Volvo sắp về tay người Trung Quốc

Kiều Oanh
Hãng xe Ford của Mỹ đã nhất trí về cơ bản việc bán lại thương hiệu Volvo cho hãng Geely của Trung Quốc
Một nguồn tin thân cận cho hay, mức giá chào của Geely đưa ra cho Volvo là khoảng 2 tỷ USD - Ảnh: Getty Images.
Một nguồn tin thân cận cho hay, mức giá chào của Geely đưa ra cho Volvo là khoảng 2 tỷ USD - Ảnh: Getty Images.
Hãng xe Ford của Mỹ đã nhất trí về cơ bản việc bán lại thương hiệu Volvo cho hãng Geely của Trung Quốc. Dự kiến, thương vụ này sẽ hoàn tất trong quý 2/2010.

Trong tuyên bố mà Ford và Geely đưa ra vào ngày 24/12, thỏa thuận cuối cùng sẽ được hai bên ký kết trước ngày 31/3/2010, và việc mua bán có thể kết thúc trước ngày 30/6/2010. Trước khi các thủ tục cuối cùng diễn ra, thương vụ này cần nhận được sự cho phép của các cơ quan chức năng Trung Quốc. Hiện các bên liên quan chưa công bố chi tiết tài chính nào của thương vụ.

Sau khi rao bán Volvo - thương hiệu của Ford tại thị trường châu Âu, hãng này đã nhận được nhiều lời chào mua tiềm năng. Tuy nhiên, cuối tháng 10 vừa qua, Ford cho biết, Geely là khách chào mua tiềm năng nhất.

Một nguồn tin thân cận cho hay, mức giá chào của Geely đưa ra cho Volvo là khoảng 2 tỷ USD, bằng chưa đầy 1/3 số tiền 6,45 tỷ USD Ford đã chi ra để có Volvo cách đây 1 thập kỷ. Việc Ford chấp nhận bán Volvo với mức thua thiệt như vậy cho thấy, hãng đang quyết tâm thúc đẩy chiến lược loại bỏ các thương hiệu hạng sang ở nước ngoài và tập trung vào các thương hiệu chính ở thị trường trong nước.

Theo số liệu về doanh số năm ngoái, Geely hiện là hãng xe tư nhân lớn nhất tại Trung Quốc. Theo giới chuyên môn, hãng xe dầm vốn này đang muốn tiếp thu thêm công nghệ phát triển và sản xuất từ các thương hiệu xe lớn của châu Âu. Bởi vậy, việc mua lại Volvo sẽ giúp đáp ứng mục tiêu này của Geely.

Dự kiến, Geely sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất xe Volvo tại Trung Quốc sau khi thương vụ này hoàn tất. Nguồn tin thân cận cho hay, Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ là địa điểm được Geely lựa chọn để xây nhà máy này.

Trước khi bán Volvo, Ford cũng đã bán lại một số thương hiệu hạng sang khác ở thị trường nước ngoài. Năm 2007, Ford bán Aston Martin, rồi tới năm 2008, hãng tiếp tục “cắt đuôi” Jaguar và Land Rover.

Thương hiệu Volvo của Ford có 20.000 công nhân trên toàn thế giới, trong đó 15.000 công nhân làm việc tại Thụy Điển. Theo dự báo Volvo, doanh số năm nay của thương hiệu này sẽ đạt mức 325.000 xe, tăng từ mức 310.000 xe trong năm ngoái, nhưng vẫn giảm 29% so với năm 2007. Năm 2007 được xem là năm đỉnh cao của Volvo, khi hãng xe này đạt mức doanh số 460.000 xe.

Quý 3 vừa qua, mức lỗ hoạt động trước thuế của Volvo đã giảm về mức 135 triệu USD, từ mức 458 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.

Khó khăn của các hãng xe phương Tây trong thời gian khủng hoảng và suy thoái vừa qua đã tạo cơ hội cho các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc vươn lên. Đầu tháng 10 vừa qua, một hãng xe khác của Trung Quốc là Tengzhong đã đạt thỏa thuận mua lại thương hiệu xe Hummer nổi tiếng của hãng General Motors (GM).

(Theo Bloomberg)

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.