Tiền mặt mất dần ưu thế, thanh toán số phát triển mạnh mẽ tại APAC

Chia sẻ

Khi số hoá tác động đến mọi mặt của đời sống, thanh toán không chỉ đơn giản là chuyển tiền mặt từ người mua sang người bán, mà quá trình này còn đòi hỏi sự an toàn, hiệu quả và đôi khi là phần thưởng cho những người thanh toán…

Báo cáo thanh toán toàn cầu của FIS năm 2023: Thanh toán kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ trong khi tiền mặt đang mất dần ưu thế tại APAC
Báo cáo thanh toán toàn cầu của FIS năm 2023: Thanh toán kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ trong khi tiền mặt đang mất dần ưu thế tại APAC

Các phương thức thanh toán hiện đang được cung cấp đa dạng từ ví điện tử, thẻ tín dụng, thanh toán từ tài khoản đến tài khoản (A2A) đến phương thức mua trước trả sau (BNPL). Để nghiên cứu sự cạnh tranh của các phương thức này và hành vi của người tiêu dùng khi thanh toán tại cả cửa hàng (POS) và trực tuyến, FIS đã phát hành Báo cáo thanh toán toàn cầu năm 2023. Dưới đây là năm điểm nổi bật của báo cáo tại khu vực Châu Á—Thái Bình Dương (APAC).

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐẠT MỨC TĂNG TRƯỞNG CAO TẠI APAC 

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy chuyển đổi quá trình bán hàng từ cửa hàng (POS) sang thương mại điện tử trực tuyến. Mặc dù, giá trị giao dịch của thương mại điện tử bắt đầu tăng trưởng chậm lại so với mức tăng trưởng bùng nổ trong 2 năm đầu tiên của đại dịch. Tuy nhiên, thương mại điện tử vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định 10% hàng năm từ năm 2021–2022 và được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) là 9% từ năm 2022–2026.

Bên cạnh đó, các nền kinh tế mới nổi trong khu vực APAC  bao gồm Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia và Việt Nam được dự đoán sẽ dẫn đầu tăng trưởng thương mại điện tử tại APAC trong năm nay.  Đáng chú ý, Philippines dự kiến ​​sẽ đạt tốc độ CAGR là 18%, từ 10 tỷ USD lên 19 tỷ USD.

VÍ ĐIỆN TỬ LÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN HÀNG ĐẦU 

Trong số 14 quốc gia APAC được đưa vào báo cáo, ví điện tử là phương thức thanh toán thương mại điện tử hàng đầu tại 5 quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu toàn cầu, nơi 81% giá trị giao dịch thương mại điện tử bắt nguồn từ ví kỹ thuật số trong năm 2022. 

Tại APAC, không gian ví điện tử được đánh giá là cạnh tranh khá cao, mỗi quốc gia trong khu vực đều có hệ sinh thái ví kỹ thuật số độc đáo của riêng mình. Theo đó, mặc dù các nhà cung cấp ví toàn cầu hoạt động trên khắp APAC bao gồm AliPay, WeChat Pay và Apple Pay, nhưng mỗi quốc gia đều ưu tiên ví riêng của họ, chẳng hạn GrabPay ở Singapore, MoMo ở Việt Nam, GoPay ở Indonesia và GCash ở Philippines, v.v. 

TIỀN MẶT MẤT ƯU THẾ NHƯNG VẪN CÓ VAI TRÒ NHẤT ĐỊNH 

Kể từ đại dịch Covid-19, tiền mặt không còn là phương thức thanh toán chính cho các giao dịch mua bán. Ngoài ra, vì chính phủ tại các nước cũng bắt đầu thúc đẩy việc áp dụng các phương thức thanh toán kỹ thuật số, khiến cho quá trình chuyển đổi từ tiền mặt sang ví điện tử ngày càng diễn ra mạnh mẽ. .

Tình trạng sử dụng tiền mặt tại khu vực Châu Á–Thái Bình Dương dự kiến ​​sẽ giảm một nửa từ năm 2021 đến năm 2026, từ 16% xuống 8% tổng giá trị giao dịch tại các điểm bán hàng (POS).  Tại một số quốc gia, quá trình chuyển đổi đã diễn ra triệt để từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán kỹ thuật số, ví dụ điển hình là Việt Nam, giá trị giao dịch POS sử dụng tiền mặt của Việt Nam đã sụt giảm đáng kể từ 85% vào năm 2019 xuống còn 42% vào năm 2022. 

Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia trong khu vực đều đi theo xu hướng này. Người Nhật vẫn gắn bó chặt chẽ với tiền mặt, tiền mặt vẫn chiếm khoảng 51% giá trị giao dịch POS của họ trong năm 2022. Nguyên nhân được cho có thể là do dân số già của Nhật Bản đã cản trở việc áp dụng ví kỹ thuật số. Malaysia cũng là một quốc gia mà tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán hàng đầu tại POS. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi trong những năm tới khi chính phủ Malaysia đang tìm cách khởi động một loạt sáng kiến ​​để đưa đất nước hướng tới một xã hội không dùng tiền mặt.

APAC TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ DỊCH VỤ THANH TOÁN THEO THỜI GIAN THỰC 

Theo đánh giá từ dữ liệu của báo cáo, APAC có thể trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về phương thức thanh toán theo thời gian thực (RTP), do các ngân hàng trung ương trong khu vực có khả năng liên kết chặt chẽ các chương trình RTP với nhau. 

 Vào tháng 7/2022, thống đốc ngân hàng trung ương của năm ngân hàng ASEAN (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) đã ký cam kết về tương tác xuyên biên giới toàn diện giữa các hệ thống thanh toán theo thời gian thực để thúc đẩy phục hồi kinh tế khu vực. Theo đó, PayNow của Singapore đã liên kết với cả DuitNow của Malaysia và PromptPay của Thái Lan. Một quan hệ đối tác quan trọng khác đáng để theo dõi là thỏa thuận song phương sắp tới giữa PromptPay của Thái Lan và Hệ thống thanh toán nhanh hơn (FPS) của Hồng Kông.

Ngoài ra, Singapore có kế hoạch kết nối với Giao diện thanh toán hợp nhất (UPI) của Ấn Độ vào cuối năm nay. Nền tảng UPI của Ấn Độ đã đạt được thành công to lớn vì cung cấp khả năng chuyển tiền ngay lập tức qua thiết bị di động 24/7/365 chỉ bằng một cú nhấp chuột.  UPI được thiết lập để cung cấp cho cả những người Ấn Độ không cư trú tại mười quốc gia, bao gồm Vương quốc Anh và Hoa Kỳ nhằm mở đường cho việc thiết lập mạng lưới chuyển tiền toàn cầu.

TIỀN ĐIỆN TỬ CHƯA TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC GIAO DỊCH P2B 

Mặc dù tiền điện tử được coi là một phương tiện đầu tư, nhưng hầu hết người tiêu dùng đã không sử dụng chúng như một phương thức thanh toán.  77% số người được hỏi do FIS khảo sát cho biết họ mua tiền điện tử để đầu tư, trong khi chỉ 18% mua tiền điện tử để thanh toán hàng hóa và dịch vụ.

Việc thiếu chấp nhận như một phương thức thanh toán giữa cá nhân với doanh nghiệp (P2B) có thể là do sự biến động của tiền điện tử, cùng với những lo ngại của người tiêu dùng về việc giữ tiền của họ trong một sàn giao dịch lưu ký sau sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con