Chứng khoán sáng 17/8: Bát nháo điểm số, nhiễu loạn thanh khoản
Thị trường sáng nay có nhiều điểm bất thường mà nhìn thoáng qua có vẻ giao dịch mạnh
Thị trường sáng nay có nhiều điểm bất thường mà nhìn thoáng qua có vẻ giao dịch mạnh. Thực ra yếu tố SAB và VPB khiến thị trường trở nên bát nháo!
Đầu tiên là mức thanh khoản cực lớn với tổng giá trị 3.815,2 tỷ đồng khớp lệnh và khoảng gần 4.000 tỷ đồng tổng giao dịch sáng nay có đóng góp chủ yếu của VPB. Cổ phiếu VPBank vừa lên sàn sáng nay đã xuất hiện ngay giao dịch cực khủng của nhà đầu tư nước ngoài.
Lúc mở cửa VBP đã giao dịch hơn 37 triệu cổ phiếu do khối ngoại đặt lệnh. Bình thường giao dịch lô lớn được tiến hành qua kênh thỏa thuận và không tính vào giá. Lần này VPB được vào lệnh trực tiếp qua đường khớp lệnh.
VBP giao dịch trong ngày đầu tiên tới trên 1.897 tỷ đồng, chiếm khoảng 50% giá trị khớp lệnh toàn thị trường.
Nếu không tính giao dịch của VPB sáng nay thì thanh khoản thị trường chỉ tăng nhẹ khoảng 4% so với sáng hôm qua. Đó cũng đã là nhờ ROS và DXG giao dịch rất lớn. Hai mã này chiếm hơn 11% giá trị giao dịch của phần còn lại.
Cùng với mức thanh khoản bất thường, điểm số của phiên sáng nay cũng nhiễu loạn với hiện tượng kéo giá SAB trong ngày đáo hạn hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index tháng 8. SAB tăng giá cực mạnh 2,01% chỉ với 30.250 cổ phiếu được giao dịch, tương đương 7.57 tỷ đồng. SAB cộng cho VN-Index tới 1,2 điểm sáng nay.
Kể cả khi SAB tăng bất thường thì VN-Index vẫn giảm 0,17% hay 1,31 điểm. Nếu không có SAB nâng đỡ, chỉ số sẽ sụt mạnh hơn nhiều. Nguyên nhân là do gần như toàn bộ thị trường đang cắm đầu giảm giá.
Tính bất thường là ở chỗ sàn HSX có tới 180 cổ phiếu giảm giá/77 cổ phiếu tăng giá và gần 100 cổ phiếu rơi hơn 1% mà VN-Index lại giảm rất nhẹ. Ngoài SAB, VNM tăng 0,61%, MSN tăng 0,9% cũng đỡ khá nhiều. Hai cổ phiếu này dù sao cũng có thanh khoản đảm bảo hơn so với SAB.
Chỉ số VN30-Index cũng đang được đỡ một cách quyết liệt để lấy điểm số chốt cho giao dịch hợp đồng tương lai tháng 8 sẽ đáo hạn hôm nay. Rổ này có 17 mã giảm/8 ma tăng và chỉ số chỉ giảm 0,19%.
Các cổ phiếu ngân hàng hôm nay suy sụp đúng sự kiện VPB lên sàn. Điều này khiến nhà đầu tư nhớ lại sự kiện VCI lên sàn và cổ phiếu chứng khoán lao dốc. VCB giảm 0,4%, BID giảm 2,25%, CTG giảm 0,53%, MBB giảm 1,32%, STB giảm 0,42%.
Sàn Hà Nội sáng nay có vẻ trung thực hơn vì không có mã nào quá lớn tăng giá. HNX-Index giảm 0,49% với 111 mã giảm/41 mã tăng. HNX30 giảm 0,76% với 19 mã giảm/4 mã tăng.
Độ rộng của cả hai sàn đang phản ánh tình trạng giao dịch kém hơn nhiều so với những gì thể hiện trên điểm số. Quá nhiều cổ phiếu giảm giá và quá ít cổ phiếu tăng giá. Thị trường phái sinh thể hiện khá rõ yếu tố này, khi chỉ có Hợp đồng tháng 8 là giá đang bám sát với VN30-Index, còn cả 3 kỳ hạn còn lại đều đang giảm.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay cũng làm nổ tung bảng thống kê với giao dịch ròng VPB đạt trên 1.456 tỷ đồng. Với quy mô mua này thì hôm nay dù khối ngoại có bán ra bao nhiêu đi nữa trong diện bình thường thì mức vốn vào ròng vẫn cực lớn.
Ngoài trường hợp đặc biệt của VPB, khối ngoại mua ròng chủ yếu tại DXG, VCI, TDH. Phía bán lớn nhất là OGC, BID, HT1, SSI, DIG, NT2. Nếu trừ đi giao dịch của VPB thì khối ngoại mới mua ròng chưa tới 6 tỷ đồng ở HSX và mua ròng khoảng 12 tỷ đồng ở sàn HNX.
Đầu tiên là mức thanh khoản cực lớn với tổng giá trị 3.815,2 tỷ đồng khớp lệnh và khoảng gần 4.000 tỷ đồng tổng giao dịch sáng nay có đóng góp chủ yếu của VPB. Cổ phiếu VPBank vừa lên sàn sáng nay đã xuất hiện ngay giao dịch cực khủng của nhà đầu tư nước ngoài.
Lúc mở cửa VBP đã giao dịch hơn 37 triệu cổ phiếu do khối ngoại đặt lệnh. Bình thường giao dịch lô lớn được tiến hành qua kênh thỏa thuận và không tính vào giá. Lần này VPB được vào lệnh trực tiếp qua đường khớp lệnh.
VBP giao dịch trong ngày đầu tiên tới trên 1.897 tỷ đồng, chiếm khoảng 50% giá trị khớp lệnh toàn thị trường.
Nếu không tính giao dịch của VPB sáng nay thì thanh khoản thị trường chỉ tăng nhẹ khoảng 4% so với sáng hôm qua. Đó cũng đã là nhờ ROS và DXG giao dịch rất lớn. Hai mã này chiếm hơn 11% giá trị giao dịch của phần còn lại.
Cùng với mức thanh khoản bất thường, điểm số của phiên sáng nay cũng nhiễu loạn với hiện tượng kéo giá SAB trong ngày đáo hạn hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index tháng 8. SAB tăng giá cực mạnh 2,01% chỉ với 30.250 cổ phiếu được giao dịch, tương đương 7.57 tỷ đồng. SAB cộng cho VN-Index tới 1,2 điểm sáng nay.
Kể cả khi SAB tăng bất thường thì VN-Index vẫn giảm 0,17% hay 1,31 điểm. Nếu không có SAB nâng đỡ, chỉ số sẽ sụt mạnh hơn nhiều. Nguyên nhân là do gần như toàn bộ thị trường đang cắm đầu giảm giá.
Tính bất thường là ở chỗ sàn HSX có tới 180 cổ phiếu giảm giá/77 cổ phiếu tăng giá và gần 100 cổ phiếu rơi hơn 1% mà VN-Index lại giảm rất nhẹ. Ngoài SAB, VNM tăng 0,61%, MSN tăng 0,9% cũng đỡ khá nhiều. Hai cổ phiếu này dù sao cũng có thanh khoản đảm bảo hơn so với SAB.
Chỉ số VN30-Index cũng đang được đỡ một cách quyết liệt để lấy điểm số chốt cho giao dịch hợp đồng tương lai tháng 8 sẽ đáo hạn hôm nay. Rổ này có 17 mã giảm/8 ma tăng và chỉ số chỉ giảm 0,19%.
Các cổ phiếu ngân hàng hôm nay suy sụp đúng sự kiện VPB lên sàn. Điều này khiến nhà đầu tư nhớ lại sự kiện VCI lên sàn và cổ phiếu chứng khoán lao dốc. VCB giảm 0,4%, BID giảm 2,25%, CTG giảm 0,53%, MBB giảm 1,32%, STB giảm 0,42%.
Sàn Hà Nội sáng nay có vẻ trung thực hơn vì không có mã nào quá lớn tăng giá. HNX-Index giảm 0,49% với 111 mã giảm/41 mã tăng. HNX30 giảm 0,76% với 19 mã giảm/4 mã tăng.
Độ rộng của cả hai sàn đang phản ánh tình trạng giao dịch kém hơn nhiều so với những gì thể hiện trên điểm số. Quá nhiều cổ phiếu giảm giá và quá ít cổ phiếu tăng giá. Thị trường phái sinh thể hiện khá rõ yếu tố này, khi chỉ có Hợp đồng tháng 8 là giá đang bám sát với VN30-Index, còn cả 3 kỳ hạn còn lại đều đang giảm.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay cũng làm nổ tung bảng thống kê với giao dịch ròng VPB đạt trên 1.456 tỷ đồng. Với quy mô mua này thì hôm nay dù khối ngoại có bán ra bao nhiêu đi nữa trong diện bình thường thì mức vốn vào ròng vẫn cực lớn.
Ngoài trường hợp đặc biệt của VPB, khối ngoại mua ròng chủ yếu tại DXG, VCI, TDH. Phía bán lớn nhất là OGC, BID, HT1, SSI, DIG, NT2. Nếu trừ đi giao dịch của VPB thì khối ngoại mới mua ròng chưa tới 6 tỷ đồng ở HSX và mua ròng khoảng 12 tỷ đồng ở sàn HNX.