15:13 25/09/2023

OpenAI sẽ sớm trở thành gã khổng lồ công nghệ tiếp theo?

Ngô Huyền

Trong cuộc cạnh tranh thống trị ngành công nghệ, OpenAI, một công ty khởi nghiệp được Microsoft hậu thuẫn, đã sớm giành được vị trí dẫn đầu lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nhờ ra mắt chatbot ChatGPT …

Lượt truy cập ChatGPT giảm từ 210 triệu lượt (tháng 1) xuống còn 180 triệu (tháng 5)
Lượt truy cập ChatGPT giảm từ 210 triệu lượt (tháng 1) xuống còn 180 triệu (tháng 5)

Trong nửa đầu năm 2023, các nhà đầu tư mạo hiểm đã rót hơn 40 tỷ USD (gần 1/4 tổng VC) vào các công ty AI. Tuy nhiên, theo dữ liệu từ công cụ tìm kiếm của Google, vài tháng trước, nếu sự quan tâm của công chúng đối với AI lên đến đỉnh điểm, thì từ tháng 5 năm, xu hướng này có dấu hiệu giảm nhẹ. 

OPENAI SẼ THU VỀ 1 TỶ USD TRONG 12 THÁNG TỚI 

Mặc dù số lượt truy cập hàng tháng của ChatGPT đã giảm, OpenAI vẫn được đánh giá là công ty đi trước công nghệ toàn ngành. Mô hình AI mới nhất của họ, GPT-4 đang đánh bại nhiều mô hình khác về khả năng phân tích dữ liệu đầu vào đồng thời chất lượng kết quả đầu ra. Công cụ này gần như vượt xa mô hình ngôn ngữ lớn số 2 hiện tại, Claude 2 của Anthropic, mô hình có kỹ năng chơi cờ vua ngang bằng với kỳ thủ hàng đầu thế giới. 

Quan trọng hơn, OpenAI đang bắt đầu kiếm tiền từ những công nghệ của mình. Theo The Information, OpenAI đang trên đà tạo ra doanh thu hơn 1 tỷ USD trong 12 tháng tới nhờ việc bán phần mềm trí tuệ nhân tạo và năng lực tính toán hỗ trợ phát triển công cụ này. 

OpenAI được thành lập vào năm 2015, với tư cách là một liên doanh phi lợi nhuận bởi một nhóm “tay chơi” công nghệ lừng lẫy bao gồm Sam Altman, ông chủ hiện tại và Elon Musk, giám đốc điều hành của công ty sản xuất xe điện lớn nhất thế giới. Mục đích của công ty là xây dựng trí tuệ nhân tạo tạo sinh có năng lực ngang bằng hoặc vượt qua năng lực của con người. 

Năm 2017, các nhà nghiên cứu tại Google xuất bản bài báo mô tả kỹ thuật học máy mang tính cách mạng mà họ đặt tên là “máy biến áp”, khi này, các nhà nghiên cứu của OpenAI nhận ra rằng họ có thể mở rộng quy mô bằng cách kết hợp số lượng dữ liệu chưa từng thấy được thu thập từ Internet với khả năng xử lý nhanh chóng. Từ đây, GPT đã chính thức ra đời.

Cho đến nay, OpenAI được cho là đã huy động được khoảng 14 tỷ USD. Theo nhiều nguồn tin, 13 tỷ USD đến từ Microsoft. SoftBank, công ty đầu tư công nghệ hàng đầu Nhật Bản là công ty mới nhất đầu tư vào OpenAI. Microsoft hiện đang cung cấp sức mạnh đám mây để OpenAI nâng cấp các mô hình của mình. Đổi lại, gã khổng lồ phần mềm sẽ nhận được phần lớn lợi nhuận của OpenAI. Quan trọng hơn, trong ngắn hạn, Microsoft sẽ được sử dụng công nghệ của OpenAI và cung cấp công nghệ này cho các khách hàng doanh nghiệp, chủ yếu là các công ty lớn nhất thế giới.

Chuyển đổi từ công ty phi lợi nhuận sang mô hình lợi nhuận giới hạn, Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman giải thích: ”Chúng tôi bắt đầu với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận. Nhưng giờ đây, chúng tôi cần nhiều tiền hơn so với mức chúng tôi có thể huy động". Trong một bài đăng trên blog vào năm 2020, OpenAI đã nói rằng công ty khởi nghiệp này là sự kết hợp giữa một tổ chức vì lợi nhuận và phi lợi nhuận mà họ gọi là công ty “có lợi nhuận giới hạn”.

STARTUP CHI TIÊU NHIỀU NHẤT TRONG LỊCH SỬ THUNG LŨNG SILICON 

OpenAI hiện đang tích cực thu hút nhiều nguồn đầu tư để mua dữ liệu và nâng cấp sức mạnh tính toán của các mô hình. Sam Altman cho biết OpenAI có thể sẽ trở thành “công ty khởi nghiệp sử dụng nhiều vốn nhất trong lịch sử Thung lũng Silicon”. Mô hình gần đây nhất của OpenAI, GPT-4, ước tính tiêu tốn khoảng 100 triệu USD chi phí đào tạo, gấp nhiều lần so với gpt-3. Bài toán kinh tế cũng là lý do lớn khiến OpenAI hiện ngừng đào tạo mô hình lớn tiếp theo, GPT-5. Thay vào đó, theo các nguồn tin quen thuộc với công ty, họ đang xây dựng GPT-4.5, có “chất lượng tương tự” với GPT-4 với chi phí đào tạo ít hơn.

Được biết, trong tháng 11 tới, dự kiến OpenAI sẽ chi 175 triệu USD để đầu tư vào các công ty khởi nghiệp AI nhỏ hơn. Điều này không chỉ giúp quảng bá các mô hình của họ mà còn cho phép công ty thu về các lợi ích công nghệ từ các startup này. Hiện nay, để tiếp tục phổ biến công nghệ của mình, họ đang trao quyền cho các công ty AI tại y Combinator, một vườn ươm khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon mà ông Altman từng lãnh đạo.

OPENAI CÓ THỂ GÓP MẶT VÀO DANH SÁCH NHỮNG GÃ KHỔNG LỒ KHÔNG? 

Để làm được điều đó, OpenAI cần tránh đi vào vết xe đổ của những công ty công nghệ tiên phong trước đây như Netscape và Myspace. Những công ty này đã không chịu đổi mới để nâng cấp trải nghiệm người dùng và kết quả là bị các công ty mới vượt mặt.  

Trở thành người đi đầu trong việc xây dựng mô hình cũng có thể mang lại một số bất lợi. Khó khăn lớn nhất đối với OpenAI hiện tại không phải là đào tạo mô hình mà là thử nghiệm mô hình. Rất nhiều ý tưởng chẳng đi đến đâu trước khi ý tưởng hiệu quả được đưa vào giai đoạn đào tạo. Đó là lý do tại sao OpenAI ước tính đã lỗ 500 triệu USD vào năm ngoái. Và những ý tưởng không thành của OpenAI nhanh chóng lan truyền khắp ngành, giúp các đối thủ của OpenAI tránh đi vào những ngõ cụt tốn kém.

OpenAI đối diện với nhiều thách thức để trở thành một gã khổng lồ công nghệ 
OpenAI đối diện với nhiều thách thức để trở thành một gã khổng lồ công nghệ 

Về phía khách hàng, nhiều người đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào OpenAI. Ngay cả Microsoft, mặc dù có quan hệ đối tác với OpenAI, có quyền truy cập vào hộp đen của gpt-, họ vẫn là một đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, do hầu hết các mô hình của OpenAI đều là hộp đen, khiến các khách hàng tiềm năng của họ – những doanh nghiệp lớn lo ngại về quyền riêng tư của dữ liệu. Họ có thể thích các mô hình “nguồn mở” minh bạch hơn như llama 2 của Meta. Trong khi đó, các công ty phần mềm tinh vi có thể muốn xây dựng mô hình của riêng họ từ đầu để thực hiện toàn quyền kiểm soát hành vi của nó.

Hiện nay, các công ty công nghệ đang phát triển theo hướng mới. Thay vì phát triển các mô hình có khả năng thực hiện nhiều công việc, họ phát triển các mô hình chuyên môn một lĩnh vực. Các mô hình sẽ rẻ hơn, được huấn luyện trên các tập dữ liệu hẹp hơn để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Một công ty khởi nghiệp có tên Replit đã đào tạo một người viết chương trình máy tính. Character AI đã thiết kế một mô hình cho phép mọi người tạo ra người trò chuyện ảo với tính cách dựa trên các nhân vật có thật hoặc tưởng tượng của người dùng. 

Kevin Kwok, một nhà đầu tư mạo hiểm (không phải là người ủng hộ Openai), đặt ra câu hỏi AI tạo sinh sẽ giúp OpenAI thu được bao nhiêu và liệu những mô hình như của OpenAI có thể bị thống trị bởi những mô hình chuyên môn, như của Replit hoặc Character ai. 

Trong khi đó, Mike Speiser của Sutter Hill Ventures (một người ủng hộ OpenAI) cho rằng, dù xu hướng có thay đổi, cuối cùng thị trường vẫn sẽ có chỗ đứng cho cả các mô hình AI tạo sinh lớn vả các mô hình nhiệm vụ cụ thể. Việc trở thành một nhà độc quyền nhóm AI tạo sinh sẽ đưa OpenAI lên một vị thế mới.