Chứng khoán chiều 4/6: Tiền đổ vào cổ phiếu tầm trung
VN-Index có một buổi chiều ỉu xìu khi càng về cuối càng đuội dần và đóng cửa chỉ còn tăng 0,19%. Tuy nhiên giao dịch lại rất sôi động
VN-Index có một buổi chiều ỉu xìu khi càng về cuối càng đuội dần và đóng cửa chỉ còn tăng 0,19%. Tuy nhiên giao dịch lại rất sôi động với hàng loạt cổ phiếu tăng trần.
Chiều nay cổ phiếu ngân hàng đa số là yếu đi. Những đợt bật tăng đã nhanh chóng thất bại. Hai mã duy nhất còn nổi bật là EIB, tăng 3,05% và ACB tăng 4,06%. Đây như thể là địa chỉ còn sót lại mà sóng ngân hàng đang cố gắng kéo dài hơn.
Thiếu đi lực đỡ của các mã ngân hàng (VCB tham chiếu, CTG giảm 0,53%, STB giảm 0,55%), lại thêm GAS giảm 0,8%, MSN giảm 1,24%, VN-Index đuối dần, thậm chí có lúc suýt rơi xuống vùng giá đỏ.
Độ rộng ở HSX thực ra không phải là hẹp, toàn sàn có 135 mã tăng/72 mã giảm. VN30 cũng có 17 mã tăng/6 mã giảm. Rõ ràng là vẫn có những cổ phiếu blue-chips giao dịch tích cực.
Đáng kể nhất là VIC tăng 1,04%, VNM tăng 0,94%, KDC tăng 1,02%, BVH tăng 1,14%. Nhóm cổ phiếu lớn khác như HAG, FPT, HPG, GMD, REE, VSH cũng tăng tương đối mạnh.
Tuy nhiên điểm nhấn lại là các cổ phiếu vừa và nhỏ. Trong một phiên mà VN-Index chỉ tăng được 0,19% thì vẫn có tới 30 mã kịch trần. Hai sàn có khoảng 120 mã tăng từ 2% trở lên. Trạng thái giao dịch như vậy không thể coi là yếu được.
Sàn HNX đặc biệt nhiều các mã vừa và nhỏ giao dịch cực kỳ sôi động. Sàn này có tới 21 mã kịch trần. Ngoài số ít mã thanh khoản rất ít thì phần đông là thu hút được dòng tiền mạnh mẽ.
Những mã khớp tới hàng triệu đơn vị hôm nay và giá kịch trần có thể kể tới là VIX, NDN, SCR. Ngoài ra là VMI, TTZ, HPC, ORS, IDJ, KSQ… Sàn HSX đóng góp AVF, PDR, MTG, PXT, PTL, OGC.
Sàn HNX cũng chỉ bị ảnh hưởng bởi một số cổ phiếu dầu khí giảm giá như PVS, PVC, PVB, còn lại những cổ phiếu lớn tăng khỏe là ACB, PGS, PVG, KLS, HUT, FIT, KLF. HNX-Index nhờ vậy tăng tới 1,11%, HNX30 tăng 0,88%. Trong khi đó VN30 chỉ tăng 0,32%.
Thanh khoản phiên chiều nay được duy trì khá tốt, hai sàn vẫn giao dịch được 939,7 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với chiều hôm qua. CII tiếp tục là cổ phiếu thu hút dòng tiền lớn nhất với 105,1 tỷ đồng giao dịch phiên chiều. HHS, PDR là hai gương mặt mới và cả hai đều tăng giá khỏe: HHS tăng 1%, PDR tăng 6,99%.
Nhà đầu tư nước ngoài giảm mạnh giao dịch hôm nay cả chiều mua lẫn chiều bán. Tính riêng khớp lệnh, quy mô mua vào trên HSX giảm 43% về giá trị, đạt 97,9 tỷ đồng, HNX giảm 38%, đạt 31,3 tỷ đồng. Quy mô bán ra cũng giảm: HSX giảm 54%, đạt 123,6 tỷ và HNX giảm 68%, còn 3,4 tỷ đồng.
Giao dịch mua ròng đáng chú ý nhất thuộc về SSI, với gần 24,4 tỷ đồng cả phiên. Giá trị mua tính riêng, đạt 30,2 tỷ, chiếm 39% thanh khoản. Cổ phiếu duy nhất còn lại hút ròng được trên 5 tỷ đồng là EIB, với 5,6 tỷ. Như vậy EIB được cả nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài đầu cơ giá lên hôm nay, thanh khoản tăng 43% so với hôm qua về khối lượng.
Phía bán, HPG bị xả ròng rã sang phiên thứ hai đạt quy mô lớn. Hôm qua đã có 30,6 tỷ bị rút ròng, hôm nay thêm 25,4 tỷ nữa. CTG cũng vậy, phiên trước bị bán ròng 15,1 tỷ đồng, hôm nay thêm 10,1 tỷ. HPG được nhà đầu tư trong nước hấp thu hết lượng bán này (93% thanh khoản) và giá được đẩy tăng 0,39%. CTG tuy chỉ bị khối ngoại bán 17% thanh khoản nhưng nhà đầu tư trong nước cũng xả mạnh, giá giảm 0,53%.
Chiều nay cổ phiếu ngân hàng đa số là yếu đi. Những đợt bật tăng đã nhanh chóng thất bại. Hai mã duy nhất còn nổi bật là EIB, tăng 3,05% và ACB tăng 4,06%. Đây như thể là địa chỉ còn sót lại mà sóng ngân hàng đang cố gắng kéo dài hơn.
Thiếu đi lực đỡ của các mã ngân hàng (VCB tham chiếu, CTG giảm 0,53%, STB giảm 0,55%), lại thêm GAS giảm 0,8%, MSN giảm 1,24%, VN-Index đuối dần, thậm chí có lúc suýt rơi xuống vùng giá đỏ.
Độ rộng ở HSX thực ra không phải là hẹp, toàn sàn có 135 mã tăng/72 mã giảm. VN30 cũng có 17 mã tăng/6 mã giảm. Rõ ràng là vẫn có những cổ phiếu blue-chips giao dịch tích cực.
Đáng kể nhất là VIC tăng 1,04%, VNM tăng 0,94%, KDC tăng 1,02%, BVH tăng 1,14%. Nhóm cổ phiếu lớn khác như HAG, FPT, HPG, GMD, REE, VSH cũng tăng tương đối mạnh.
Tuy nhiên điểm nhấn lại là các cổ phiếu vừa và nhỏ. Trong một phiên mà VN-Index chỉ tăng được 0,19% thì vẫn có tới 30 mã kịch trần. Hai sàn có khoảng 120 mã tăng từ 2% trở lên. Trạng thái giao dịch như vậy không thể coi là yếu được.
Sàn HNX đặc biệt nhiều các mã vừa và nhỏ giao dịch cực kỳ sôi động. Sàn này có tới 21 mã kịch trần. Ngoài số ít mã thanh khoản rất ít thì phần đông là thu hút được dòng tiền mạnh mẽ.
Những mã khớp tới hàng triệu đơn vị hôm nay và giá kịch trần có thể kể tới là VIX, NDN, SCR. Ngoài ra là VMI, TTZ, HPC, ORS, IDJ, KSQ… Sàn HSX đóng góp AVF, PDR, MTG, PXT, PTL, OGC.
Sàn HNX cũng chỉ bị ảnh hưởng bởi một số cổ phiếu dầu khí giảm giá như PVS, PVC, PVB, còn lại những cổ phiếu lớn tăng khỏe là ACB, PGS, PVG, KLS, HUT, FIT, KLF. HNX-Index nhờ vậy tăng tới 1,11%, HNX30 tăng 0,88%. Trong khi đó VN30 chỉ tăng 0,32%.
Thanh khoản phiên chiều nay được duy trì khá tốt, hai sàn vẫn giao dịch được 939,7 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với chiều hôm qua. CII tiếp tục là cổ phiếu thu hút dòng tiền lớn nhất với 105,1 tỷ đồng giao dịch phiên chiều. HHS, PDR là hai gương mặt mới và cả hai đều tăng giá khỏe: HHS tăng 1%, PDR tăng 6,99%.
Nhà đầu tư nước ngoài giảm mạnh giao dịch hôm nay cả chiều mua lẫn chiều bán. Tính riêng khớp lệnh, quy mô mua vào trên HSX giảm 43% về giá trị, đạt 97,9 tỷ đồng, HNX giảm 38%, đạt 31,3 tỷ đồng. Quy mô bán ra cũng giảm: HSX giảm 54%, đạt 123,6 tỷ và HNX giảm 68%, còn 3,4 tỷ đồng.
Giao dịch mua ròng đáng chú ý nhất thuộc về SSI, với gần 24,4 tỷ đồng cả phiên. Giá trị mua tính riêng, đạt 30,2 tỷ, chiếm 39% thanh khoản. Cổ phiếu duy nhất còn lại hút ròng được trên 5 tỷ đồng là EIB, với 5,6 tỷ. Như vậy EIB được cả nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài đầu cơ giá lên hôm nay, thanh khoản tăng 43% so với hôm qua về khối lượng.
Phía bán, HPG bị xả ròng rã sang phiên thứ hai đạt quy mô lớn. Hôm qua đã có 30,6 tỷ bị rút ròng, hôm nay thêm 25,4 tỷ nữa. CTG cũng vậy, phiên trước bị bán ròng 15,1 tỷ đồng, hôm nay thêm 10,1 tỷ. HPG được nhà đầu tư trong nước hấp thu hết lượng bán này (93% thanh khoản) và giá được đẩy tăng 0,39%. CTG tuy chỉ bị khối ngoại bán 17% thanh khoản nhưng nhà đầu tư trong nước cũng xả mạnh, giá giảm 0,53%.