Trung Quốc bắt đầu hành trình đưa trung tâm dữ liệu đầu tiên xuống biển

Thanh Minh
Chia sẻ

Đặt trung tâm dữ liệu dưới nước mang lại nhiều lợi ích về môi trường, như tiết kiệm năng lượng điện, nước và diện tích đất. Tuy vậy, đây là một quá trình tốn kém và khó khăn ...

Một lượng lớn thông tin kỹ thuật số được tạo ra mỗi ngày phải được lưu trữ ở đâu đó, Trung Quốc đang bắt tay vào ý tưởng đổi mới cho ngân hàng trung tâm dữ liệu mới nhất của mình: đặt trung tâm dữ liệu dưới nước.

TRUNG TÂM DỮ LIỆU NẰM SÂU 35 MÉT DƯỚI ĐÁY BIỂN, TUỔI THỌ 25 NĂM

Trung Quốc đã tiến hành đưa những mô-đun đầu tiên của trung tâm dữ liệu thương mại xuống dưới nước đầu tiên trên thế giới. Đây là mô-đun đầu tiên trong số hơn 100 mô-đun hình trụ sẽ được hạ thấp khoảng 115 feet (hơn 35 mét) xuống đáy biển, một hành trình kéo dài ba giờ mới hoàn thành. Cấu trúc cuối cùng sẽ mang lại hiệu suất cho khoảng 60.000 máy tính hoạt động đồng bộ.

Dự án Phát triển Trình diễn Trung tâm Dữ liệu Dưới biển Hải Nam bao gồm hơn 100 đơn vị, trải rộng gần 68.000 mét vuông, tiến hành ngoài khơi đảo Hải Nam. Mỗi module được thiết kế với tuổi thọ 25 năm và nặng 1.300 tấn.

Hiện tại không có thông tin chi tiết nào về phần cứng được công bố, mặc dù đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho biết mỗi bộ lưu trữ dữ liệu có thể xử lý hơn 4 triệu hình ảnh độ phân giải cao trong 30 giây.

Công nhân tập trung tại công trường xây dựng trung tâm dữ liệu dưới nước của Highlander ở Thiên Tân vào tháng 10. Ảnh: Nhật báo Trung Quốc
Công nhân tập trung tại công trường xây dựng trung tâm dữ liệu dưới nước của Highlander ở Thiên Tân vào tháng 10. Ảnh: Nhật báo Trung Quốc

Đặt trung tâm dữ liệu dưới nước là một quá trình tốn kém và khó khăn nhưng nó mang lại nhiều lợi ích về môi trường. Đầu tiên là tiết kiệm đất đai: rõ ràng, trung tâm dữ liệu này sẽ chiếm khoảng 68.000 mét vuông không gian xây dựng. Diện tích đó gần bằng 13 sân bóng đá. Diện tích này có thể được sử dụng cho các mục đích khác.

Thứ hai, và thậm chí còn quan trọng hơn, nước biển hoạt động như một chất làm mát tự nhiên, giúp giảm nhiệt độ xung quanh các trung tâm dữ liệu. Ước tính điều đó có thể tiết kiệm được khoảng 122 triệu kilowatt giờ điện mỗi năm, tương đương mức sử dụng điện trung bình của 160.000 công dân Trung Quốc, và 105.000 tấn nước ngọt mỗi năm. Vị trí này cũng cung cấp một môi trường không bụi, không oxy, có thể bảo vệ các thiết bị điện tử và giúp giảm thiểu lỗi.

TỔNG CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN ĐƯA TRUNG TÂM DỮ LIỆU XUỐNG BIỂN LÀ 879 TRIỆU USD

Theo Global China Daily, Pu Ding, tổng giám đốc dự án phát triển thí điểm UDC Hải Nam, trung tâm dữ liệu đã hoàn thành sẽ tiết kiệm điện từ hơn 40% đến 60% so với những trung tâm được xây dựng trên đất liền.

Trung tâm sử dụng cáp biển để kết nối các mô-đun với một trạm trên bờ, nơi đặt các hệ thống con như thiết bị phân phối điện và mạng. Từ đây, nhân viên có thể xem các mô-đun và đảm bảo mọi thứ đều hoạt động tốt bằng hệ thống giám sát dưới nước.

Được công bố vào quý 1/2021, dự án Hải Nam có ngày hoàn thành ước tính là quý 2/2025. Không có gì đáng ngạc nhiên khi tổng chi phí của dự án này rất cao: 879 triệu USD.

Hình ảnh minh họa một trung tâm dữ liệu dưới nước do Công ty TNHH Công nghệ Kỹ thuật số Highlander Bắc Kinh xây dựng. Ảnh: China Daily
Hình ảnh minh họa một trung tâm dữ liệu dưới nước do Công ty TNHH Công nghệ Kỹ thuật số Highlander Bắc Kinh xây dựng. Ảnh: China Daily

Đây không phải là lần đầu tiên một trung tâm dữ liệu được đặt dưới nước. Ý tưởng về một trung tâm dữ liệu dưới nước xuất phát từ ThinkWeek, một sự kiện của Microsoft nơi các nhân viên chia sẻ những ý tưởng đột phá mà họ nghĩ công ty nên theo đuổi. Và một ý tưởng sáng tạo được đưa ra bởi các nhân viên Sean James và Todd Rawlings, họ đã đề xuất xây dựng một trung tâm dữ liệu dưới nước được cung cấp năng lượng từ đại dương tái tạo để cung cấp dịch vụ đám mây siêu nhanh. Ý tưởng của họ đã thu hút Norm Whitaker, người đứng đầu các dự án đặc biệt cho Microsoft Research vào thời điểm đó. Từ đó, Dự án Natick ra đời.

Microsoft đã triển khai Project Natick, được ra mắt vào năm 2014 và thử nghiệm lần đầu tiên một năm sau đó ở ngoài khơi California. Công ty cũng đã nhấn chìm một trung tâm dữ liệu ngoài khơi Scotland vào năm 2018 và kết thúc cuộc thử nghiệm hai năm sau đó. Mọi dự án đều cho thấy trung tâm dữ liệu dưới nước có độ tin cậy cao gấp 8 lần so với thiết lập tương tự được triển khai trên đất liền.

Microsoft cho biết các trung tâm dữ liệu dưới nước của họ có thể được triển khai trong vòng 90 ngày so với hai năm để xây dựng một trung tâm dữ liệu trên đất liền.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con