Hy Lạp thúc giục Mỹ thẳng tay chống giới đầu cơ
Thủ tướng Hy Lạp cho rằng giới đầu cơ đang đe dọa gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới
Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou kêu gọi Mỹ và châu Âu kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động của “các nhà đầu cơ vô tổ chức” vì cho rằng đối tượng này đang lũng đoạn thị trường tài chính thế giới và đe dọa gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, trong một bài phát biểu tại Washington nhân chuyến thăm Mỹ bắt đầu hôm 8/3, ông Papandreou nói: “Châu Âu và Mỹ cần phải nói “đủ là đủ” đối với những nhà đầu cơ đặt lợi nhuận trước mắt lên hàng đầu mà không để ý tới những hậu quả xấu đối với cả hệ thống kinh tế”.
Trước đó, ông Papandreou và một số nhà lãnh đạo khác của châu Âu như Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã chỉ trích giới đầu cơ tiếp tay cho việc đẩy lãi suất vay vốn của Hy Lạp tăng vọt. Theo các nhà lãnh đạo này, chính giới đầu cơ đã khiến Hy Lạp phải trả lợi suất cao hơn khi phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế thay vì khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ của nước này.
Ông Papandreou chỉ rõ, chính các hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ (credit default swaps - CDS) là loại sản phẩm tài chính gây rắc rối lớn nhất đối với Hy Lạp hiện nay. Nhiều định chế tài chính bán CDS như một hợp đồng bảo hiểm cho các nhà đầu tư trái phiếu để đề phòng trường hợp quốc gia phát hành vỡ nợ. Thủ tướng Hy Lạp cho rằng, điều này chẳng khác gì một người mua bảo hiểm hỏa hoạn cho nhà hàng xóm, rồi sau đó phóng hỏa căn nhà đó để kiếm tiền bảo hiểm.
Giá các hợp đồng CDS cho nợ Hy Lạp thời gian qua tăng giá vùn vụt khi giới đầu tư quốc tế đặt cược vào nguy cơ vỡ nợ của quốc gia châu Âu này. Lợi suất mà Chính phủ Hy Lạp phải trả để huy động vốn qua con đường phát hành trái phiếu vì thế tăng lên, việc bán trái phiếu khó khăn hơn, nguy cơ mất khả năng thanh toán nợ của nước này cũng gia tăng.
Tuy nhiên, cơ quan giám sát dịch vụ tài chính của Đức BaFin ngày 8/3 cho biết, các dữ liệu thị trường hiện chưa cho thấy bằng chứng nào về sự đầu cơ trên quy mô lớn các hợp đồng CDS chống rủi ro vỡ nợ của Hy Lạp.
“Nếu khủng hoảng ở châu Âu lan ra thì sẽ có nguy cơ trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu mới với ảnh hưởng khủng khiếp như cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ Mỹ hai năm trước”, ông Papandreou cảnh báo. Bởi thế, ông thúc giục các nhà chức trách Mỹ và châu Âu cần thắt chặt quy định kiểm soát hoạt động của giới đầu cơ, trong đó có các giao dịch CDS.
Với mức nợ công tương đương khoảng 113% GDP, và mức thâm hụt ngân sách có thể lên tới 13% GDP trong năm nay, Hy Lạp đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tồi tệ.
Tuy nhiên, trong vòng hơn một tuần trở lại đây, tình hình khủng hoảng nợ ở nước này đã có những diễn biến khả quan hơn. Kế hoạch giảm thêm thâm hụt ngân sách của Athens đã thuyết phục được các nhà đầu tư tiếp tục bỏ tiền mua trái phiếu. Pháp cũng đã tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ cho Hy Lạp trong trường hợp cần thiết.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, trong một bài phát biểu tại Washington nhân chuyến thăm Mỹ bắt đầu hôm 8/3, ông Papandreou nói: “Châu Âu và Mỹ cần phải nói “đủ là đủ” đối với những nhà đầu cơ đặt lợi nhuận trước mắt lên hàng đầu mà không để ý tới những hậu quả xấu đối với cả hệ thống kinh tế”.
Trước đó, ông Papandreou và một số nhà lãnh đạo khác của châu Âu như Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã chỉ trích giới đầu cơ tiếp tay cho việc đẩy lãi suất vay vốn của Hy Lạp tăng vọt. Theo các nhà lãnh đạo này, chính giới đầu cơ đã khiến Hy Lạp phải trả lợi suất cao hơn khi phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế thay vì khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ của nước này.
Ông Papandreou chỉ rõ, chính các hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ (credit default swaps - CDS) là loại sản phẩm tài chính gây rắc rối lớn nhất đối với Hy Lạp hiện nay. Nhiều định chế tài chính bán CDS như một hợp đồng bảo hiểm cho các nhà đầu tư trái phiếu để đề phòng trường hợp quốc gia phát hành vỡ nợ. Thủ tướng Hy Lạp cho rằng, điều này chẳng khác gì một người mua bảo hiểm hỏa hoạn cho nhà hàng xóm, rồi sau đó phóng hỏa căn nhà đó để kiếm tiền bảo hiểm.
Giá các hợp đồng CDS cho nợ Hy Lạp thời gian qua tăng giá vùn vụt khi giới đầu tư quốc tế đặt cược vào nguy cơ vỡ nợ của quốc gia châu Âu này. Lợi suất mà Chính phủ Hy Lạp phải trả để huy động vốn qua con đường phát hành trái phiếu vì thế tăng lên, việc bán trái phiếu khó khăn hơn, nguy cơ mất khả năng thanh toán nợ của nước này cũng gia tăng.
Tuy nhiên, cơ quan giám sát dịch vụ tài chính của Đức BaFin ngày 8/3 cho biết, các dữ liệu thị trường hiện chưa cho thấy bằng chứng nào về sự đầu cơ trên quy mô lớn các hợp đồng CDS chống rủi ro vỡ nợ của Hy Lạp.
“Nếu khủng hoảng ở châu Âu lan ra thì sẽ có nguy cơ trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu mới với ảnh hưởng khủng khiếp như cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ Mỹ hai năm trước”, ông Papandreou cảnh báo. Bởi thế, ông thúc giục các nhà chức trách Mỹ và châu Âu cần thắt chặt quy định kiểm soát hoạt động của giới đầu cơ, trong đó có các giao dịch CDS.
Với mức nợ công tương đương khoảng 113% GDP, và mức thâm hụt ngân sách có thể lên tới 13% GDP trong năm nay, Hy Lạp đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tồi tệ.
Tuy nhiên, trong vòng hơn một tuần trở lại đây, tình hình khủng hoảng nợ ở nước này đã có những diễn biến khả quan hơn. Kế hoạch giảm thêm thâm hụt ngân sách của Athens đã thuyết phục được các nhà đầu tư tiếp tục bỏ tiền mua trái phiếu. Pháp cũng đã tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ cho Hy Lạp trong trường hợp cần thiết.