Vì sao ngân hàng điều lượng vốn lớn về Quảng Nam?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lý giải các điểm hấp dẫn đối với nhà đầu tư vào Quảng Nam
Ngày 26/3, tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Quảng Nam năm 2017, cùng với các nhà đầu tư, các ngân hàng thương mại cùng cam kết tài trợ lượng vốn lớn bên cạnh nguồn điều chuyển thời gian qua.
Nợ xấu rất thấp
Tại hội nghị này, 6 ngân hàng thương mại (gồm Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội) đã cam kết tài trợ hơn 26.000 tỷ đồng cho 10 dự án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam.
Đó là lượng vốn rất lớn so với quy mô tổng dư nợ tín dụng hiện có tại địa bàn này.
Cụ thể, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 28/2/2017, tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng tại địa bàn Quảng Nam ước đạt 46.031,83 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,82% so với toàn quốc, tăng 1,51% so với tháng trước. Trong đó, dư nợ cho vay bằng VND chiếm 91,76% tổng dư nợ cho vay; dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm 52,18% tổng dư nợ cho vay.
Theo đó, chỉ riêng lượng vốn 6 ngân hàng trên cam kết cho 10 dự án mới đã bằng khoảng 56% tổng dư nợ hiện có.
Đáng chú ý, một phần khá lớn nguồn vốn được các tổ chức tín dụng điều chuyển từ các nơi khác về đáp ứng cho nhu cầu tại Quảng Nam trong thời gian qua. Bởi theo Ngân hàng Nhà nước, so với tổng dư nợ 46.031,83 tỷ đồng, lượng vốn các tổ chức tín dụng huy động được tại chỗ ước tính đến 28/2/2017 mới đáp ứng được 38.268 tỷ đồng.
Hoạt động điều chuyển vốn về Quảng Nam có thuận lợi trước hết ở chất lượng an toàn tín dụng. Ước tính đến cuối tháng 2/2017, đây là một trong những địa bàn trên cả nước có tỷ lệ nợ xấu ở mức nhất, chỉ chiếm 0,72% tổng dư nợ. Thậm chí ở lĩnh vực cho vay thông thường, tập trung cho lĩnh vực thương mại và dịch vụ, tỷ lệ nợ xấu rất thấp, chỉ ở mức 0,42%.
Những năm gần đây, Quảng Nam là một trong những địa bàn trọng điểm triển khai các chương trình tín dụng ưu tiên, như cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ của Chính phủ với dư nợ đến hết tháng 2/2017 ước đạt 7.880 tỷ đồng; cho vay xây dựng nông thôn mới ước đạt 7.378 tỷ đồng; cho vay đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ đã ký kết 60 hợp đồng tín dụng với tổng giá trị cam kết đầu tư 666,45 tỷ đồng, số tiền đã giải ngân đạt 607,36 tỷ đồng...
Bên cạnh chất lượng tín dụng với tỷ lệ nợ xấu rất thấp, các tổ chức tín dụng gia tăng nguồn vốn cho vay tại Quảng Nam cũng nhằm lợi ích sát sườn, nhằm nắm bắt cơ hội đầu tư theo xu hướng chuyển dịch kinh tế đang thể hiện rõ nét.
“Chưa đến Quảng Nam, như chưa đến Việt Nam”
Theo đánh giá tại hội nghị trên, sau 20 năm tái lập tỉnh, Quảng Nam đã có bước chuyển cơ bản từ một tỉnh thuần nông sang công nghiệp hoá, hiện đại hóa; và mục tiêu gần là phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói rằng, bản thân ông cũng bất ngờ trước sự chuyển dịch kinh tế nhanh như vậy của tỉnh nhà những năm qua.
Thực tế, suốt từ năm 2004 đến nay Quảng Nam là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh với mức hai con số, trong đó phát triển công nghiệp và du lịch bứt phá khá nhanh, là địa bàn trọng điểm du lịch của cả nước.
Về quy mô kinh tế, Quảng Nam hiện đứng trong tốp 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (chiếm 1,5% cả nước), dẫn đầu so với 5 tỉnh trọng điểm miền Trung và thứ 3 so với 14 tỉnh Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.
Đây cũng là địa bàn có trên 3,8 nghìn doanh nghiệp. Và tính đến cuối năm 2016, Quảng Nam đã có 129 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được cấp phép còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 1,98 tỷ USD.
Sau 20 năm tái lập tỉnh, Quảng Nam có tốc độ xây dựng các đô thị khá nhanh; tỷ lệ đô thị hóa đã cải thiện với dân cư đô thị tăng từ gần 14% năm 1997 lên hơn 24,2% năm 2016. Chuỗi các đô thị của tỉnh như Tam Kỳ, Hội An từ thị xã đã được đầu tư nâng cấp lên thành phố, là đô thị loại 3 và năm 2016 thành phố Tam Kỳ lên đô thị loại 2; Điện Bàn từ huyện lên thị xã năm 2015; các thị trấn, thị tứ, khu đô thị mới được quy hoạch đầu tư mở rộng, hạ tầng cải thiện phát triển khá.
Là người con của Quảng Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng ông tự hào về quê hương địa linh nhân kiệt. Và với nhà đầu tư, đây là địa bàn có nhiều thuận lợi trong giao thương và phát triển các thế mạnh riêng có.
Đó là vị trí chiến lược, hai đầu sân bay và hệ thống cảng biển rất thuận lợi trong kết nối ngoại thương và nội địa, có thế mạnh nổi bật trong phát triển du lịch dịch vụ và cả những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao...
Thủ tướng dẫn chứng, ngay như dải cát trắng trước đây tưởng như bất lợi thì giờ đã là đại bản doanh của công ty hàng đầu Việt Nam - Công ty Ôtô Trường Hải (với kế hoạch nâng tổng vốn đầu tư vào Quảng Nam từ 3 tỷ USD lên 6 tỷ USD trong ba năm tới).
Thủ tướng cũng lưu ý rằng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, thì thu nhập người dân và tầng lớp trung lưu tại Quảng Nam đang là một thị trường tiêu dùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và các ngân hàng thương mại.
Với tổng thể thực tế phát triển cùng những lợi thế chiến lược, giàu tiềm năng ở nhiều lĩnh vực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói vui với ý kêu gọi nhà đầu tư đến với Quảng Nam, rằng: “Chưa đến Quảng Nam thì như chưa đến Việt Nam vậy”.
Nợ xấu rất thấp
Tại hội nghị này, 6 ngân hàng thương mại (gồm Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội) đã cam kết tài trợ hơn 26.000 tỷ đồng cho 10 dự án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam.
Đó là lượng vốn rất lớn so với quy mô tổng dư nợ tín dụng hiện có tại địa bàn này.
Cụ thể, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 28/2/2017, tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng tại địa bàn Quảng Nam ước đạt 46.031,83 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,82% so với toàn quốc, tăng 1,51% so với tháng trước. Trong đó, dư nợ cho vay bằng VND chiếm 91,76% tổng dư nợ cho vay; dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm 52,18% tổng dư nợ cho vay.
Theo đó, chỉ riêng lượng vốn 6 ngân hàng trên cam kết cho 10 dự án mới đã bằng khoảng 56% tổng dư nợ hiện có.
Đáng chú ý, một phần khá lớn nguồn vốn được các tổ chức tín dụng điều chuyển từ các nơi khác về đáp ứng cho nhu cầu tại Quảng Nam trong thời gian qua. Bởi theo Ngân hàng Nhà nước, so với tổng dư nợ 46.031,83 tỷ đồng, lượng vốn các tổ chức tín dụng huy động được tại chỗ ước tính đến 28/2/2017 mới đáp ứng được 38.268 tỷ đồng.
Hoạt động điều chuyển vốn về Quảng Nam có thuận lợi trước hết ở chất lượng an toàn tín dụng. Ước tính đến cuối tháng 2/2017, đây là một trong những địa bàn trên cả nước có tỷ lệ nợ xấu ở mức nhất, chỉ chiếm 0,72% tổng dư nợ. Thậm chí ở lĩnh vực cho vay thông thường, tập trung cho lĩnh vực thương mại và dịch vụ, tỷ lệ nợ xấu rất thấp, chỉ ở mức 0,42%.
Những năm gần đây, Quảng Nam là một trong những địa bàn trọng điểm triển khai các chương trình tín dụng ưu tiên, như cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ của Chính phủ với dư nợ đến hết tháng 2/2017 ước đạt 7.880 tỷ đồng; cho vay xây dựng nông thôn mới ước đạt 7.378 tỷ đồng; cho vay đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ đã ký kết 60 hợp đồng tín dụng với tổng giá trị cam kết đầu tư 666,45 tỷ đồng, số tiền đã giải ngân đạt 607,36 tỷ đồng...
Bên cạnh chất lượng tín dụng với tỷ lệ nợ xấu rất thấp, các tổ chức tín dụng gia tăng nguồn vốn cho vay tại Quảng Nam cũng nhằm lợi ích sát sườn, nhằm nắm bắt cơ hội đầu tư theo xu hướng chuyển dịch kinh tế đang thể hiện rõ nét.
“Chưa đến Quảng Nam, như chưa đến Việt Nam”
Theo đánh giá tại hội nghị trên, sau 20 năm tái lập tỉnh, Quảng Nam đã có bước chuyển cơ bản từ một tỉnh thuần nông sang công nghiệp hoá, hiện đại hóa; và mục tiêu gần là phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói rằng, bản thân ông cũng bất ngờ trước sự chuyển dịch kinh tế nhanh như vậy của tỉnh nhà những năm qua.
Thực tế, suốt từ năm 2004 đến nay Quảng Nam là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh với mức hai con số, trong đó phát triển công nghiệp và du lịch bứt phá khá nhanh, là địa bàn trọng điểm du lịch của cả nước.
Về quy mô kinh tế, Quảng Nam hiện đứng trong tốp 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (chiếm 1,5% cả nước), dẫn đầu so với 5 tỉnh trọng điểm miền Trung và thứ 3 so với 14 tỉnh Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.
Đây cũng là địa bàn có trên 3,8 nghìn doanh nghiệp. Và tính đến cuối năm 2016, Quảng Nam đã có 129 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được cấp phép còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 1,98 tỷ USD.
Sau 20 năm tái lập tỉnh, Quảng Nam có tốc độ xây dựng các đô thị khá nhanh; tỷ lệ đô thị hóa đã cải thiện với dân cư đô thị tăng từ gần 14% năm 1997 lên hơn 24,2% năm 2016. Chuỗi các đô thị của tỉnh như Tam Kỳ, Hội An từ thị xã đã được đầu tư nâng cấp lên thành phố, là đô thị loại 3 và năm 2016 thành phố Tam Kỳ lên đô thị loại 2; Điện Bàn từ huyện lên thị xã năm 2015; các thị trấn, thị tứ, khu đô thị mới được quy hoạch đầu tư mở rộng, hạ tầng cải thiện phát triển khá.
Là người con của Quảng Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng ông tự hào về quê hương địa linh nhân kiệt. Và với nhà đầu tư, đây là địa bàn có nhiều thuận lợi trong giao thương và phát triển các thế mạnh riêng có.
Đó là vị trí chiến lược, hai đầu sân bay và hệ thống cảng biển rất thuận lợi trong kết nối ngoại thương và nội địa, có thế mạnh nổi bật trong phát triển du lịch dịch vụ và cả những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao...
Thủ tướng dẫn chứng, ngay như dải cát trắng trước đây tưởng như bất lợi thì giờ đã là đại bản doanh của công ty hàng đầu Việt Nam - Công ty Ôtô Trường Hải (với kế hoạch nâng tổng vốn đầu tư vào Quảng Nam từ 3 tỷ USD lên 6 tỷ USD trong ba năm tới).
Thủ tướng cũng lưu ý rằng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, thì thu nhập người dân và tầng lớp trung lưu tại Quảng Nam đang là một thị trường tiêu dùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và các ngân hàng thương mại.
Với tổng thể thực tế phát triển cùng những lợi thế chiến lược, giàu tiềm năng ở nhiều lĩnh vực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói vui với ý kêu gọi nhà đầu tư đến với Quảng Nam, rằng: “Chưa đến Quảng Nam thì như chưa đến Việt Nam vậy”.