“Lướt” Ford Fiesta ở Phuket

Đức Thọ
Dù nằm trong phân khúc xe nhỏ song khi “lướt” ở tốc độ cao, Ford Fiesta vẫn đem lại cảm giác đầm chắc và mạnh mẽ
Fiesta đã tạo được ấn tượng khá tốt trên chặng đường lái thử ở Phuket, Thái Lan.
Fiesta đã tạo được ấn tượng khá tốt trên chặng đường lái thử ở Phuket, Thái Lan.
Dù nằm trong phân khúc hạng B (xe nhỏ) song khi “lướt” ở tốc độ cao, Ford Fiesta vẫn đem lại cảm giác đầm chắc và mạnh mẽ đến khó ngờ.

Có lẽ một trong những điều kiện quan trọng tạo tiền đề thuận lợi cho một “cuộc đua” nhỏ giữa các nhà báo chuyên viết về ôtô trên các phiên bản Fiesta chính là điều kiện giao thông thông thoáng, mặt đường tiêu chuẩn và đặc biệt là có xe cảnh sát dẫn đường.

Khởi đầu chặng đường lái thử có độ dài 240 km vòng quanh đảo du lịch Phuket (Thái Lan), tưởng như thách thức tốc độ 180 km/giờ mà một thành viên trong đoàn nhà báo Việt Nam đặt ra là quá sức với chiếc xe nhỏ như Fiesta, song thách thức đó đã dễ dàng bị khuất phục.

Khi đã được xe cảnh sát “dọn cỗ”, lần lượt từng chiếc Fiesta do các nhà báo Việt Nam cầm lái lùi dần lại phía sau để tăng tốc. Ngay sau khi chiếc xe đầu tiên thông báo đạt tốc độ 180 km/giờ qua bộ đàm, các thành viên còn lại trong đoàn lần lượt công bố… vượt ngưỡng. Tốc độ cao nhất mà nhóm chạy thử Fiesta đạt được là 191 km/giờ theo thông số đo của thiết bị GPS gắn trên xe. Theo các nhân viên Ford Thái Lan, tốc độ thực tế mà xe đạt được có thể cao hơn so với kết quả đo của GPS 10 - 15 km/giờ.

Tất nhiên, việc tạo ra một cuộc đua nhỏ không nhằm mục tiêu xem ai nhất, ai nhì mà để người cầm lái có thể cảm nhận được sức mạnh thực sự của mẫu xe nhỏ đang làm mưa làm gió tại thị trường châu Âu và Bắc Mỹ.

10 chiếc Fiesta được đưa ra lái thử đều được sản xuất tại nhà máy Ford AutoAlliance, Rayong - Thái Lan, trong đó có đủ các phiên bản động cơ 4 xi-lanh Duratec 1.6 lít Ti-VCT và Duratec 1.4 lít cùng hai kiểu thiết kế hatchback 5 cửa và sedan 4 cửa. Với sự chênh lệch về dung tích xi-lanh, việc các thành viên trong đoàn tạo nên sự khác biệt về tốc độ và khả năng tăng tốc là điều dễ hiểu.

Điểm đáng chú ý là vì sao Ford Đông Nam Á tạo điều kiện để các phóng viên đến từ 10 quốc gia trong khu vực “phạm luật” với tốc độ quá mức cho phép, đồng thời không khống chế theo một số quy tắc lái xe? Câu trả lời một phần nằm ở thiết kế khung gầm chắc chắn và các công nghệ, thiết bị an toàn trang bị trên xe, từ đó người cầm lái có thể có được cảm nhận chân thực nhất về một chiếc xe.

Chẳng hạn khi một thành viên trong đoàn đánh lái để cua qua một khúc quanh với tốc độ 100 km/giờ, chiếc Fiesta hatchback 5 cửa 1.6 lít gần như không cho thấy dấu hiệu bị lật hoặc trượt. Đó là kết quả có được nhờ hệ thống cân bằng điện tử (ESP) vốn chỉ được trang bị trên các loại xe cao cấp cùng cấu trúc thân xe vững chắc với 55% cấu trúc xe sử dụng thép chịu lực cao với thép boron siêu cứng gia cố nhiều vị trí quan trọng. Ngoài ESP, Fiesta còn được trang bị nhiều thiết bị an toàn khác như chống bó cứng phanh (ABS), phân phối lực phanh điện tử (EBD)…

Ford Fiesta hiện đang nằm trong top 10 mẫu xe bán chạy nhất thế giới. Dự kiến, mẫu xe hạng nhỏ ăn khách này sẽ chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam trong quý 2/2011.

Một số hình ảnh về chuyến lái thử xe Fiesta tại Phuket, Thái Lan:

“Lướt” Ford Fiesta ở Phuket - Ảnh 1

“Lướt” Ford Fiesta ở Phuket - Ảnh 2

“Lướt” Ford Fiesta ở Phuket - Ảnh 3

“Lướt” Ford Fiesta ở Phuket - Ảnh 4

“Lướt” Ford Fiesta ở Phuket - Ảnh 5

“Lướt” Ford Fiesta ở Phuket - Ảnh 6

“Lướt” Ford Fiesta ở Phuket - Ảnh 7

“Lướt” Ford Fiesta ở Phuket - Ảnh 8

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.