5 startup công nghệ vũ trụ nổi bật tại Đông Nam Á
Đông Nam Á đánh dấu bước chân khám phá không gian khi startup tại một số quốc gia đã triển khai vệ tinh và thu hút đầu tư nước ngoài. Cam kết phát triển bền vững và dân số sành về công nghệ là hai trong nhiều động lực giúp Đông Nam Á phát triển hệ sinh thái cộng nghệ, trong đó có công nghệ vũ trụ…
Theo Tech Collective, đầu tư công nghệ không gian dự kiến sẽ đạt 2,7 nghìn tỷ USD vào năm 2050. Dự báo này cho thấy tiềm năng tươi sáng của ngành công nghệ không gian để các công ty trong khu vực khám phá và đổi mới thiên hà.
MU SPACE
Mu Space có trụ sở tại Bangkok (Thái Lan), là công ty sản xuất hàng không vũ trụ và là nhà cung cấp dịch vụ internet. Mu Space đặt mục tiêu đưa Đông Nam Á trở thành một trong những trung tâm công nghệ vũ trụ quốc tế đồng thời tạo ra các tiến bộ công nghệ tích cực cho khu vực.
Startup này thực hiện chiến lược tích hợp dọc nhằm giảm chi phí đồng thời cải thiện chất lượng. mu Space thành lập Nhà máy 1 để thực hiện việc thiết kế, phát triển và sản xuất các bộ phận khác nhau, trong đó có các vệ tinh nhỏ. Thành phần vệ tinh mà mu Space thử nghiệm với GISTDA là "Bánh xe phản ứng", bộ phận giúp ổn định và di chuyển vệ tinh trong môi trường vi trọng lực.
Một thử nghiệm quan trọng mà mu Space đã thực hiện là "Thử nghiệm độ rung" vì các bộ phận có thể bị vỡ và gây hư hỏng cho các bộ phận khác của vệ tinh nếu nó không thể chịu được những rung động không thể tránh khỏi khi phóng vào khí quyển. Vệ tinh của mu Space đã vượt qua bài kiểm tra với chứng nhận SSTL/Airbus và AS9100 D của GISTDA.
EQUATORIAL SPACE SYSTEMS
Equatorial Space là một công ty tiên phong trong sứ mệnh biến đổi việc tiếp cận không gian của Singapore. Dẫn dắt bởi một đội ngũ đa dạng với chuyên môn về động cơ tên lửa và vật liệu, công ty đặt mục tiêu giảm đáng kể chi phí, tác động tiêu cực đến môi trường và các rủi ro cơ bản so với phương pháp phóng truyền thống.
Trọng tâm chính của Equatorial Space là phát triển tên lửa thử nghiệm "Dorado", nhằm cung cấp dữ liệu cho nghiên cứu khoa học và thử nghiệm công nghệ.
Năm 2023, công ty đã thành công huy động vốn trong hạt giống trị giá 1,5 triệu USD do Elev8.VC dẫn đầu, với sự tham gia của SEEDS Capital và Masik Enterprises.
NUSPACE
NuSpace, một công ty vệ tinh nanosatellite có trụ sở tại Singapore, được thành lập bởi Ng Zhen Ning và Tiến sĩ Luo Sha. Công ty đang cách mạng hóa việc cung cấp kết nối Internet of Things (IoT) đến những vùng xa xôi. Chuyên sản xuất các vệ tinh nanosatellite IoT có kích thước chỉ tương đương một hộp giày. Công ty này đang thực hiện sứ mệnh mở rộng việc truyền tải gói dữ liệu IoT và kết nối tới các vùng quê, các hòn đảo xa xôi và thậm chí các khu vực hoang vắng như giữa đại dương hoặc sa mạc.
Mục tiêu của công ty là giải quyết những thách thức của các nhà điều hành mạng vệ tinh, đặc biệt là trong việc quản lý tắc nghẽn dữ liệu trên các hệ thống tần số hiện có, bằng cách cung cấp các giải pháp giao tiếp không gian-đất tiên tiến.
Vào năm 2019 và 2020, một số vốn không tiết lộ từ quỹ đầu tư Nhật Bản BEENEXT và Sunbo Angel của Đài Loan đã giúp công ty phát triển.
ALIENA
Aliena, được thành lập vào năm 2018 như một công ty con của Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore. Tuy nhiên, sau đó, công ty này đã nhanh chóng trở thành nhà cung cấp các giải pháp động cơ điện, nhắm vào thị trường vệ tinh nhỏ đang nổi. Trọng tâm của công ty là phát triển các hệ thống động cơ thu nhỏ và cung cấp các dịch vụ quan sát từ xa thông qua một mạng lưới các vệ tinh trong quỹ đạo Trái Đất rất thấp (VLEO).
Một trong những sáng kiến đã đưa tên tuổi của Aliena đi lên là vệ tinh nanosatellite được trang bị động cơ đẩy Hall hiệu quả nhiên liệu vào không gian thông qua nhiệm vụ Transporter-3 của SpaceX Falcon 9.
Năm 2019, công ty này đã thành công gây quỹ 1,1 triệu USD trong vòng gọi vốn hạt giống với sự tham gia của cơ quan đầu tư chiến lược của Cơ quan Khoa học và Công nghệ Quốc phòng Singapore, Cap Vista. Ngoài ra, công ty cũng nhận được sự ủng hộ giúp đỡ từ các nhà đầu tư đáng chú ý khác, như 500 Global và Quỹ Đổi mới và Đầu tư Paspalis.
SPACELN
SpaceIn, thuộc Đại học Sains Malaysia, là một trong những cái tên tích cực tham gia sản xuất vệ tinh nhỏ và các dịch vụ IoT vệ tinh. Startup tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm giáo dục liên quan đến vệ tinh và dịch vụ nền tảng gần không gian thông qua khí cầu tầng bình lưu.
Tầm nhìn của SpaceIn là dẫn đầu các hoạt động khám phá không gian tại Malaysia bằng cách sử dụng các công nghệ chi phí hiệu quả và thương mại như PocketQubes để giảm thiểu rào cản trong việc tiếp cận không gian.
Các nhà tài trợ quan trọng của SpaceIn bao gồm Quỹ Cradle và 1337 Ventures, và Planters International.