08:04 24/05/2017

5 công ty sẵn sàng cho chứng khoán phái sinh

Hoàng Xuân

5 công ty chứng khoán đầu tiên đã được nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh

<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 14.666666984558105px;">Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh phải đáp ứng các điều kiện tài chính chặt chẽ.</span>
<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 14.666666984558105px;">Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh phải đáp ứng các điều kiện tài chính chặt chẽ.</span>

5 công ty chứng khoán đầu tiên đã được nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 19/5/2017. 

Các công ty đó gồm: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn SSI, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS), Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), Công ty Cổ phần Chứng khoán Vndirect (VNDirect) và Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS).

Theo giấy phép, các hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh mà 5 công ty được phép thực hiện gồm: môi giới chứng khoán phái sinh, tự doanh chứng khoán phái sinh và tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh.

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nêu rõ trong quá trình hoạt động, các công ty phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, các văn bản pháp luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty.

Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước còn cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho SSI, VNDirect, BSC và VPBS.

Theo Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, bên cạnh việc phải được cấp phép đầy đủ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Luật Chứng khoán, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện tài chính rất chặt chẽ.

Cụ thể hơn, đối với hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh thì công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu từ 600 tỷ đồng trở lên. Đối với hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh, có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu từ 800 tỷ đồng trở lên và được phép thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh. 

Còn đối với hoạt động tư vấn chứng khoán phái sinh có vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định theo quy định pháp luật về chứng khoán.

Nghị định cũng quy định rõ, trường hợp đăng ký kinh doanh cả hoạt động tư vấn, môi giới và tự doanh chứng khoán phái sinh, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán phải đạt tối thiểu từ 800 tỷ đồng trở lên.

Bên cạnh đó, công ty chứng khoán cần đáp ứng các yêu cầu về kết quả kinh doanh, tỷ lệ vốn khả dụng, quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, phó (tổng) giám đốc phụ trách nghiệp vụ và tối thiểu 5 nhân viên cho mỗi hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh dự kiến đăng ký có chứng chỉ hành nghề chứng khoán và chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phái sinh và thj trường chứng khoán phái sinh.

Ngoài ra, các công ty chứng khoán đăng ký tham gia không trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc đang trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 

Đồng thời, các công ty này phải trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định và không có lỗ trong 2 năm gần nhất; tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 220% liên tục trong 12 tháng gần nhất trước tháng nộp hồ sơ. Ý kiến của tổ chức kiểm toán được chấp thuận tại báo cáo tài chính năm của năm tài chính gần nhất và báo cáo tài chính bán niên gần nhất (nếu có) đã được soát xét phải là chấp nhận toàn phần.

Theo kế hoạch, khi thị trường chứng khoán phái sinh đi vào hoạt động, sản phẩm đầu tiên được triển khai là hợp đồng tương lai, chỉ số cổ phiếu với chỉ số cơ sở là VN30 Index. 

Thị trường chứng khoán phái sinh của Việt Nam chỉ còn chờ ngày khai mở để đánh dấu sự hoàn thiện trong cấu trúc tổng thể của thị trường chứng khoán, bên cạnh thị trường cơ sở đã có thời gian tồn tại 17 năm. 

Theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Bằng, vì chứng khoán phái sinh là thị trường mới, do đó việc cấp phép cho các tổ chức kinh doanh phải rất chặt chẽ, minh bạch. 

“Ban đầu không kỳ vọng nhiều công ty chứng khoán có thể tham gia, dự kiến chỉ khoảng 8 công ty là vừa phải. Với con số này, lượng công ty đáp ứng đủ điều kiện về vốn và các chỉ tiêu tài chính khác đã có sẵn”, ông Vũ Bằng cho biết.

Trong vài năm tới, cùng với sự vận động của chính sách theo đề án tái cơ cấu thị trường chứng khoán mà Việt Nam đang theo đuổi là làm sao để tăng cường năng lực của công ty chứng khoán đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, cũng như đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống tài chính, thì số lượng công ty chứng khoán có số vốn đủ lớn, thông qua việc hợp nhất sáp nhập... và đáp ứng đầy đủ điều kiện để cấp dịch vụ sẽ ngày càng nhiều hơn. 

Chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng, với sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh thì số lượng công ty chứng khoán đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ phái sinh sẽ tiếp tục tăng lên.