CPI tháng 1/2015 thấp nhất trong 17 năm
Yếu tố xăng dầu vẫn là nguyên nhân chính khiến chỉ số giá tiêu dùng cả nước tiếp tục giảm
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2015 tiếp tục giảm 0,2% so với tháng trước. Đây là mức tăng thấp nhất trong các tháng 1 từ khi Việt Nam bắt đầu tính CPI từ năm 1998 trở lại đây.
Ở một góc so sánh khác, so với tháng 1/2014, CPI cũng chỉ tăng 0,94%.
Cũng giống như các tháng trước, tháng này, yếu tố xăng dầu vẫn là nguyên nhân chính khiến CPI cả nước tiếp tục giảm.
Giá xăng dầu các loại liên tục giảm trong thời gian qua được phản ánh bằng mức giảm 3,96% so với tháng trước của nhóm giao thông. Đây là mức giảm lớn nhất trong số 11 nhóm hàng chính tính CPI, đồng thời cũng là mức giảm mạnh nhất của nhóm giao thông kể từ năm 2009 trở lại đây.
Ảnh hưởng của giá dầu thô thế giới thông qua các mặt hàng gas, dầu hỏa, khiến chỉ số giá nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất đốt tiếp tục giảm 1,09% so với tháng trước, là mức giảm thấp nhất trong hơn 2 năm qua.
Việc CPI tháng đầu tiên của năm nay tiếp tục giảm còn do giá cả các mặt hàng còn lại ổn định, không tăng mạnh như mọi năm. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống vốn tăng mạnh ở cùng thời điểm của các năm trước cũng chỉ tăng 0,28%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 0,78% của tháng 1 năm 2014 hoặc mức tăng 1,34% của tháng 1 năm 2013.
Mức tăng 0,28% của năm nay được cộng hưởng từ nhóm lương thực tăng 0,03%, thực phẩm tăng 0,42% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,11%.
Nguồn cung lúa gạo dồi dào ở cả hai vựa lúa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đủ đáp ứng mọi nhu cầu nội địa và xuất khẩu, khiến giá cả các mặt hàng gạo ổn định, thậm chí còn giảm nhẹ ở các thị trường phía nam như Tp.HCM, Cần Thơ.
Đối với các mặt hàng thực phẩm, theo quan sát, mặc dù nhu cầu tiêu thụ thực phẩm có tăng lên để đáp ứng các nhu cầu cận Tết Nguyên đán, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thịt các loại.
Tuy nhiên, giá xăng dầu liên tục giảm không chỉ khiến chi phí vận chuyển giảm theo, mà còn khiến tâm lý của người bán không thể đẩy giá lên quá cao. Do vậy, giá các mặt hàng thực phẩm chỉ tăng nhẹ 0,42% so với tháng trước.
Với các nhóm hàng khác, ảnh hưởng tháng cận Tết cũng khiến các mặt hàng đồ uống và thuốc lá tăng nhẹ 0,37%, trong khi đó do thời tiết có những đợt lạnh kéo dài xảy ra cả ở miền Nam, khiến các mặt hàng may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,51%.
Trong số các địa phương được chọn để công bố, duy nhất CPI của Đà Nẵng tăng 0,05%, còn lại các tỉnh khác đều giảm so với tháng trước.
Trong tháng này, hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số giá là vàng và đô la Mỹ cùng tăng khá ở các mức tương ứng 0,55% và 0,23% so với tháng trước.
Hồi đầu tháng này, báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam 2015 của một tổ chức nghiên cứu kinh tế trong nước đã lần đầu tiên đề cập đến nguy cơ giảm phát, sau một thời gian khá dài lạm phát là mối lo chính.
Cụ thể, báo cáo cho rằng có nhiều tín hiệu cho thấy nền kinh tế đang phục hồi, tăng trưởng 6,2% trong năm 2015 có tính khả thi, song nguy cơ giảm phát tiềm ẩn do giá dầu lao dốc có thể cản trở đà phục hồi của kinh tế Việt Nam.
Ở một góc so sánh khác, so với tháng 1/2014, CPI cũng chỉ tăng 0,94%.
Cũng giống như các tháng trước, tháng này, yếu tố xăng dầu vẫn là nguyên nhân chính khiến CPI cả nước tiếp tục giảm.
Giá xăng dầu các loại liên tục giảm trong thời gian qua được phản ánh bằng mức giảm 3,96% so với tháng trước của nhóm giao thông. Đây là mức giảm lớn nhất trong số 11 nhóm hàng chính tính CPI, đồng thời cũng là mức giảm mạnh nhất của nhóm giao thông kể từ năm 2009 trở lại đây.
Ảnh hưởng của giá dầu thô thế giới thông qua các mặt hàng gas, dầu hỏa, khiến chỉ số giá nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất đốt tiếp tục giảm 1,09% so với tháng trước, là mức giảm thấp nhất trong hơn 2 năm qua.
Việc CPI tháng đầu tiên của năm nay tiếp tục giảm còn do giá cả các mặt hàng còn lại ổn định, không tăng mạnh như mọi năm. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống vốn tăng mạnh ở cùng thời điểm của các năm trước cũng chỉ tăng 0,28%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 0,78% của tháng 1 năm 2014 hoặc mức tăng 1,34% của tháng 1 năm 2013.
Mức tăng 0,28% của năm nay được cộng hưởng từ nhóm lương thực tăng 0,03%, thực phẩm tăng 0,42% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,11%.
Nguồn cung lúa gạo dồi dào ở cả hai vựa lúa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đủ đáp ứng mọi nhu cầu nội địa và xuất khẩu, khiến giá cả các mặt hàng gạo ổn định, thậm chí còn giảm nhẹ ở các thị trường phía nam như Tp.HCM, Cần Thơ.
Đối với các mặt hàng thực phẩm, theo quan sát, mặc dù nhu cầu tiêu thụ thực phẩm có tăng lên để đáp ứng các nhu cầu cận Tết Nguyên đán, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thịt các loại.
Tuy nhiên, giá xăng dầu liên tục giảm không chỉ khiến chi phí vận chuyển giảm theo, mà còn khiến tâm lý của người bán không thể đẩy giá lên quá cao. Do vậy, giá các mặt hàng thực phẩm chỉ tăng nhẹ 0,42% so với tháng trước.
Với các nhóm hàng khác, ảnh hưởng tháng cận Tết cũng khiến các mặt hàng đồ uống và thuốc lá tăng nhẹ 0,37%, trong khi đó do thời tiết có những đợt lạnh kéo dài xảy ra cả ở miền Nam, khiến các mặt hàng may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,51%.
Trong số các địa phương được chọn để công bố, duy nhất CPI của Đà Nẵng tăng 0,05%, còn lại các tỉnh khác đều giảm so với tháng trước.
Trong tháng này, hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số giá là vàng và đô la Mỹ cùng tăng khá ở các mức tương ứng 0,55% và 0,23% so với tháng trước.
Hồi đầu tháng này, báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam 2015 của một tổ chức nghiên cứu kinh tế trong nước đã lần đầu tiên đề cập đến nguy cơ giảm phát, sau một thời gian khá dài lạm phát là mối lo chính.
Cụ thể, báo cáo cho rằng có nhiều tín hiệu cho thấy nền kinh tế đang phục hồi, tăng trưởng 6,2% trong năm 2015 có tính khả thi, song nguy cơ giảm phát tiềm ẩn do giá dầu lao dốc có thể cản trở đà phục hồi của kinh tế Việt Nam.