hơn nữa theo dung tích xi lanh nhằm khuyến khích sử dụng tiết kiệm nhiên liệu: loại có dung tích xi lanh từ 2.000cc trở xuống; loại dung tích trên 2.000cc đến 3.000cc và loại dung tích trên 3.000cc.
Đối với mặt hàng thuốc lá thì sẽ bổ sung “các chế phẩm từ lá thuốc lá” vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, nhằm bao quát hết các chế phẩm khác từ lá thuốc lá.
Luật sửa đổi cũng sẽ bổ sung máy bay và du thuyền vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Còn một số loại hàng hóa khác như đã kể trên thì cần phải đưa ra khỏi diện phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Ngoài ra, mức thuế suất đối với mỗi loại hàng hóa cụ thể cũng sẽ có sự điều chỉnh tương ứng trong lần sửa đổi này, với mức thuế suất dự kiến sẽ dao động trong khoảng 15% - 70%.
Đặc biệt, dự thảo sửa đổi lần này sẽ có sự thay đổi hoàn toàn trong giá tính thuế. Theo đó, thay vì áp giá tính thuế là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt; còn đối với hàng hóa nhập khẩu là giá túnh thuế nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu.
Giá tính thuế trong dự thảo sửa đổi lần này sẽ áp dụng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán của cơ sở sản xuất, giá nhập khẩu chưa bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt và gồm cả giá trị bao bì, nếu có.
Ông vừa nói, sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt là để nhằm định hướng tiêu dùng. Vì sao cần phải như thế, thưa ông?
Hiện nay, chủ trương của chúng ta là không khuyến khích người dân sử dụng những loại hàng hóa xa xỉ, chẳng hạn như: xe ôtô 4 chỗ ngồi, xe môtô phân khối lớn…vì nó lãng phí và tiêu tốn nhiên liệu.
Nhưng nếu cá nhân có điều kiện chi trả được thì Nhà nước sẽ thu thuế thật cao lên để lấy khoản đấy chi trả cho mục đích công ích khác.
Nhưng, mục tiêu của chúng ta là phấn đấu để đưa mức sống của người dân ngày càng cao hơn?
Đúng như vậy. Đó là mục tiêu của bất kỳ chính phủ nào. Tuy nhiên, tiêu dùng của xã hội bắt buộc phải phụ thuộc vào mức thu nhập bình quân của xã hội. Nếu thu nhập bình quân là 200 USD chẳng hạn thì tiêu dùng cũng phải ở mức đấy. Còn thu nhập hàng nghìn USD thì tiêu dùng mới cho phép ở mức ấy được.
Nền kinh tế của chúng ta còn ở mức thấp, mặt bằng chung trong thu nhập và tiêu dùng chưa phải đã quá cao nên việc tiêu dùng những hàng hóa xa xỉ là chưa hợp lý và cần thiết. Vì vậy, việc sửa thuế tiêu thụ đặc biệt để định hướng tiêu dùng là cần phải được thực hiện để mang lại lợi ich cho xã hội nói chung.
Nhưng hiện nay có nhiều người dân cũng chỉ đủ tiền mua một chiếc xe theo đúng giá sản xuất của nó, thưa ông?
Chính phủ chúng ta không bắt buộc mọi người dân phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt. Nhưng Chính phủ đã tuyên bố trước là, nếu mỗi cá nhân mua một chiếc xe trong diện chịu thuế tiêu thu đặc biệt, thì người đó phải đóng một khoản thuế nhất định.
Đó là một điều hoàn toàn tự nguyện và đúng pháp luật, đồng thời cũng đảm bảo được tính công bằng và điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
Một trong những điểm mới của dự thảo lần này là đánh thuế theo dung tích máy và áp dụng chung cho các loại xe. Tại sao không tính luôn trên giá nhập khẩu xe?
Thực tế thi hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt cho thấy, loại xe được sử dụng nhiều cho tiêu dùng cá nhân là xe dưới 10 chỗ. Công năng của nhóm xe từ 5 chỗ trở xuống và từ 6 đến 9 chỗ theo phân loại hiện hành thực ra là như nhau.
Các nước trong khu vực xung quanh Việt Nam như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc cũng xếp các loại xe dưới 10 chỗ ngồi vào cùng 1 nhóm. Do đó, dự thảo Luật sửa đổi cũng xếp các loại xe dưới 10 chỗ ngồi cùng một nhóm.
Bên cạnh sử dụng tiêu chí chỗ ngồi, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô dưới 10 chỗ ngồi còn được quy định chi tiết theo dung tích máy; không sử dụng tiêu chí loại xe, nhãn mác xe vì số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá xe chưa có thuế.
Do đó, xe có chất lượng cao, trang bị các vật tư đắt tiền, giá xe sẽ cao như vậy thì sẽ phải trả thuế nhiều hơn các loại xe "bình dân". Số tiền thuế phải nộp bằng 50% của xe 400 triệu đồng khác với số tiền thuế phải nộp cùng mức 50% của xe có giá 1 tỷ đồng. Quy định như dự thảo vẫn đảm bảo bình đẳng.
Tiếp tục đánh thuế cao với bia hơi?
Nhiều ý kiến cho rằng, luật thuế sửa đổi lần này chủ yếu tính thuế theo mục đích sử dụng nên rất khó khả thi và phức tạp trong quản lý, thưa ông?
Đúng vậy. Về nguyên tắc, nếu đánh thuế theo mục đích sử dụng thì rất khó trong việc quản lý. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, chúng tôi thấy có thể phân biệt được, có thể quản lý được, bởi thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế nhằm vào tiêu dùng mang tính cá nhân.
Chẳng hạn như máy bay thì cũng mới chỉ có một người có, còn du thuyền thì chưa biết đã ai có hay không.
Còn về mặt hàng bia hơi, nhiều người cho rằng, nên đưa ra khỏi diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vì đó là một mặt hàng khá “bình dân”, thưa ông?
Sau khi xem xét, cân nhắc thì ban soạn thảo nhận thấy, dù là mặt hàng khá phổ biến đối với nhiều người dân nhưng đây vẫn là hàng hóa Chính phủ không khuyến khích sử dụng, và xét trên một khía cạnh nào đấy thì những tác hại của nó vẫn là không nhỏ.
Vì vậy, Chính phủ đã thống nhất trình Quốc hội là không những không đưa bia hơi ra khỏi diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà còn sẽ tăng thuế suất từ 30% lên 40%, nhằm hạn chế người sử dụng sản phẩm này nói riêng và bia rượu nói chung.
Cũng vì thế nên mới đây, Hiệp hội Bia và Nước giải khát đã có kiến nghị là nên sử dụng một tên gọi khác cho bia hơi và coi bia hơi là đồ uống giải khát, để không bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, tránh được nguy cơ gây nhiều khó khăn cho sản xuất, người tiêu dùng thu nhập trung bình, thấp vẫn có điều kiện dùng sản phẩm, đảm bảo được cả mục tiêu về kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, đề xuất này cũng cần phải được xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi có quyết định cuối cùng.
Tuy nhiên, dù đã có nhiều chỉnh sửa nhằm phù hợp với thực trạng của nền kinh tế cũng như xu thế hội nhập, nhưng vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về dự thảo sửa đổi lần này.
Để làm rõ hơn về mục đích cũng như tiêu chí sửa đổi, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Văn Trường, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính).
Sửa để định hướng tiêu dùng
Thuế Tiêu thụ đặc biệt mới được sửa đổi lần thứ hai cách đây chưa lâu. Tại sao lại phải tiếp tục sửa đổi tiếp, thưa ông?
Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt ra đời năm 1998, được sửa đổi lần thứ nhất vào năm 2003, lần thứ hai vào năm 2005. Tuy nhiên, ngay cả trong lần sửa đổi mới đây thì luật vẫn chưa bao quát được hết đối tượng chịu thuế, chẳng hạn như: xe mô tô từ 175cc trở lên, máy bay, du thuyền không dùng cho mục đích kinh doanh…
Ngoài ra, luật hiện hành cũng chưa bao quát hết các trường hợp không thuộc diện chịu thuế như: ôtô phục vụ cho mục đích công cộng, xe cứu thương, xe chở phạm nhân, hàng hóa nhập khẩu vào khu phi thuế quan… Đây là những loại hàng hóa cần phải được đưa ra khỏi diện phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nói một cách khái quát thì, mục tiêu sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt lần này là nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, góp phần định hướng sản xuất và tiêu dùng của xã hội, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng, đồng thời đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Vậy, cụ thể sẽ có những điểm mới nào trong dự thảo sửa đổi lần này, thưa ông?
Đối với mặt hàng ôtô, sẽ bổ sung ôtô dưới 24 chỗ ngồi thiết kế vừa chở người vừa chở hàng vào diện chịu thuế. Còn xe mô tô thì sẽ bổ sung loại xe có dung tích 175cc trở lên vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Ngoài ra, theo quy định hiện hành, ôtô dưới 24 chỗ ngồi thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; trong đó, phân ra làm 3 nhóm: từ 5 chỗ ngồi trở xuống; từ 6 đến 15 chỗ và từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi.
Dự thảo luật sửa đổi dự kiến thay đổi cách phân nhóm ứng với từng thuế suất: dưới 10 chỗ ngồi; từ 10 đến dưới 16 chỗ ngồi và từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi; riêng xe ôtô dưới 10 chỗ ngồi sẽ chia chi tiết hơn nữa theo dung tích xi lanh nhằm khuyến khích sử dụng tiết kiệm nhiên liệu: loại có dung tích xi lanh từ 2.000cc trở xuống; loại dung tích trên 2.000cc đến 3.000cc và loại dung tích trên 3.000cc.
Đối với mặt hàng thuốc lá thì sẽ bổ sung “các chế phẩm từ lá thuốc lá” vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, nhằm bao quát hết các chế phẩm khác từ lá thuốc lá.
Luật sửa đổi cũng sẽ bổ sung máy bay và du thuyền vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Còn một số loại hàng hóa khác như đã kể trên thì cần phải đưa ra khỏi diện phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Ngoài ra, mức thuế suất đối với mỗi loại hàng hóa cụ thể cũng sẽ có sự điều chỉnh tương ứng trong lần sửa đổi này, với mức thuế suất dự kiến sẽ dao động trong khoảng 15% - 70%.
Đặc biệt, dự thảo sửa đổi lần này sẽ có sự thay đổi hoàn toàn trong giá tính thuế. Theo đó, thay vì áp giá tính thuế là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt; còn đối với hàng hóa nhập khẩu là giá túnh thuế nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu.
Giá tính thuế trong dự thảo sửa đổi lần này sẽ áp dụng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán của cơ sở sản xuất, giá nhập khẩu chưa bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt và gồm cả giá trị bao bì, nếu có.
Ông vừa nói, sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt là để nhằm định hướng tiêu dùng. Vì sao cần phải như thế, thưa ông?
Hiện nay, chủ trương của chúng ta là không khuyến khích người dân sử dụng những loại hàng hóa xa xỉ, chẳng hạn như: xe ôtô 4 chỗ ngồi, xe môtô phân khối lớn…vì nó lãng phí và tiêu tốn nhiên liệu.
Nhưng nếu cá nhân có điều kiện chi trả được thì Nhà nước sẽ thu thuế thật cao lên để lấy khoản đấy chi trả cho mục đích công ích khác.
Nhưng, mục tiêu của chúng ta là phấn đấu để đưa mức sống của người dân ngày càng cao hơn?
Đúng như vậy. Đó là mục tiêu của bất kỳ chính phủ nào. Tuy nhiên, tiêu dùng của xã hội bắt buộc phải phụ thuộc vào mức thu nhập bình quân của xã hội. Nếu thu nhập bình quân là 200 USD chẳng hạn thì tiêu dùng cũng phải ở mức đấy. Còn thu nhập hàng nghìn USD thì tiêu dùng mới cho phép ở mức ấy được.
Nền kinh tế của chúng ta còn ở mức thấp, mặt bằng chung trong thu nhập và tiêu dùng chưa phải đã quá cao nên việc tiêu dùng những hàng hóa xa xỉ là chưa hợp lý và cần thiết. Vì vậy, việc sửa thuế tiêu thụ đặc biệt để định hướng tiêu dùng là cần phải được thực hiện để mang lại lợi ich cho xã hội nói chung.
Nhưng hiện nay có nhiều người dân cũng chỉ đủ tiền mua một chiếc xe theo đúng giá sản xuất của nó, thưa ông?
Chính phủ chúng ta không bắt buộc mọi người dân phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt. Nhưng Chính phủ đã tuyên bố trước là, nếu mỗi cá nhân mua một chiếc xe trong diện chịu thuế tiêu thu đặc biệt, thì người đó phải đóng một khoản thuế nhất định.
Đó là một điều hoàn toàn tự nguyện và đúng pháp luật, đồng thời cũng đảm bảo được tính công bằng và điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
Một trong những điểm mới của dự thảo lần này là đánh thuế theo dung tích máy và áp dụng chung cho các loại xe. Tại sao không tính luôn trên giá nhập khẩu xe?
Thực tế thi hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt cho thấy, loại xe được sử dụng nhiều cho tiêu dùng cá nhân là xe dưới 10 chỗ. Công năng của nhóm xe từ 5 chỗ trở xuống và từ 6 đến 9 chỗ theo phân loại hiện hành thực ra là như nhau.
Các nước trong khu vực xung quanh Việt Nam như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc cũng xếp các loại xe dưới 10 chỗ ngồi vào cùng 1 nhóm. Do đó, dự thảo Luật sửa đổi cũng xếp các loại xe dưới 10 chỗ ngồi cùng một nhóm.
Bên cạnh sử dụng tiêu chí chỗ ngồi, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô dưới 10 chỗ ngồi còn được quy định chi tiết theo dung tích máy; không sử dụng tiêu chí loại xe, nhãn mác xe vì số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá xe chưa có thuế.
Do đó, xe có chất lượng cao, trang bị các vật tư đắt tiền, giá xe sẽ cao như vậy thì sẽ phải trả thuế nhiều hơn các loại xe "bình dân". Số tiền thuế phải nộp bằng 50% của xe 400 triệu đồng khác với số tiền thuế phải nộp cùng mức 50% của xe có giá 1 tỷ đồng. Quy định như dự thảo vẫn đảm bảo bình đẳng.
Tiếp tục đánh thuế cao với bia hơi?
Nhiều ý kiến cho rằng, luật thuế sửa đổi lần này chủ yếu tính thuế theo mục đích sử dụng nên rất khó khả thi và phức tạp trong quản lý, thưa ông?
Đúng vậy. Về nguyên tắc, nếu đánh thuế theo mục đích sử dụng thì rất khó trong việc quản lý. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, chúng tôi thấy có thể phân biệt được, có thể quản lý được, bởi thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế nhằm vào tiêu dùng mang tính cá nhân.
Chẳng hạn như máy bay thì cũng mới chỉ có một người có, còn du thuyền thì chưa biết đã ai có hay không.
Còn về mặt hàng bia hơi, nhiều người cho rằng, nên đưa ra khỏi diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vì đó là một mặt hàng khá “bình dân”, thưa ông?
Sau khi xem xét, cân nhắc thì ban soạn thảo nhận thấy, dù là mặt hàng khá phổ biến đối với nhiều người dân nhưng đây vẫn là hàng hóa Chính phủ không khuyến khích sử dụng, và xét trên một khía cạnh nào đấy thì những tác hại của nó vẫn là không nhỏ.
Vì vậy, Chính phủ đã thống nhất trình Quốc hội là không những không đưa bia hơi ra khỏi diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà còn sẽ tăng thuế suất từ 30% lên 40%, nhằm hạn chế người sử dụng sản phẩm này nói riêng và bia rượu nói chung.
Cũng vì thế nên mới đây, Hiệp hội Bia và Nước giải khát đã có kiến nghị là nên sử dụng một tên gọi khác cho bia hơi và coi bia hơi là đồ uống giải khát, để không bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, tránh được nguy cơ gây nhiều khó khăn cho sản xuất, người tiêu dùng thu nhập trung bình, thấp vẫn có điều kiện dùng sản phẩm, đảm bảo được cả mục tiêu về kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, đề xuất này cũng cần phải được xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi có quyết định cuối cùng.