Châu Âu tìm cách cứu Hy Lạp khỏi vỡ nợ công

Kiều Oanh
Chia sẻ

Một kế hoạch trị giá lên tới 41 tỷ USD nhằm cứu Hy Lạp khỏi khủng hoảng nợ đang được Đức và Pháp bàn thảo

Một khách du lịch phía trước ngôi đền cổ Parthenon tại Athens, thủ đô Hy Lạp. Trong cả năm 2010, nước này cần tới 54 tỷ Euro để trả nợ - Ảnh: AP.
Một khách du lịch phía trước ngôi đền cổ Parthenon tại Athens, thủ đô Hy Lạp. Trong cả năm 2010, nước này cần tới 54 tỷ Euro để trả nợ - Ảnh: AP.
Một kế hoạch do Đức và Pháp đứng đầu nhằm giải cứu Hy Lạp khỏi khủng hoảng nợ bằng số tiền lên tới 30 tỷ Euro, tương đương 41 tỷ USD, đang được thảo luận.

Có vẻ như châu Âu đã bắt đầu cảm thấy không thể khoanh tay đứng nhìn thêm nữa khi Hy Lạp đang bị đẩy sát tới bờ vực vỡ nợ công. Đây là kế hoạch giải cứu đầu tiên trong lịch sử dành cho một quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Euro).

Tờ Wall Street Journal được nguồn tin thân cận cho biết, theo dự kiến ban đầu, việc giải cứu sẽ được thực hiện bằng cách để các định chế của hai nước này, chẳng hạn như các ngân hàng quốc doanh như KfW của Đức, và các nhà đầu tư trái phiếu của khu vực công mua lại nợ của Hy Lạp.

Nguồn tin cho Wall Street Journal biết, việc sử dụng các định chế tài chính quốc doanh trong kế hoạch giải cứu này cho phép chính phủ Đức và Pháp “né” được những quy định của châu Âu không cho phép chính phủ nước này sở hữu nợ của chính phủ nước khác.

Hiện chưa có thông tin cụ thể về thời điểm mua nợ, đồng thời, kế hoạch cũng còn phải chờ nhận được sự thông qua của chính phủ Đức và Pháp. Thị trường tài chính toàn cầu đang rất nóng lòng trông chờ giải pháp cuối cùng mà châu Âu đưa ra, tạo áp lực buộc chính phủ hai nước này phải “gật đầu” với kế hoạch trước khi rắc rối lan sang các nước châu Âu khác.

Trong mấy tuần gần đây, thị trường trái phiếu thế giới đã nhiều phen chao đảo vì khủng hoảng nợ Hy Lạp. Giới đầu tư lo ngại, cuộc khủng hoảng có thể gõ cửa những nước có thâm hụt ngân sách khổng lồ khác trong khối sử dụng đồng Euro như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Các quan chức của Hy Lạp cũng cho biết, họ kỳ vọng sẽ đạt được một thỏa thuận về kế hoạch giải cứu vào thứ Sáu tuần này, khi Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou có cuộc gặp gỡ tại Berlin với người đồng cấp của Đức Angela Merkel.

Phát biểu trên đài phát thanh Pháp hôm Chủ nhật vừa rồi, Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này Christine Lagarde khẳng định Pháp đang cân nhắc các lựa chọn giải cứu Hy Lạp. Nguồn tin thân cận với Chính phủ Pháp cho biết, nước này chỉ thông qua kế hoạch giải cứu Hy Lạp trong trường hợp Đức ủng hộ.

Trong khi đó, phía Đức hiện vẫn khẳng định hai bên sẽ không sớm đạt được một thỏa thuận như vậy. Xuất hiện trên truyền hình hôm 28/2, bà Merkel tuyên bố, Đức cần tiến xa hơn trong việc cắt giảm thâm hụt ngân sách.

Theo giới phân tích, thái độ như vậy của Chính phủ Đức cho thấy nước này đang có những đòi hỏi chặt chẽ buộc Hy Lạp phải đạt được những bước tiến rõ nét trong việc kiểm soát mức thâm hụt ngân sách có thể lên tới xấp xỉ 13% GDP trong năm nay.

Là nền kinh tế đầu tàu của 16 quốc gia sử dụng đồng Euro, Đức phải đứng ra gánh vác phần trách nhiệm chính trong bất kỳ kế hoạch giải cứu nào. Do vậy, họ không muốn tiền thuế của dân bị sử dụng bất cẩn. Một cuộc trưng cầu dân ý tại Đức mới đấy cho thấy, đại đa số dân chúng nước này không muốn Chính phủ cứu giúp Hy Lạp.

Cho tới thứ Sáu tuần trước, Hy Lạp và Liên minh châu Âu (EU) vẫn bất đồng ý kiến xung quanh việc liệu một kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tăng thuế sẽ giúp giảm thâm hụt ngân sách của nước này về mục tiêu 9% GDP trong năm 2010. Một quan chức cao cấp của Hy Lạp cho biết, nước này đang tính chuyện tăng thêm thuế để đạt mục tiêu cắt giảm ngân sách của EU.

Số tiền thu về khoảng 20-30 tỷ Euro mà kế hoạch giải cứu vạch ra là đủ để Hy Lạp thanh toán số nợ tới hạn phải trả vào mùa xuân này. Số nợ của Chính phủ Hy Lạp đáo hạn vào tháng 3-4 năm nay là 22 tỷ Euro. Tuy nhiên, trong cả năm 2010, Hy Lạp cần tới 54 tỷ Euro để trả nợ. Tới thời điểm này, Hy Lạp đã huy động được 13 tỷ Euro và đang cân nhắc phát hành thêm 3-5 tỷ Euro trái phiếu nữa trong tuần tới.

Về phần mình, Chính phủ Mỹ hy vọng châu Âu sẽ sớm đi tới một kế hoạch giải cứu Hy Lạp, chấm dứt những bất ổn khiến thị trường toàn cầu lo sợ hiện nay. Washington đã thể hiện công khai thái độ ủng hộ EU kiểm soát cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp, nhưng cũng cho rằng, yêu cầu tài khóa của EU đối với Athens có phần hơi quá nghiêm khắc.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con