Chứng khoán châu Á đồng loạt mất điểm mạnh
Hai thị trường Trung Quốc và Nhật Bản đã lần lượt rơi vào trạng thái thị trường giá xuống
Thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm mạnh phiên giao dịch ngày 20/1, rơi vào địa hạt thị trường giá xuống (bear market). Các thị trường khác trong khu vực cũng đồng loạt mất điểm trong phiên này do những lo ngại về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.
Hãng tin Bloomberg cho biết, chỉ số Topix của chứng khoán Nhật sụt 3,7% vào lúc đóng cửa, nâng tổng mức giảm kể từ khi đạt đỉnh gần nhất vào hôm 10/8 lên 21% - “thừa” đáp ứng định nghĩa thị trường giá xuống. Chỉ số Nikkei giảm 3,7%, nâng tổng mức giảm từ mức đỉnh thiết lập hồi năm ngoái lên 20%.
Một thị trường được coi là giá xuống nếu sụt 20% kể từ mức đỉnh gần nhất.
“Tất cả mọi thứ đều giảm”, nhà phân tích thị trường Tsutomu Yamada thuộc công ty chứng khoán Kabu.com ở Tokyo nhận xét. “Rất khó để thị trường phục hồi trừ phi dầu hoặc một thứ gì đó khác thực sự chạm đáy. Cho dù đó là dầu, tỷ giá USD/Yên, chứng khoán Mỹ, chứng khoán Hồng Kông hoặc Trung Quốc - phải có một thứ gì đó hồi phục”.
Lần gần đây nhất chứng khoán Nhật rơi vào trạng thái thị trường giá xuống là vào tháng 6/2013.
Trong phiên hôm nay, cổ phiếu của các công ty thăm dò dầu khí dẫn đầu sự giảm điểm của chứng khoán Nhật. Trong đó, cổ phiến của Inpex Corp. sụt 6,2%.
Giá dầu WTI giao sau tại Mỹ lúc hơn 15h chiều nay theo giờ Việt Nam giảm 3,4%, còn 27,5 USD/thùng. Giá dầu Brent tại London giảm 2,2%, còn 28,14 USD/thùng. Đây là những mức giá thấp nhất của dầu thô trong vòng 12 trở lại đây.
Đồng Yên mạnh cũng là một nguyên nhân khiến chứng khoán Nhật giảm điểm phiên này. Đồng Yên tăng giá 0,7% so với USD, lên mức 116,8 Yên đổi 1 USD, làm suy giảm triển vọng của các nhà xuất khẩu Nhật. Do được coi là những tài sản có độ an toàn cao, đồng Yên đang được giới đầu tư mạnh tay mua vào để phòng ngừa rủi ro.
Cổ phiếu hãng xe Toyota giảm 3,4%, trong khi cổ phiếu Sony mất 8% giá trị.
Như vậy, hai thị trường chứng khoán hàng đầu ở châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản đã lần lượt rơi vào trạng thái thị trường giá xuống. Giá dầu thô sụt 25% từ đầu năm và kinh tế Trung Quốc giảm tốc đang gây ra những làn sóng bán tháo đầy hoảng loạn trên toàn cầu.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản hôm nay giảm 2,6%, xuống mức thấp kể từ tháng 10/2011.
“Tâm lý của thị trường dường như đang cực kỳ bi quan về giá hàng hóa cơ bản”, ông Assad Tannous, trưởng bộ phận giao dịch thuộc công ty Asenna Wealth Solutions ở Sydney, nhận định.
Ngoài thị trường châu Á, giảm điểm mạnh nhất ở châu Á hôm nay là chứng khoán Hồng Kông, với chỉ số Hang Seng mất 3,7%, mạnh nhất kể từ đầu tháng 8 năm ngoái. Tất cả 50 nhóm cổ phiếu ngành thuộc chỉ số này cùng “đỏ lửa”.
Chứng khoán Australia giảm 1,3%, chứng khoán Hàn Quốc mất 2,3%.
Chỉ số CSI300 của chứng khoán Trung Quốc đại lục giảm 1,3% trong phiên hôm nay, sau khi tăng hơn 3% trong phiên ngày 19/1 khi các nhà đầu tư đồn đoán Bắc Kinh sắp công bố kế hoạch kích cầu mới. Chỉ số Shanghai Composite Index của sàn Thượng Hải giảm 0,9%.
Hãng tin Bloomberg cho biết, chỉ số Topix của chứng khoán Nhật sụt 3,7% vào lúc đóng cửa, nâng tổng mức giảm kể từ khi đạt đỉnh gần nhất vào hôm 10/8 lên 21% - “thừa” đáp ứng định nghĩa thị trường giá xuống. Chỉ số Nikkei giảm 3,7%, nâng tổng mức giảm từ mức đỉnh thiết lập hồi năm ngoái lên 20%.
Một thị trường được coi là giá xuống nếu sụt 20% kể từ mức đỉnh gần nhất.
“Tất cả mọi thứ đều giảm”, nhà phân tích thị trường Tsutomu Yamada thuộc công ty chứng khoán Kabu.com ở Tokyo nhận xét. “Rất khó để thị trường phục hồi trừ phi dầu hoặc một thứ gì đó khác thực sự chạm đáy. Cho dù đó là dầu, tỷ giá USD/Yên, chứng khoán Mỹ, chứng khoán Hồng Kông hoặc Trung Quốc - phải có một thứ gì đó hồi phục”.
Lần gần đây nhất chứng khoán Nhật rơi vào trạng thái thị trường giá xuống là vào tháng 6/2013.
Trong phiên hôm nay, cổ phiếu của các công ty thăm dò dầu khí dẫn đầu sự giảm điểm của chứng khoán Nhật. Trong đó, cổ phiến của Inpex Corp. sụt 6,2%.
Giá dầu WTI giao sau tại Mỹ lúc hơn 15h chiều nay theo giờ Việt Nam giảm 3,4%, còn 27,5 USD/thùng. Giá dầu Brent tại London giảm 2,2%, còn 28,14 USD/thùng. Đây là những mức giá thấp nhất của dầu thô trong vòng 12 trở lại đây.
Đồng Yên mạnh cũng là một nguyên nhân khiến chứng khoán Nhật giảm điểm phiên này. Đồng Yên tăng giá 0,7% so với USD, lên mức 116,8 Yên đổi 1 USD, làm suy giảm triển vọng của các nhà xuất khẩu Nhật. Do được coi là những tài sản có độ an toàn cao, đồng Yên đang được giới đầu tư mạnh tay mua vào để phòng ngừa rủi ro.
Cổ phiếu hãng xe Toyota giảm 3,4%, trong khi cổ phiếu Sony mất 8% giá trị.
Như vậy, hai thị trường chứng khoán hàng đầu ở châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản đã lần lượt rơi vào trạng thái thị trường giá xuống. Giá dầu thô sụt 25% từ đầu năm và kinh tế Trung Quốc giảm tốc đang gây ra những làn sóng bán tháo đầy hoảng loạn trên toàn cầu.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản hôm nay giảm 2,6%, xuống mức thấp kể từ tháng 10/2011.
“Tâm lý của thị trường dường như đang cực kỳ bi quan về giá hàng hóa cơ bản”, ông Assad Tannous, trưởng bộ phận giao dịch thuộc công ty Asenna Wealth Solutions ở Sydney, nhận định.
Ngoài thị trường châu Á, giảm điểm mạnh nhất ở châu Á hôm nay là chứng khoán Hồng Kông, với chỉ số Hang Seng mất 3,7%, mạnh nhất kể từ đầu tháng 8 năm ngoái. Tất cả 50 nhóm cổ phiếu ngành thuộc chỉ số này cùng “đỏ lửa”.
Chứng khoán Australia giảm 1,3%, chứng khoán Hàn Quốc mất 2,3%.
Chỉ số CSI300 của chứng khoán Trung Quốc đại lục giảm 1,3% trong phiên hôm nay, sau khi tăng hơn 3% trong phiên ngày 19/1 khi các nhà đầu tư đồn đoán Bắc Kinh sắp công bố kế hoạch kích cầu mới. Chỉ số Shanghai Composite Index của sàn Thượng Hải giảm 0,9%.