09:56 11/05/2023

Tác động của lệnh cấm chip đối với tiến bộ AI của Trung Quốc: Alibaba, Baidu, Huawei nỗ lực phát triển các công nghệ mới

Ngô Huyền

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã thúc đẩy các công ty công nghệ Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ phát triển trí tuệ nhân tạo mà không cần phụ thuộc vào chip mới nhất của Mỹ…

Tác động của lệnh cấm chip đối với tiến bộ AI của Trung Quốc: Alibaba, Baidu, Huawei nỗ lực phát triển các công nghệ mới
Tác động của lệnh cấm chip đối với tiến bộ AI của Trung Quốc: Alibaba, Baidu, Huawei nỗ lực phát triển các công nghệ mới

Các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc bao gồm Alibaba, Baidu, Huawei đang nghiên cứu các kỹ thuật mới trong sản xuất AI tiên tiến. Theo đó, họ đang nghiên cứu cách kết hợp các loại chip khác nhau tăng hiệu suất sản phẩm đồng thời tránh phụ thuộc vào bất kỳ loại phần cứng nào được sản xuất từ thị trường nước ngoài. Theo WJS, Alibaba và Baidu đã dự trữ chip A100 trước khi Hoa Kỳ có lệnh trừng phạt. 

Cũng theo trang tin này, Nvidia đã tạo ra các phiên bản hạ cấp của chip A800 và H800 cho thị trường Trung Quốc, được gọi là A800 và H800, để lách lệnh cấm của chính phủ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu một mô hình ngôn ngữ lớn cần 1.000 chiếc H100 để đào tạo, thì các công ty Trung Quốc có thể cần 3.000 chiếc H800 trở lên để đạt được kết quả tương tự. 

Nhà phân tích chính của Semianalysis, Dylan Patel cho rằng các nhà nghiên cứu Trung Quốc sẽ ngày càng gặp khó khăn nếu còn tiếp tục không có quyền truy cập vào Nvidia H100 mới (thêm tính năng nâng cao hiệu suất bổ sung đặc biệt hữu ích cho các mô hình đào tạo như ChatGPT).

LỢI THẾ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CỦA TRUNG QUỐC 

Tháng 10/2017, Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã chỉ định trí tuệ nhân tạo là “ưu tiên quốc gia”, nêu rõ tham vọng muốn Trung Quốc trở thành “trung tâm đổi mới trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới” vào năm 2030. 

Bên cạnh đó, Trung Quốc là quốc gia có số lượng những người sử dụng điện thoại thông minh nhiều nhất thế giới với 800 triệu người dùng điện thoại thông minh trong tổng dân số 1,41 tỷ người (năm 2021), điều này đã tạo ra một lượng lớn thông tin kỹ thuật số. Ngoài ra, công chúng Trung Quốc cũng chấp nhận robot sẽ là giải pháp lấp đầy tình trạng thiếu hụt lao động trong các khách sạn, bệnh viện và ngân hàng tại quốc gia này. Chúng cũng được sử dụng trong xây dựng, khai thác mỏ và thậm chí là cứu trợ thiên tai. 

Trung Quốc hiện là một trong các quốc gia có số lượng lớn công nhân lành nghề trong lĩnh vực công nghệ hàng đầu thế giới. Quốc gia này có khoảng 1,4 triệu kỹ sư đủ điều kiện hàng năm, gấp sáu lần so với ở Hoa Kỳ, ít nhất một phần ba trong số họ có chuyên môn về AI. Nikkei Asia từng viết: “Trung Quốc là nhà vô địch không thể tranh cãi về các tài liệu nghiên cứu trí tuệ nhân tạo…vượt xa Mỹ cả về số lượng và chất lượng”.  Trong đó, Tencent, Alibaba và Huawei hiện nằm trong số 10 công ty hàng đầu trên thế giới sản xuất loại đầu ra này.

NỖ LỰC THEO KỊP CUỘC ĐUA AI CỦA CÁC ÔNG LỚN TRUNG QUỐC 

Các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc đều đang tăng tốc trong cuộc đua AI   
Các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc đều đang tăng tốc trong cuộc đua AI   

Hiện nay, Alibaba đang phát triển hàng loạt chatbot về dịch vụ khách hàng phục vụ giảng dạy để tùy chỉnh giao tiếp trên quy mô lớn với từng người dùng. Ngoài ra, Alibaba còn phát triển thành công City Brain, hệ thống phần mềm cải thiện lưu lượng giao thông đến mức Hàng Châu (dân số 6,97 triệu người) đã tăng năm hạng lên vị trí thứ 57 trong danh sách các thành phố tắc nghẽn nhất thế giới. Theo đó, hệ thống này có thể giám sát các điểm tắc nghẽn và tự động điều chỉnh đèn giao thông, tính năng này đặc biệt hữu ích cho xe cứu thương trong cuộc khủng hoảng Covid. 

Ngoài ra, ngành công nghiệp Trung Quốc nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh quốc tế nhờ khả năng hợp nhất sức mạnh kỹ thuật số và chuyên môn bán lẻ, thông qua việc tích hợp thành công dữ liệu trực tuyến, ngoại tuyến và hậu cần trong một chuỗi giá trị duy nhất. Vào tháng 5/2022, Baidu đã ra mắt taxi không người lái ở Bắc Kinh, trong khi WeRide đã thực hiện hơn 150.000 chuyến đi như vậy ở Quảng Châu (dân số 14 triệu người) mà không gặp một tai nạn nào.

Trong lĩnh vực AI tạo sinh, các gã khổng lồ Trung Quốc cũng đang tạo ra các ứng dụng mới. Trình tạo hình ảnh hoạt hình Other Dimension Me (Tencent) xuất hiện trên các nền tảng truyền thông xã hội toàn cầu vào cuối năm 2022, có thể tạo hình ảnh theo phong cách anime từ các bức ảnh chụp khuôn mặt. Giữa tháng 3 năm nay,  Baidu cũng đã ra mắt sản phẩm công nghệ trí tuệ nhân tạo đàm thoại, có tên là Ernie. 

Huawei sẽ sớm ra mắt loạt Pangu AI Model mới. Theo đó, mô hình AI tái sinh từ nhà sản xuất điện thoại thông minh sẽ được ra mắt tại Diễn đàn Hội nghị thượng đỉnh về công nghệ mô hình lớn trí tuệ nhân tạo. 

RÀO CẢN CỦA THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 

Mặc dù gần một phần ba các nhà nghiên cứu AI giỏi nhất thế giới đến từ Trung Quốc, nhưng chỉ một phần mười trong số họ thực sự làm việc ở đất nước này. Hầu hết nhân tài Trung Quốc đều ở Mỹ, đến mức đây là “vũ khí bí mật của Mỹ về AI”, theo một nghiên cứu từ tổ chức tư vấn MacroPolo của Mỹ. 

Đầu tháng 10/2022, Nhà Trắng đã cấm các công ty Hoa Kỳ xuất khẩu sang Trung Quốc thiết bị sản xuất chip, thiết bị cần thiết cho máy tính hiệu năng cao và siêu máy tính, cũng như chip 14 nanomet trở xuống–yêu cầu chính của các ngành công nghệ cao. Đến tháng 1/2023, ba quốc gia là Mỹ, Hà Lan và Nhật Bản đã ký một thỏa thuận hợp tác tán thành lệnh cấm vận xuất khẩu các thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc. 

Hiện tại, ngành công nghiệp Trung Quốc vẫn có trữ lượng chất bán dẫn đáng kể trong các phòng thí nghiệm tư nhân và nhà nước. Nhưng về lâu dài, sự thiếu hụt có thể đe dọa khả năng tạo ra các thuật toán mạnh mẽ của riêng nó, vốn rất quan trọng để phát triển AI cạnh tranh. Điều này có thể ảnh hưởng đến các công ty sử dụng phần cứng có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, đặc biệt là cho các phương tiện tự hành và hậu cần, cũng như các trung tâm nghiên cứu sử dụng AI.