“Ẩn số” tái cơ cấu VNPT
Tháng 2/2012, VNPT sẽ trình Bộ Thông tin và Truyền thông đề án tái cơ cấu Tập đoàn, sau đó sẽ trình lên Thủ tướng Chính phủ
Trong tháng 2/2012, Tập đoàn Bưu chính Viễn Việt Nam (VNPT) sẽ trình Bộ Thông tin và Truyền thông đề án tái cơ cấu Tập đoàn, sau đó trong quý 1 sẽ trình lên Thủ tướng Chính phủ.
Đề án tái cấu trúc của VNPT có nhiều vấn đề, song nội dung nhận được sự quan tâm nhiều nhất của dư luận, các nhà quản lý và các nhà đầu tư, là việc hợp nhất hai mạng di động VinaPhone và MobiFone, hoặc cổ phần hóa một trong hai mạng đề phù hợp với nghị định hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông. Vấn đề này cho tới giờ vẫn còn là một “ẩn số”.
Tại hội nghị tổng kết của Bộ Thông tin và Truyền thông cuối năm 2011, ông Vũ Tuấn Hùng - Tổng giám đốc VNPT - đã công bố một số nội dung, chương trình trong đề án trên, nhưng lại không đề cập tới “tâm điểm” cổ phần hóa hoặc sáp nhập các đơn vị viễn thông di động trực thuộc.
Theo ông Hùng, nhiều năm trước, trong đề án tái cơ cấu đã đưa ra định hướng chuyển đường trục của VNPT ra khỏi Tập đoàn. Tuy nhiên, hiện vấn đề này đã thay đổi cơ bản. Nếu chuyển đường trục ra thì doanh nghiệp không thể tồn tại. Vì thế, VNPT đề nghị Bộ kiến nghị Chính phủ xem xét để VNPT tiếp tục hoạt động đúng với tư cách là một tập đoàn viễn thông quốc gia.
Hay như chuyện VNPT được Chính phủ và Bộ cho phép đầu tư, quản lý, vận hành mạng thông tin chuyên dùng, phục vụ cơ quan Đảng và Nhà nước. VNPT cho biết, hiện mạng này đủ điều kiện và đảm bảo chất lượng phục vụ cho các cơ quan Đảng và Nhà nước, song VNPT không thể mang mạng này phục vụ ngoài các đối tượng mà Bộ đã quy định.
Và Tập đoàn cũng đề nghị Bộ có ý kiến với Chính phủ để tận dụng hạ tầng mà Chính phủ đã đầu tư. Nếu như để các doanh nghiệp khác đầu tư tiếp thì sẽ tạo ra sự lãng phí rất lớn.
Có thể thấy, những nội dung trên mới chỉ là các kiến nghị mà Tập đoàn VNPT trình lên Bộ và Chính phủ.
Theo Tổng giám đốc VNPT, các năm trước, Tập đoàn đã được Bộ chỉ đạo về tái cơ cấu, nhưng tình hình chưa cấp bách như một hai năm lại đây. “VNPT xác định việc tái cơ cấu không phải là mệnh lệnh hành chính của cơ quan quản lý cấp trên nữa mà là mục đích, mục tiêu tự thân của doanh nghiệp”, ông Hùng khẳng định.
Dù vậy, đề án tái cơ cấu của VNPT cụ thể như thế nào, đặc biệt là chuyện sáp nhập hai mạng viễn thông hoặc cổ phần hóa một trong hai mạng di động trên và VNPT chỉ được giữ lại 20% cổ phần theo quy định của luật thì vẫn chưa được VNPT tiết lộ cụ thể.
Theo phân tích của một số chuyên gia, nếu hợp nhất hai mạng viễn thông di động sẽ tạo ra những bất lợi nhất định cho VNPT như làm bộ máy lãnh đạo trở nên cồng kềnh, “pha loãng” mô hình kinh doanh vốn khá hiệu quả hiện nay của MobiFone và có nguy cơ làm quay trở lại thời kỳ độc quyền trên thị trường viễn thông di động.
Vì vậy, cổ phần hóa một trong hai mạng viễn thông xem ra là giải pháp hiệu quả hơn.
Ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại lễ trao giải 10 sự kiện công nghệ thông tin cuối năm 2011 cho rằng, Nghị định 25 (nghị định hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông - PV) là thể hiện mong muốn của Nhà nước tạo thị trường lành mạnh, không để xảy ra hiện tượng độc quyền doanh nghiệp.
Ông Hưng cũng cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục tham mưu với Chính phủ và cương quyết cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước để tạo ra một thị trường viễn thông cạnh tranh thực sự.
Những phân tích và nhận định trên có thể thấy, “ẩn số” trong đề án tái cơ cấu của VNPT sẽ nghiêng về cổ phần hóa nhiều hơn là hợp nhất.
Đề án tái cấu trúc của VNPT có nhiều vấn đề, song nội dung nhận được sự quan tâm nhiều nhất của dư luận, các nhà quản lý và các nhà đầu tư, là việc hợp nhất hai mạng di động VinaPhone và MobiFone, hoặc cổ phần hóa một trong hai mạng đề phù hợp với nghị định hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông. Vấn đề này cho tới giờ vẫn còn là một “ẩn số”.
Tại hội nghị tổng kết của Bộ Thông tin và Truyền thông cuối năm 2011, ông Vũ Tuấn Hùng - Tổng giám đốc VNPT - đã công bố một số nội dung, chương trình trong đề án trên, nhưng lại không đề cập tới “tâm điểm” cổ phần hóa hoặc sáp nhập các đơn vị viễn thông di động trực thuộc.
Theo ông Hùng, nhiều năm trước, trong đề án tái cơ cấu đã đưa ra định hướng chuyển đường trục của VNPT ra khỏi Tập đoàn. Tuy nhiên, hiện vấn đề này đã thay đổi cơ bản. Nếu chuyển đường trục ra thì doanh nghiệp không thể tồn tại. Vì thế, VNPT đề nghị Bộ kiến nghị Chính phủ xem xét để VNPT tiếp tục hoạt động đúng với tư cách là một tập đoàn viễn thông quốc gia.
Hay như chuyện VNPT được Chính phủ và Bộ cho phép đầu tư, quản lý, vận hành mạng thông tin chuyên dùng, phục vụ cơ quan Đảng và Nhà nước. VNPT cho biết, hiện mạng này đủ điều kiện và đảm bảo chất lượng phục vụ cho các cơ quan Đảng và Nhà nước, song VNPT không thể mang mạng này phục vụ ngoài các đối tượng mà Bộ đã quy định.
Và Tập đoàn cũng đề nghị Bộ có ý kiến với Chính phủ để tận dụng hạ tầng mà Chính phủ đã đầu tư. Nếu như để các doanh nghiệp khác đầu tư tiếp thì sẽ tạo ra sự lãng phí rất lớn.
Có thể thấy, những nội dung trên mới chỉ là các kiến nghị mà Tập đoàn VNPT trình lên Bộ và Chính phủ.
Theo Tổng giám đốc VNPT, các năm trước, Tập đoàn đã được Bộ chỉ đạo về tái cơ cấu, nhưng tình hình chưa cấp bách như một hai năm lại đây. “VNPT xác định việc tái cơ cấu không phải là mệnh lệnh hành chính của cơ quan quản lý cấp trên nữa mà là mục đích, mục tiêu tự thân của doanh nghiệp”, ông Hùng khẳng định.
Dù vậy, đề án tái cơ cấu của VNPT cụ thể như thế nào, đặc biệt là chuyện sáp nhập hai mạng viễn thông hoặc cổ phần hóa một trong hai mạng di động trên và VNPT chỉ được giữ lại 20% cổ phần theo quy định của luật thì vẫn chưa được VNPT tiết lộ cụ thể.
Theo phân tích của một số chuyên gia, nếu hợp nhất hai mạng viễn thông di động sẽ tạo ra những bất lợi nhất định cho VNPT như làm bộ máy lãnh đạo trở nên cồng kềnh, “pha loãng” mô hình kinh doanh vốn khá hiệu quả hiện nay của MobiFone và có nguy cơ làm quay trở lại thời kỳ độc quyền trên thị trường viễn thông di động.
Vì vậy, cổ phần hóa một trong hai mạng viễn thông xem ra là giải pháp hiệu quả hơn.
Ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại lễ trao giải 10 sự kiện công nghệ thông tin cuối năm 2011 cho rằng, Nghị định 25 (nghị định hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông - PV) là thể hiện mong muốn của Nhà nước tạo thị trường lành mạnh, không để xảy ra hiện tượng độc quyền doanh nghiệp.
Ông Hưng cũng cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục tham mưu với Chính phủ và cương quyết cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước để tạo ra một thị trường viễn thông cạnh tranh thực sự.
Những phân tích và nhận định trên có thể thấy, “ẩn số” trong đề án tái cơ cấu của VNPT sẽ nghiêng về cổ phần hóa nhiều hơn là hợp nhất.