Chứng khoán Việt “bốc hơi” 2 tỷ USD trong một ngày
Trong đó, vốn hóa thị trường của 10 ngân hàng niêm yết đã mất hơn 15.700 tỷ đồng trong phiên
Phiên giao dịch ngày 9/8, VN-Index giảm tới gần 18 điểm, HNX-Index giảm với biên độ nhẹ hơn khoảng 1,2 điểm, chỉ số VNXallshare giảm tới 22,44 điểm. Cùng với mức giảm đó, vốn hoá thị trường trên hai sàn giảm sâu.
Cụ thể, trên HOSE, chốt phiên 9/8, vốn hoá về mức 1,911 triệu tỷ đồng, giảm 44.000 tỷ đồng so với phiên trước đó.
Trên sàn HNX, vốn hoá giảm về 90.883 tỷ đồng, "bốc hơi" gần 1.100 tỷ đồng, tương ứng với 1,12%.
Tổng cộng hai sàn, có khoảng 45.000 tỷ đồng “bốc hơi” trong phiên ngày 9/8. Thị trường tràn ngập sắc đỏ, HOSE có tới 189 mã giảm điểm, HNX con số lên tới 134.
Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng được cho là “tội đồ” khi đồng loạt bị nhuộm đỏ, riêng BID giảm sàn.
Cả 10 nhà băng niêm yết trên sàn, cổ phiếu đều giảm trong phiên giao dịch ngày 9/8. Điển hình nhất là BID với mức sụt giảm vốn hóa thị trường hơn 7.500 tỷ đồng, VCB (-2.158 tỷ đồng), tiếp đến là MBB, SHB, STB, VIDB, NVB, EIB, CTG và ACB.
Tổng cộng 10 ngân hàng này đã mất hơn 15.700 tỷ đồng giá trị vốn hóa thị trường trong phiên.
Cổ phiếu BID giảm sàn hôm 9/8 đã có tác động lan tỏa tới cổ phiếu tài chính nói riêng và thị trường nói chung.
Đánh giá về phiên giao dịch, Công ty Cổ phần Chứng khoán Đầu tư Việt Nam (IVS) cho hay, về lý thuyết, phiên giảm mạnh này là quá bất ngờ với rất nhiều người kể cả những người làm trong ngành.
"Nó coi như đã phá vỡ tất cả xu hướng tăng điểm đang cố gắng duy trì trong thời gian vừa qua. Kể từ sự kiện Brexit tháng 6/2016, thị trường mới xuất hiện phiên giảm mạnh đến như vậy”, báo cáo của IVS nêu.
Một điểm nhấn quan trọng nữa theo IVS là thanh khoản thị trường gia tăng đột biến. Về lý thuyết, khi thị trường hoảng loạn và lo sợ thì khối lượng giao dịch thường co hẹp và người có tiền sẽ ở vị thế chính. Nhưng việc tăng mạnh lên hơn 50% cho thấy lực mua bắt đáy gia tăng và nhiều cổ phiếu cũng tăng mạnh về thanh khoản.
Những diễn biến tiêu cực của phiên giao dịch 9/8 được giới chuyên gia, công ty chứng khoán nhận định sẽ tiếp tục tiếp diễn trong phiên 10/8 song lực bán sẽ không mạnh.
Theo IVS, có thể có hai kịch bản xảy ra trong phiên ngày 10/8. Ở kịch bản thứ nhất, thị trường tiếp tục là một phiên điều chỉnh mạnh và thanh khoản tiếp tục ở mức cao. Biến số này xảy ra thì thị trường sẽ bật lại sớm hơn dự kiến.
Kịch bản thứ hai là nhà đầu tư sẽ tĩnh tâm lại và lực bán sẽ không còn mạnh như hôm 9/8 nữa. Nhưng dưới sự tác động của cổ phiếu lớn, VN-Index vẫn có thời điểm rơi xuống dưới mốc 770 điểm (+/-5) hoặc chốt phiên với mức giảm lớn. Về xu thế, hy vọng về sự hồi phục ngay lập tức khó xảy ra nhưng IVS cho rằng sẽ có nhiều cổ phiếu sẽ dừng giảm, cá biệt có cổ phiếu tăng nhẹ trở lại
Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) nhận định trong phiên ngày 10/8, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục thận trong theo dõi biến động thị trường, điều chỉnh thị trường chung đang diễn ra trên diện rộng, đối với hầu hết nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và nhóm cổ phiếu dẫn dắt.
Cụ thể, trên HOSE, chốt phiên 9/8, vốn hoá về mức 1,911 triệu tỷ đồng, giảm 44.000 tỷ đồng so với phiên trước đó.
Trên sàn HNX, vốn hoá giảm về 90.883 tỷ đồng, "bốc hơi" gần 1.100 tỷ đồng, tương ứng với 1,12%.
Tổng cộng hai sàn, có khoảng 45.000 tỷ đồng “bốc hơi” trong phiên ngày 9/8. Thị trường tràn ngập sắc đỏ, HOSE có tới 189 mã giảm điểm, HNX con số lên tới 134.
Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng được cho là “tội đồ” khi đồng loạt bị nhuộm đỏ, riêng BID giảm sàn.
Cả 10 nhà băng niêm yết trên sàn, cổ phiếu đều giảm trong phiên giao dịch ngày 9/8. Điển hình nhất là BID với mức sụt giảm vốn hóa thị trường hơn 7.500 tỷ đồng, VCB (-2.158 tỷ đồng), tiếp đến là MBB, SHB, STB, VIDB, NVB, EIB, CTG và ACB.
Tổng cộng 10 ngân hàng này đã mất hơn 15.700 tỷ đồng giá trị vốn hóa thị trường trong phiên.
Cổ phiếu BID giảm sàn hôm 9/8 đã có tác động lan tỏa tới cổ phiếu tài chính nói riêng và thị trường nói chung.
Đánh giá về phiên giao dịch, Công ty Cổ phần Chứng khoán Đầu tư Việt Nam (IVS) cho hay, về lý thuyết, phiên giảm mạnh này là quá bất ngờ với rất nhiều người kể cả những người làm trong ngành.
"Nó coi như đã phá vỡ tất cả xu hướng tăng điểm đang cố gắng duy trì trong thời gian vừa qua. Kể từ sự kiện Brexit tháng 6/2016, thị trường mới xuất hiện phiên giảm mạnh đến như vậy”, báo cáo của IVS nêu.
Một điểm nhấn quan trọng nữa theo IVS là thanh khoản thị trường gia tăng đột biến. Về lý thuyết, khi thị trường hoảng loạn và lo sợ thì khối lượng giao dịch thường co hẹp và người có tiền sẽ ở vị thế chính. Nhưng việc tăng mạnh lên hơn 50% cho thấy lực mua bắt đáy gia tăng và nhiều cổ phiếu cũng tăng mạnh về thanh khoản.
Những diễn biến tiêu cực của phiên giao dịch 9/8 được giới chuyên gia, công ty chứng khoán nhận định sẽ tiếp tục tiếp diễn trong phiên 10/8 song lực bán sẽ không mạnh.
Theo IVS, có thể có hai kịch bản xảy ra trong phiên ngày 10/8. Ở kịch bản thứ nhất, thị trường tiếp tục là một phiên điều chỉnh mạnh và thanh khoản tiếp tục ở mức cao. Biến số này xảy ra thì thị trường sẽ bật lại sớm hơn dự kiến.
Kịch bản thứ hai là nhà đầu tư sẽ tĩnh tâm lại và lực bán sẽ không còn mạnh như hôm 9/8 nữa. Nhưng dưới sự tác động của cổ phiếu lớn, VN-Index vẫn có thời điểm rơi xuống dưới mốc 770 điểm (+/-5) hoặc chốt phiên với mức giảm lớn. Về xu thế, hy vọng về sự hồi phục ngay lập tức khó xảy ra nhưng IVS cho rằng sẽ có nhiều cổ phiếu sẽ dừng giảm, cá biệt có cổ phiếu tăng nhẹ trở lại
Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) nhận định trong phiên ngày 10/8, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục thận trong theo dõi biến động thị trường, điều chỉnh thị trường chung đang diễn ra trên diện rộng, đối với hầu hết nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và nhóm cổ phiếu dẫn dắt.