Gucci và các thương hiệu thời trang hàng đầu đang thu nguồn lợi nhuận khổng lồ từ Metaverse

Ngô Huyền
Chia sẻ

Các thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới đang làm giàu từ nền kinh tế metaverse được định giá hàng nghìn tỷ USD…

Gucci và các thương hiệu thời trang hàng đầu đang thu nguồn lợi nhuận khổng lồ từ Metaverse
Gucci và các thương hiệu thời trang hàng đầu đang thu nguồn lợi nhuận khổng lồ từ Metaverse

Tháng 12 năm ngoái, trong mùa lễ hội Noel, thương hiệu thời trang dành cho thanh thiếu niên Forever 21 đã thử nghiệm một loạt sản phẩm mới. Thế nhưng, điều bất ngờ là dù có bao nhiêu thiết kế mới, cho đến nay, một trong những sản phẩm bán chạy nhất của hãng vẫn là chiếc mũ len màu hồng in chữ FOREVER. 

Trên thực tế, chiếc mũ này không tồn tại trong thế giới thực mà là vật phẩm ảo được bán trên Roblox, một nền tảng trò chơi trực tuyến ra mắt vào năm 2006, hiện có gần 60 triệu người dùng và được coi là một trong những phiên bản đầu tiên thành công nhất của metaverse.

Được biết, Forever 21 chỉ tốn khoảng 500 USD để thiết kế và ra mắt nhưng hiện nay, sản phẩm này đã bán được hơn một triệu chiếc trên metaverse, trở thành một trong những mặt hàng phổ biến nhất của F21 từ trước đến nay. Để đánh dấu những thành công trên không gian ảo, tháng 11 năm ngoái, Forever 21 đã tung ra Bộ sưu tập Metaverse ngoài đời thực, bao gồm cả mũ len beanie màu hồng phiên bản giới hạn nói trên. 

VÉN MÀN MÁNH KHÓE CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU 

Theo Jacob Hawkins, giám đốc tiếp thị và kỹ thuật số của F21, Roblox và các không gian ảo khác trong metaverse giống như phòng thử nghiệm R&D, nơi người tiêu dùng chính là chuột lang. 

“Chúng tôi có thể phát hiện các xu hướng mà khách hàng yêu thích và tìm ra các cách để thiết kế và bán lẻ các sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng”, ông nói. Khi này, một thuật ngữ đã xuất hiện để mô tả hoạt động kinh doanh pha trộn giữa vật lý và kỹ thuật số trong không thời trang nói chung và trong các ngành công nghiệp khác nói riêng là “phygital”.

Goldman Sachs ước tính nền kinh tế của metaverse có thể đạt 8 nghìn tỷ USD sau 20 năm. Các thương hiệu thời trang đang bận rộn săn lùng những khách hàng mới trên không gian này, thậm chí, ngay cả những ngôi sao nổi tiếng như Travis Scott cũng đang cố gắng tìm chỗ đứng trong thế giới mới này. 

Đầu năm 2022, Gucci trở thành hãng thời trang xa xỉ đầu tiên thông báo đã mua bất động sản kỹ thuật số trong Sandbox metaverse để mở cửa hàng và phòng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật NFT và các món đồ thời trang cổ điển của hãng. Trong đó, một trong những sản phẩm bán chạy nhất của Gucci trên không gian số có thể kể đến đôi giày thể thao ảo trị giá 12,99 USD. 

Tháng 11/2022, thương hiệu thời trang xa xỉ của Anh là Burberry cũng gây chú ý với khán giả Gen Z khi hợp tác cùng trò chơi trực tuyến cực kỳ nổi tiếng là Minecraft. Theo đó, bộ sưu tập trang phục kỹ thuật số của hãng có thể tải xuống miễn phí trong trò chơi. Cùng lúc đó, Burberry cũng phát hành một bộ sưu tập ngoài đời thực lấy cảm hứng từ Minecraft. 

Phillip Hennche, giám đốc sáng tạo của thương hiệu, cho biết hợp tác đã tạo ra sự quan tâm “khủng” của công chúng. Theo Launchmetrics, một nền tảng dữ liệu phân tích các thương hiệu cao cấp trên mạng xã hội, ước tính dự án đã tạo ra khoản lợi tức đầu tư quảng cáo 5,2 triệu USD.

Alison Bringé, giám đốc tiếp thị của Launchmetrics cho biết: “Nếu bạn không thể mua túi xách của Gucci trong thế giới thực, thì bạn hoàn toàn có thể sở hữu sản phẩm đó chỉ với 5 USD trong khu siêu thị của metaverse. Bởi vì, các thương hiệu hy vọng một khi khách hàng đã sở hữu sản phẩm ảo, nhu cầu mua phiên bản thực của họ cũng sẽ tăng lên”. 

“Metaverse hiện là con đường giúp các thương hiệu xây dựng mối quan hệ với khách hàng trẻ. Balenciaga, Prada và Thom Browne đều đang phát triển các sản phẩm kỹ thuật số với giá trị chưa đến 10 USD”, bà nói thêm. 

CÁC THƯƠNG HIỆU XA XỈ ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN TRONG KHÔNG GIAN KỸ THUẬT SỐ 

Theo báo cáo năm 2021 của JPMorgan, trò chơi Metaverse và NFT có thể chiếm 10% thị trường hàng xa xỉ vào năm 2030. Điều này sẽ tạo ra cơ hội doanh thu 50 tỷ euro với lợi nhuận tăng trưởng chung của thị trường sẽ khoảng 25% mỗi năm.

Theo một báo cáo năm 2022 của tập đoàn công nghiệp xa xỉ Pháp, Comité Colbert và công ty tư vấn Bain, khoảng một nửa số thương hiệu xa xỉ của Pháp đang thử nghiệm metaverse và NFT, cũng sẽ sớm phát triển các kế hoạch kinh doanh trong thị trường kỹ thuật số. Kering, tập đoàn sở hữu hàng loạt thương hiệu bao gồm Gucci, Saint Laurent, Alexander 

McQueen và Bottega Veneta, đã tạo ra một “phòng thí nghiệm” nội bộ nhằm phục vụ cho hoạt động phát triển và nghiên cứu sản phẩm trên metaverse. Theo Gaetan Cordier, một luật sư chuyên về lĩnh vực xa xỉ tại Eversheds Sutherland (Paris), việc bắt kịp các xu hướng mới là rất quan trọng nhất là để kết nối với nhóm khách hàng trẻ trên nhiều nền tảng có thể trở nên quan trọng hơn.

Một xu hướng phổ biến khác mà nhiều công ty cũng đang quan tâm là thực tế ảo  tăng cường, nơi khách hàng có thể thử phiên bản 3D của quần áo hoặc phụ kiện từ phòng ngủ của họ trước khi đặt hàng sản phẩm.

Theo đó, người dùng có thể sử dụng các ứng dụng (chẳng hạn như SnapChat) thông qua điện thoại để phủ các phiên bản kỹ thuật số 3D của sản phẩm lên khuôn mặt hoặc cơ thể của mình. Snap cho biết Estée Lauder, Mac, Gucci và Dior đều đã thực hiện các chiến dịch AR trên nền tảng của họ và thực sự đã tạo ra những hiệu quả về doanh số. Ví dụ, giày thể thao kỹ thuật số của Dior đã được xem 2,3 triệu lần và mang lại lợi nhuận gấp sáu lần cho chi tiêu quảng cáo.

RẤT KHÓ ĐỂ KIỂM SOÁT THƯƠNG HIỆU TRONG METAVERSE 

Tuy nhiên, nhiều thương hiệu cũng lo ngại các vấn đề về sở hữu trí tuệ và hình ảnh thương hiệu. Một chuyên gia trong ngành xa xỉ phẩm cho biết:: “Nếu thời trang của Gucci hoặc Balenciaga xuất hiện trong một tấm hình đẹp trên Sandbox thì thật tuyệt, nhưng nếu những thương hiệu như vậy xuất hiện trong nội dung người lớn” thì điều đó sẽ gây ra vấn đề về hình ảnh. Cho đến nay, vẫn chưa có phương án để giải quyết những vấn đề này”.  

Vừa qua, Hermès đã thắng một vụ kiện chống lại một nghệ sĩ kỹ thuật số bán bộ sưu tập “MetaBirkins”, những chiếc túi ảo mịn NFT dựa trên chiếc túi Birkin mang tính biểu tượng của hãng thời trang Pháp. Hermès tuyên bố nghệ sĩ đã sao chép thiết kế của mình để kiếm hàng trăm nghìn USD. Sau đó, hãng đã được nhận 133.000 USD tiền bồi thường thiệt hại.

Asmita Dubey, giám đốc kỹ thuật số của L'Oréal cho biết: “Mười năm trước, chúng tôi đã lo ngại về sự an toàn của thương hiệu trên mạng xã hội. Tuy nhiên, Web3 khó kiểm soát hơn nhiều”. 

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là không gian kỹ thuật số metaverse sẽ là miếng mồi ngon mà bất kỳ công ty nào, đặc biệt là các thương hiệu xa xỉ đều muốn chiếm phần. Ian Rogers, giám đốc của công ty tiền điện tử Ledger và cựu giám đốc kỹ thuật số tại LVMH, cho rằng: “Chúng ta nên hiểu giá trị của NFT và quyền sở hữu kỹ thuật số hơn bất kỳ ai. Không ai mua một chiếc đồng hồ xa xỉ để xem giờ. Bạn mua nó vì bạn đánh giá cao tính thẩm mỹ, tính thủ công, bạn nghĩ rằng nó có thể có giá trị bán lại và nó mang lại cho bạn địa vị và khiến bạn trở thành một phần của một nhóm nhỏ những người cũng đánh giá cao những thứ tương tự”. 

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con