Mỹ loay hoay ứng phó Tổng thống Philippines
Suốt mấy tháng qua, Washington đã cố gắng phớt lờ những lời lăng mạ và bài xích mà Duterte nhằm vào Mỹ
Chính quyền Tổng thống Barack Obama không có nhiều lựa chọn và đòn bẩy mạnh để ứng phó với thái độ bài Mỹ và thân Trung Quốc ngày càng rõ rệt của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - hãng tin Reuters nhận định.
Suốt mấy tháng qua, Washington đã cố gắng phớt lờ những lời lăng mạ và bài xích mà Duterte nhằm vào Mỹ cũng như bản thân ông Obama.
Suốt mấy tháng qua, Washington đã cố gắng phớt lờ những lời lăng mạ và bài xích mà Duterte nhằm vào Mỹ cũng như bản thân ông Obama.
Tuy nhiên, vào ngày thứ Năm tuần này, nhà lãnh đạo nổi tiếng với những phát ngôn gây tranh cãi của Philippines đã đẩy câu chuyện lên một ngưỡng cao mới khi tuyên bố “ly thân” với đồng minh lâu năm Mỹ và thay vào đó sẽ liên kết với Bắc Kinh và thậm chí cả Moscow - hai đối thủ chiến lược chính của Washington.
Những tuyên bố này của ông Duterte đang phủ bóng lên chiến lược xoay trục về phía châu Á của ông Obama nhằm đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc.
Rủi ro lớn có lẽ đang nằm ở thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng Mỹ-Philippines mà hai nước ký kết dưới thời người tiền nhiệm của ông Duterte. Với nội dung cho phép Mỹ luân chuyển tàu chiến, máy bay quân sự và binh sỹ qua lại giữa 5 căn cứ của Philippines, thỏa thuận này được xem là có ý nghĩa quan trọng đối với việc thể hiện sức mạnh quân sự của Mỹ tại khu vực sát sườn Trung Quốc.
Nhận thức rõ về tính khí thất thường của Duterte, chính quyền Obama đến nay đã thể hiện rõ sự thận trọng, cố gắng tránh khiến nhà lãnh đạo Philippines cảm thấy bị kích động ngay cả khi Washington chỉ trích chiến dịch chống ma túy đẫm máu của Philippines - giới chức Mỹ cho hay.
Một quan chức Mỹ đề nghị giấu tên cho biết nội bộ Chính phủ Mỹ đã có nhiều cuộc bàn bạc trong những tháng gần đây quanh việc nên chỉ trích vấn đề nhân quyền của Philippines đến mức độ nào, và những phát ngôn thận trọng mà Washington đưa ra là không đủ mạnh như một số quan chức Mỹ mong muốn.
Đến nay đã có hơn 3.000 nghi phạm thiệt mạng trong chiến dịch chống ma túy do ông Duterte khởi xướng. Nhiều nghi phạm thiệt mạng khi chưa được xét xử đã khiến Mỹ, châu Âu và Liên hiệp quốc lên tiếng cảnh báo về khả năng vi phạm nhân quyền.
Mặc dù vậy, Washington cũng ít nhiều nghi ngờ rằng Duterte có thể quay trở lại với Mỹ nếu ông nhận thấy việc này phù hợp với các lợi ích của ông. “Rõ ràng Duterte đang tìm cách chơi trò chơi cũ rích là đặt chúng tôi vào thế đối đầu với Trung Quốc”, một quan chức Mỹ giấu tên nói.
Phát ngôn viên Nhà Trắng John Kirby ngày 20/10 nói Mỹ sẽ đề nghị Duterte giải thích về tuyên bố “ly thân” với Mỹ mà ông đưa ra trong chuyến thăm Trung Quốc. Tuy vậy, ông Kirby chỉ hạn chế sự chỉ trích ở mức gọi tuyên bố này của Tổng thống Philippines là “gây trở ngại” và “rõ ràng đi ngược lại” mối quan hệ gần gũi giữa Washington và Manila.
Tuy lo ngại về sự khó lường của Duterte và những phát ngôn của ông, giới chức Mỹ nói rằng Philippines vẫn chưa hủy tập trận quân sự với Mỹ hay chính thức đề nghị có sự thay đổi hữu hình nào trong quan hệ an ninh giữa hai nước.
Nếu muốn phản ứng mạnh hơn với vấn đề nhân quyền ở Philippines, Mỹ có thể quyết định cắt viện trợ quân sự cho Manila, hoặc đưa ra điều kiện Philippines phải chấm dứt việc tiêu diệt nghi phạm ma túy không thông qua xét xử.
Tuy nhiên, giới chức Philippines đã thể hiện thái độ rằng nước này vẫn sẽ ổn dù không có viện trợ của Mỹ, và việc Manila xích lại gần Trung Quốc và Nga cho thấy họ có thể đang tìm nguồn viện trợ khác.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Philippines Ramon Lopez nói số thỏa thuận trị giá 13,7 tỷ USD sẽ được ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Duterte. Nhà Trắng cho hay vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Mỹ vào Philippines hiện vào khoảng 4,7 tỷ USD.
Hai năm qua, Mỹ đã cung cấp cho Philippines nhiều triệu USD viện trợ quân sự như một phần trong nỗ lực hỗ trợ đồng minh tạo đối trọng với việc Trung Quốc theo đuổi các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông.
Những tuyên bố này của ông Duterte đang phủ bóng lên chiến lược xoay trục về phía châu Á của ông Obama nhằm đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc.
Rủi ro lớn có lẽ đang nằm ở thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng Mỹ-Philippines mà hai nước ký kết dưới thời người tiền nhiệm của ông Duterte. Với nội dung cho phép Mỹ luân chuyển tàu chiến, máy bay quân sự và binh sỹ qua lại giữa 5 căn cứ của Philippines, thỏa thuận này được xem là có ý nghĩa quan trọng đối với việc thể hiện sức mạnh quân sự của Mỹ tại khu vực sát sườn Trung Quốc.
Nhận thức rõ về tính khí thất thường của Duterte, chính quyền Obama đến nay đã thể hiện rõ sự thận trọng, cố gắng tránh khiến nhà lãnh đạo Philippines cảm thấy bị kích động ngay cả khi Washington chỉ trích chiến dịch chống ma túy đẫm máu của Philippines - giới chức Mỹ cho hay.
Một quan chức Mỹ đề nghị giấu tên cho biết nội bộ Chính phủ Mỹ đã có nhiều cuộc bàn bạc trong những tháng gần đây quanh việc nên chỉ trích vấn đề nhân quyền của Philippines đến mức độ nào, và những phát ngôn thận trọng mà Washington đưa ra là không đủ mạnh như một số quan chức Mỹ mong muốn.
Đến nay đã có hơn 3.000 nghi phạm thiệt mạng trong chiến dịch chống ma túy do ông Duterte khởi xướng. Nhiều nghi phạm thiệt mạng khi chưa được xét xử đã khiến Mỹ, châu Âu và Liên hiệp quốc lên tiếng cảnh báo về khả năng vi phạm nhân quyền.
Mặc dù vậy, Washington cũng ít nhiều nghi ngờ rằng Duterte có thể quay trở lại với Mỹ nếu ông nhận thấy việc này phù hợp với các lợi ích của ông. “Rõ ràng Duterte đang tìm cách chơi trò chơi cũ rích là đặt chúng tôi vào thế đối đầu với Trung Quốc”, một quan chức Mỹ giấu tên nói.
Phát ngôn viên Nhà Trắng John Kirby ngày 20/10 nói Mỹ sẽ đề nghị Duterte giải thích về tuyên bố “ly thân” với Mỹ mà ông đưa ra trong chuyến thăm Trung Quốc. Tuy vậy, ông Kirby chỉ hạn chế sự chỉ trích ở mức gọi tuyên bố này của Tổng thống Philippines là “gây trở ngại” và “rõ ràng đi ngược lại” mối quan hệ gần gũi giữa Washington và Manila.
Tuy lo ngại về sự khó lường của Duterte và những phát ngôn của ông, giới chức Mỹ nói rằng Philippines vẫn chưa hủy tập trận quân sự với Mỹ hay chính thức đề nghị có sự thay đổi hữu hình nào trong quan hệ an ninh giữa hai nước.
Nếu muốn phản ứng mạnh hơn với vấn đề nhân quyền ở Philippines, Mỹ có thể quyết định cắt viện trợ quân sự cho Manila, hoặc đưa ra điều kiện Philippines phải chấm dứt việc tiêu diệt nghi phạm ma túy không thông qua xét xử.
Tuy nhiên, giới chức Philippines đã thể hiện thái độ rằng nước này vẫn sẽ ổn dù không có viện trợ của Mỹ, và việc Manila xích lại gần Trung Quốc và Nga cho thấy họ có thể đang tìm nguồn viện trợ khác.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Philippines Ramon Lopez nói số thỏa thuận trị giá 13,7 tỷ USD sẽ được ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Duterte. Nhà Trắng cho hay vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Mỹ vào Philippines hiện vào khoảng 4,7 tỷ USD.
Hai năm qua, Mỹ đã cung cấp cho Philippines nhiều triệu USD viện trợ quân sự như một phần trong nỗ lực hỗ trợ đồng minh tạo đối trọng với việc Trung Quốc theo đuổi các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông.