Phần mềm là yếu tố tạo nên sự khác biệt cho ô tô

Bảo Bình
Chia sẻ

Phần mềm sẽ đóng vai trò quan trọng hơn với chiếc ô tô, cung cấp từ hệ điều hành đến nhiều tính năng kết nối khác ...

Tech Innovators # 10 với chủ đề “Shaping the Future with Electric & Hybrid Vehicle Technology”.
Tech Innovators # 10 với chủ đề “Shaping the Future with Electric & Hybrid Vehicle Technology”.

Series Tech Innovators của FPT Software là chuỗi sự kiện tập trung thảo luận những câu chuyện và xu hướng công nghệ thế giới, với sự tham gia của các chuyên gia toàn cầu. Hiện nay, ngành công nghiệp xe điện đang bùng nổ mạnh mẽ, không ít nghiên cứu, nhận định đã được đưa ra rằng xe điện chính là tương lai của ô tô. 

Xe điện và xe hybrid dã tạo ra một xu hướng toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình “xanh hóa” ô tô vẫn còn nhiều trở ngại cần phải vượt qua. Chính vì thế, Tech Innovators # 10 của FPT Software đã diễn ra với chủ đề “Shaping the Future with Electric & Hybrid Vehicle Technology”. Sự kiện có sự tham gia của các chuyên gia công nghệ và ô tô hàng đầu thế giới.

Theo chia sẻ của Tiến sỹ Đinh Tiến Dũng, cựu CAE Director tại VinFast, doanh số xe điện trên toàn cầu đã tăng mạnh trong 10 năm qua, từ mức 55 ngàn xe năm 2011 lên 6,8 triệu xe năm 2021, tăng trưởng hơn 100 lần. Các chính sách về kiểm soát khí thải của các chính phủ đã góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ xe động cơ đốt trong sang xe điện.

Giờ đây, các nhà sản xuất ô tô truyền thống và các startup ô tô đều nhập cuộc, tham gia vào xu hướng xe điện. Xu hướng này cũng đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, khi mới đây Việt Nam đã cam kết đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tại Việt Nam, sự xuất hiện của ô tô điện trên đường phố cũng ngày càng nhiều hơn, khi các nhà sản xuất lần lượt giới thiệu ra thị trường các mẫu xe xanh, từ xe hybrid đến xe điện.

Ô TÔ SẼ LUÔN LUÔN ĐƯỢC NÂNG CẤP, CẢI THIỆN TRONG SUỐT THỜI GIAN SỬ DỤNG

Theo ông Nguyễn Đức Kính, Phó Tổng Giám đốc và Giám đốc Global Automotive & Manufacturing tại FPT Software, các xu hướng ACES đang hình thành và định nghĩa về ngành công nghiệp ô tô. ACES chính là từ viết tắt được lập thành từ các chữ cái đầu tiên của những xu hướng này. Đó là Autonomous driving (xe tự hành), Connectivity (kết nối), Electrification (điện hóa) và Shared mobility (xu hướng sở hữu ô tô bằng cách thuê hoặc chia sẻ xe). 

Tiến sỹ Siegmar Haasis, cựu Giám đốc CNTT R&D tại Mercedes-Benz và Founder & CEO tại Haasis Digital Engineering Consulting, cho biết trong 20-30 năm qua, phần cứng chiếm tỷ lệ thống trị trong các khâu từ thiết kế đến sản xuất ra một chiếc ô tô.

Tỷ lệ giữa phần cứng-phần mềm trong ô tô có thể nằm ở khoảng 90-10, tuy nhiên giờ đây, phần mềm sẽ đóng vai trò quan trọng hơn với chiếc ô tô, cung cấp từ hệ điều hành đến nhiều tính năng kết nối khác của ô tô. Phần mềm chính là yếu tố sẽ tạo nên sự khác biệt, điều này không chỉ diễn ra với ngành công nghiệp ô tô mà với cả các ngành công nghiệp khác. Chính phần mềm, dữ liệu là những thứ giúp sản phẩm trở nên khác biệt đồng thời cũng giúp nhà sản xuất có thêm doanh thu, lợi nhuận.

Đặc biệt, chuyên gia ô tô cho rằng trước xu hướng này, các hãng sản xuất ô tô sẽ gặp khó khăn vì để tạo ra sự khác biệt bằng phần mềm, họ sẽ phải tuyển dụng một số lượng lớn các kỹ sư phần mềm. Tuy vậy, với mô hình nguồn nhân lực hybrid, bắt tay với các công ty phần mềm, bài toán có thể được gỡ khó. 

Ông Frank Steinert, Giám đốc chi nhánh Việt Nam & FPT Liaison Manager tại NXP Semiconductors, cho biết trước đây, các nhà sản xuất ứng dụng phần mềm vào ô tô chủ yếu vì phải tuân thủ theo các quy định chính sách, song giờ đây việc ứng dụng phần mềm được thực hiện vì lợi ích của chính các hãng xe. Đặc biệt, sự thay đổi từ động cơ đốt trong sang xe điện sẽ liên quan nhiều hơn đến việc áp dụng phần mềm.

Để cạnh tranh, nhà sản xuất phải luôn luôn nâng cấp, cải thiện trong suốt quãng đời của sản phẩm. Trước đây, các hãng xe sản xuất ô tô rồi bán ra, chiếc xe hầu như không có gì thay đổi trong suốt 15 năm sử dụng. Nhưng giờ đây, với phương châm hướng đến khách hàng, các hãng xe buộc phải liên tục cải thiện hiệu suất, từ năng lượng tiêu thụ đến giải pháp sạc. Phát triển phần mềm chính là chìa khóa giúp các hãng xe nâng cấp trải nghiệm người dùng, khiến chiếc xe có khả năng “biến hình” trong suốt quãng đời sử dụng. 

Ô tô sẽ kết nối và được tùy biến nhiều hơn trong tương lai
Ô tô sẽ kết nối và được tùy biến nhiều hơn trong tương lai

“Ô tô sẽ được nâng cấp, cập nhật phần mềm liên tục để tốt hơn, chất lượng hơn. Ngoài ra, vì là xe kết nối, nên có khả năng bị phơi nhiễm trước các cuộc tấn công mạng, do đó nhà sản xuất phải tính đến các giải pháp bảo vệ, vá lỗi, bảo vệ về mặt an ninh mạng cho xe”, ông Frank nói. Chính vì những yếu tố đó, nên các chuyên gia cho rằng phần mềm chính là yếu tố sẽ làm nên sự khác biệt cho ô tô.

XE HYBRID SẼ LÀ CẦU NỐI GIỮA XE ĐỐT TRONG VÀ XE ĐIỆN

Nói về công nghệ xe hybrid, hay còn gọi là xe lai, xe lai điện - là loại xe sử dụng hai nguồn động lực gồm động cơ đốt trong và động cơ điện, các chuyên gia tại sự kiện Tech Innovators # 10 đều cho rằng xe hybrid sẽ đóng vai trò như “chiếc cầu nối” giữa xe động cơ đốt trong và xe điện. 

“Xe hybrid là một bước chuyển đổi hướng đến xe xanh, hướng đến xe điện, giúp người dùng quen dần với công nghệ xanh”, ông Đinh Tiến Dũng nói. “Mục đích cuối cùng của thị trường vẫn là xe điện và hiện không chỉ các quốc gia trên thế giới mà cả Việt Nam cũng đã có những quy định, chính sách nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này”.

Đặc biệt, cùng với vai trò “cầu nối” của xe hybrid, xe ô tô điện được dự đoán cũng sẽ có mức giá phù hợp hơn với người tiêu dùng đại chúng. Điều này được so sánh với thị trường smartphone. Vào những ngày đầu tiên smartphone xuất hiện, giá máy khá cao, tuy nhiên cùng với thời gian, có nhiều nhà sản xuất tham gia thị trường, giá smartphone đã giảm dần và trở nên đa dạng, phục vụ nhu cầu của từng đối tượng người dùng.

Kịch bản của thị trường xe điện cũng sẽ tương tự như vậy. Công nghệ ngày càng phát triển, đặc biệt là công nghệ về pin xe điện, và sự tham gia của các startup xe điện cũng như các hãng xe lâu đời sẽ khiến thị trường xe điện được bình dân hóa. Giá xe điện sẽ sớm ngang bằng với xe động cơ đốt trong, nhưng sản phẩm sẽ hi-tech hơn, kết nối cao hơn và pin cải thiện hơn.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con