Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng đề án sáp nhập hai sở chứng khoán
Bộ Tài chính cho biết, thị trường chứng khoán đã tăng trưởng 29% trong 6 tháng đầu năm nay
Báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm 2017, Bộ Tài chính cho biết đã trình Chính phủ đề án hợp nhất hai sở giao dịch chứng khoán; ban hành các văn bản hướng dẫn sửa đổi các điều kiện niêm yết chứng khoán của công ty hợp nhất, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa thị trường chứng khoán phái sinh đi vào hoạt động.
Thực tế, đề án sáp nhập hai sở giao dịch chứng khoán đã được đưa ra từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa được thực thi. Trước đó, đề án sáp nhập hai sở giao dịch Hà Nội và Tp.HCM được đưa và trụ sở được thống nhất đặt ở Hà Nội.
Mục tiêu cao nhất của hợp nhất là vận hành an toàn, hiệu quả hơn, vị thế của thị trường chứng khoán, thị trường vốn Việt Nam dần trở nên cân bằng hơn trong cấu trúc tổng thể của thị trường tài chính.
Theo đề án, sau hợp nhất, các cổ phiếu sẽ được chuyển về giao dịch tại HOSE còn sàn Hà Nội sẽ chuyên về thị trường trái phiếu và tạo dựng thị trường chứng khoán phái sinh.
Báo cáo của Bộ Tài chính cũng cho biết đang xúc tiến triển khai đề án kế hoạch tái cấu trúc thị trường chứng khoán, chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2016-2020. Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 6/6/2017 về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng, trình Thủ tướng Chính phủ.
"Tính đến hết tháng 6/2017, quy mô thị trường chứng khoán tăng khoảng 29% so với cuối năm 2016 và đạt tỷ lệ 55,8% GDP”, báo cáo nêu.
Về cổ phần hoá doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho rằng vẫn diễn ra rất chậm. Trong 6 tháng đầu năm, có 19 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với giá trị được phê duyệt 31.300 tỷ đồng. Các tập đoàn, tổng công ty, SCIC đã thoái vốn 2.100 tỷ đồng, thu về 2.700 tỷ đồng.
Bộ Tài chính cho biết đang thực hiện tái cơ cấu nợ trong nước theo hướng đa dạng hóa các nhà đầu tư trái phiếu tập trung phát hành kỳ hạn từ 5 năm trở lên để kéo dài kỳ hạn trái phiếu. Thực tế, kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ 6 tháng đầu năm bình quân là 14,1 năm, lãi suất bình quân khoảng 6,3%/năm.
Trong khi đó, thị trường bảo hiểm tiếp tục hút dòng tiền. Ước 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2016; đầu tư trở lại nền kinh tế gần 218.000 tỷ đồng, chi trả quyền lợi bảo hiểm trên 13.000 tỷ đồng.
Thực tế, đề án sáp nhập hai sở giao dịch chứng khoán đã được đưa ra từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa được thực thi. Trước đó, đề án sáp nhập hai sở giao dịch Hà Nội và Tp.HCM được đưa và trụ sở được thống nhất đặt ở Hà Nội.
Mục tiêu cao nhất của hợp nhất là vận hành an toàn, hiệu quả hơn, vị thế của thị trường chứng khoán, thị trường vốn Việt Nam dần trở nên cân bằng hơn trong cấu trúc tổng thể của thị trường tài chính.
Theo đề án, sau hợp nhất, các cổ phiếu sẽ được chuyển về giao dịch tại HOSE còn sàn Hà Nội sẽ chuyên về thị trường trái phiếu và tạo dựng thị trường chứng khoán phái sinh.
Báo cáo của Bộ Tài chính cũng cho biết đang xúc tiến triển khai đề án kế hoạch tái cấu trúc thị trường chứng khoán, chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2016-2020. Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 6/6/2017 về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng, trình Thủ tướng Chính phủ.
"Tính đến hết tháng 6/2017, quy mô thị trường chứng khoán tăng khoảng 29% so với cuối năm 2016 và đạt tỷ lệ 55,8% GDP”, báo cáo nêu.
Về cổ phần hoá doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho rằng vẫn diễn ra rất chậm. Trong 6 tháng đầu năm, có 19 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với giá trị được phê duyệt 31.300 tỷ đồng. Các tập đoàn, tổng công ty, SCIC đã thoái vốn 2.100 tỷ đồng, thu về 2.700 tỷ đồng.
Bộ Tài chính cho biết đang thực hiện tái cơ cấu nợ trong nước theo hướng đa dạng hóa các nhà đầu tư trái phiếu tập trung phát hành kỳ hạn từ 5 năm trở lên để kéo dài kỳ hạn trái phiếu. Thực tế, kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ 6 tháng đầu năm bình quân là 14,1 năm, lãi suất bình quân khoảng 6,3%/năm.
Trong khi đó, thị trường bảo hiểm tiếp tục hút dòng tiền. Ước 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2016; đầu tư trở lại nền kinh tế gần 218.000 tỷ đồng, chi trả quyền lợi bảo hiểm trên 13.000 tỷ đồng.