110 triệu cổ phiếu SQC sẽ bị hủy niêm yết từ 19/5
110 triệu cổ phiếu SQC sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 19/5/2016 do kết quả kinh doanh bị thua lỗ 3 năm liên tiếp từ năm 2013-2015

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo quyết định hủy niêm yết toàn bộ 110 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (mã SQC-HNX) từ ngày 19/5/2016 do kết quả kinh doanh bị thua lỗ 3 năm liên tiếp (năm 2013 lỗ 27 tỷ, năm 2014 lỗ 124 tỷ và 2015 lỗ 92 tỷ đồng).
Theo giải trình của SQC, trong 3 năm 203-2015, thị trường titan thế giới xuống dốc niều và giá giảm hơn 70% cũng như nhu cầu mua giảm mạnh.
Ngoài ra, giấy phép mỏ hết hạn khác thác nên công ty phải mất nhiều thời gian để xin giấy phép xuất khẩu theo quy định của Bộ Công Thương, và hiện nay, giá thị trường vẫn chưa hồi phục, giá bán thấp hơn giá thành sản xuất.
Đáng chú ý, công ty cho biết đã nộp hồ sư xin giấy phép từ nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa được cấp mỏ nguyên liệu mới, dẫn đến việc phải tạm ngừng hoạt động Nhà máy vào cuối năm 2013.
Chi phí đầu tư nhà máy lớn, sau khi ngừng hoạt động nhà máy, công ty vẫn gánh chịu chi phí khấu hao hơn 30 tỷ đồng và các khoản chi phí cố định phân bổ khác theo quy định. Ngoài ra, do sản phẩm xỉ titan giảm nhiều nên công ty phải chịu thêm chi phí dự phòng giảm giá tồn kho hơn 27 tỷ trong năm 2015.
Với các nguyên nhân đã nêu trên trong 3 năm qua, mặc dù công ty vẫn cố gắng cắt giảm liên tục các chi phí như lãi vay, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, nhưng do thị trường chưa hồi phục nên công ty vẫn chịu lỗ từ hoạt động kinh doanh khoáng sản.
Ngoài ra, công ty cũng đã cố gắng cơ cấu lại các khoản đầu tư để có nguồn tiền trả nợ vay và cắt giảm chi phí lãi vay.
Theo giải trình của SQC, trong 3 năm 203-2015, thị trường titan thế giới xuống dốc niều và giá giảm hơn 70% cũng như nhu cầu mua giảm mạnh.
Ngoài ra, giấy phép mỏ hết hạn khác thác nên công ty phải mất nhiều thời gian để xin giấy phép xuất khẩu theo quy định của Bộ Công Thương, và hiện nay, giá thị trường vẫn chưa hồi phục, giá bán thấp hơn giá thành sản xuất.
Đáng chú ý, công ty cho biết đã nộp hồ sư xin giấy phép từ nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa được cấp mỏ nguyên liệu mới, dẫn đến việc phải tạm ngừng hoạt động Nhà máy vào cuối năm 2013.
Chi phí đầu tư nhà máy lớn, sau khi ngừng hoạt động nhà máy, công ty vẫn gánh chịu chi phí khấu hao hơn 30 tỷ đồng và các khoản chi phí cố định phân bổ khác theo quy định. Ngoài ra, do sản phẩm xỉ titan giảm nhiều nên công ty phải chịu thêm chi phí dự phòng giảm giá tồn kho hơn 27 tỷ trong năm 2015.
Với các nguyên nhân đã nêu trên trong 3 năm qua, mặc dù công ty vẫn cố gắng cắt giảm liên tục các chi phí như lãi vay, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, nhưng do thị trường chưa hồi phục nên công ty vẫn chịu lỗ từ hoạt động kinh doanh khoáng sản.
Ngoài ra, công ty cũng đã cố gắng cơ cấu lại các khoản đầu tư để có nguồn tiền trả nợ vay và cắt giảm chi phí lãi vay.