Xã hội hóa giao thông: “Phương án nào cũng có rủi ro”
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường “đảm bảo không có ưu đãi nào cho doanh nghiệp của ngành giao thông”
“Nếu như chỉ dùng ngân sách Nhà nước thì phải 5 - 10 năm nữa chúng ta mới có được cơ sở hạ tầng như hiện nay”, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường lên tiếng trước những băn khoăn của dư luận về chủ trương xã hội hóa xây dựng hạ tầng giao thông đang được Bộ rốt ráo triển khai.
Phát biểu trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Thứ trưởng Trường nói, đầu tư BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là hình thức các nước tiên tiến trên thế giới đã sử dụng từ rất lâu. Ngân sách Nhà nước không đủ để đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông ngay, vì thế chúng ta sử dụng hình thức này để thu hút nguồn vốn của toàn xã hội.
Thời gian qua, Việt Nam đã huy động được nguồn lực của toàn xã hội đầu tư với hình thức BOT, nên đã rút ngắn được thời gian và có được những con đường đẹp. Chính những con đường đó đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vận tải rút ngắn được thời gian đi lại, giảm chi phí xăng dầu, giảm hao mòn phương tiện vận tải, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Vì thế, ông nói, các doanh nghiệp sau khi cân nhắc, tính toán vẫn thích đi các con đường thu phí BOT, hơn là đi các con đường gập ghềnh, quanh co mất thời gian trước đây.
Tuy nhiên, về phương diện đầu tư, theo ông Trường, “không phương án nào là không có rủi ro”, và rủi ro của BOT chính là sự thay đổi của thị trường trong quá trình thực hiện. Cụ thể, lưu lượng xe đi qua tuyến đường đó có thể không đáp ứng việc hoàn vốn của nhà đầu tư.
Để hạn chế tối đa rủi ro này, hợp đồng BOT đã nêu rõ, căn cứ vào lưu lượng xe của các vùng kinh tế, các địa phương mà chủ đầu tư và nhà đầu tư sẽ tính toán lại để tăng hoặc giảm thời gian thu phí.
Đồng thời, căn cứ vào biến động của chỉ số giá tiêu dùng để đưa ra mức thu phí sao cho vừa đáp ứng nguồn thu cho nhà đầu tư, vừa đáp ứng sức chịu đựng của người dân với các khoản phí.
Liên quan đến phản ánh chỉ có doanh nghiệp thân cận hoặc các tổng công ty của Bộ Giao thông Vận tải mới được thực hiện các dự án BOT, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, cho biết trước đây, khi làm các dự án BOT, Bộ kêu gọi thì rất ít nhà đầu tư tham gia. Nhưng hiện nay, do nhu cầu phát triển, cũng như năng lực của các doanh nghiệp tốt lên, đã có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến các dự án BOT.
Theo quy định của Nghị định 15, nhà đầu tư nào đáp ứng được các tiêu chí về năng lực tài chính, chuyên môn, cũng như quản lý thì mới tiến hành lựa chọn, và thậm chí sử dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn nhà đầu tư tốt nhất.
“Tôi đảm bảo không có ưu đãi nào cho doanh nghiệp của ngành giao thông. Các doanh nghiệp làm BOT chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn cả nước”, ông Trường nói.
Phát biểu trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Thứ trưởng Trường nói, đầu tư BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là hình thức các nước tiên tiến trên thế giới đã sử dụng từ rất lâu. Ngân sách Nhà nước không đủ để đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông ngay, vì thế chúng ta sử dụng hình thức này để thu hút nguồn vốn của toàn xã hội.
Thời gian qua, Việt Nam đã huy động được nguồn lực của toàn xã hội đầu tư với hình thức BOT, nên đã rút ngắn được thời gian và có được những con đường đẹp. Chính những con đường đó đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vận tải rút ngắn được thời gian đi lại, giảm chi phí xăng dầu, giảm hao mòn phương tiện vận tải, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Vì thế, ông nói, các doanh nghiệp sau khi cân nhắc, tính toán vẫn thích đi các con đường thu phí BOT, hơn là đi các con đường gập ghềnh, quanh co mất thời gian trước đây.
Tuy nhiên, về phương diện đầu tư, theo ông Trường, “không phương án nào là không có rủi ro”, và rủi ro của BOT chính là sự thay đổi của thị trường trong quá trình thực hiện. Cụ thể, lưu lượng xe đi qua tuyến đường đó có thể không đáp ứng việc hoàn vốn của nhà đầu tư.
Để hạn chế tối đa rủi ro này, hợp đồng BOT đã nêu rõ, căn cứ vào lưu lượng xe của các vùng kinh tế, các địa phương mà chủ đầu tư và nhà đầu tư sẽ tính toán lại để tăng hoặc giảm thời gian thu phí.
Đồng thời, căn cứ vào biến động của chỉ số giá tiêu dùng để đưa ra mức thu phí sao cho vừa đáp ứng nguồn thu cho nhà đầu tư, vừa đáp ứng sức chịu đựng của người dân với các khoản phí.
Liên quan đến phản ánh chỉ có doanh nghiệp thân cận hoặc các tổng công ty của Bộ Giao thông Vận tải mới được thực hiện các dự án BOT, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, cho biết trước đây, khi làm các dự án BOT, Bộ kêu gọi thì rất ít nhà đầu tư tham gia. Nhưng hiện nay, do nhu cầu phát triển, cũng như năng lực của các doanh nghiệp tốt lên, đã có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến các dự án BOT.
Theo quy định của Nghị định 15, nhà đầu tư nào đáp ứng được các tiêu chí về năng lực tài chính, chuyên môn, cũng như quản lý thì mới tiến hành lựa chọn, và thậm chí sử dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn nhà đầu tư tốt nhất.
“Tôi đảm bảo không có ưu đãi nào cho doanh nghiệp của ngành giao thông. Các doanh nghiệp làm BOT chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn cả nước”, ông Trường nói.