“Đại gia” chăn nuôi Dabaco liêu xiêu trong cơn khủng hoảng thịt lợn
Trái ngược với kết quả lạc quan năm 2016, việc giá thịt lợn giảm mạnh trong nửa năm trở lại đây khiến tình hình kinh doanh của Dabaco gặp khó khăn
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2017 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Mã DBC - HNX) ghi nhận 1.073 tỷ đồng doanh thu, giảm 33% cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp của Dabaco giảm từ 12% cùng kỳ xuống còn 5,5% cùng các chi phí gia tăng làm lãi sau thuế của công ty âm 33 tỷ đồng trong khi quý 2/2016 lãi 199 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Dabaco đạt 2.549 tỷ đồng doanh thu, chỉ thực hiện được 28% kế hoạch năm và lỗ 20 tỷ đồng.
Kết quả này hoàn toàn trái ngược với kết quả kinh doanh tích cực của công ty năm 2016 khi doanh thu đạt 6.396 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 451,2 tỷ đồng.
Lý giải nguyên nhân thua lỗ, lãnh đạo Dabaco cho biết quý 2/2017 là thời gian khó khăn nhất của ngành chăn nuôi nói chung và công ty nói riêng. Sự sụt giảm về giá bán thức ăn chăn nuôi và giá bán lợn hơi (thời điểm thấp nhất giá lợn chỉ còn 19.000 đồng/kg) dẫn đến kết quả kinh doanh mảng thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi gia công giảm 78 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Hoạt động sản xuất con giống lợn và gà cũng ảnh hưởng từ khó khăn của ngành. Do giá bán lợn hơi xuống quá thấp, người chăn nuôi không dám tiếp tục tái đàn làm ảnh hưởng giá bán và sức tiêu thụ con giống nên lợi nhuận mảng này giảm 38 tỷ đồng cùng kỳ.
Hơn nữa quý 2, công ty mẹ không có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bất động sản trong khi cùng kỳ năm trước ghi nhận gần 119 tỷ đồng.
Dabaco là doanh nghiệp hoạt động đa ngành với 3 lĩnh vực chính là thức ăn gia súc, bán con giống, chăn nuôi gia công và chế biến thực phẩm, thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, công ty còn sản xuất bao bì, kinh doanh bất động sản, bán xăng dầu…
Hiện, thức ăn chăn nuôi là mảng đóng góp vào doanh thu cao nhất chiếm 57,4%; chăn nuôi gia công và chế biến thực phẩm chiếm 16%; lĩnh vực thương mại, siêu thị, khách sạn, nhà hàng chiếm 10,6%; doanh thu con giống chiếm 7,6%. Còn lại là các lĩnh vực khác.
Dù đang là một trong mười công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi có quy mô lớn nhất cả nước, chiếm 3,3% thị phần với 7 nhà máy hoạt động, tổng công suất thiết kế 700.000 tấn/năm, song áp lực đè lên vai Dabaco ngày càng lớn khi mảng này chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều doanh nghiệp tên tuổi, tiềm lực mạnh như C.P Việt Nam, Proconco - Anco (thuộc Masan), Cargill Việt Nam.
Chưa kể, nhiều tập đoàn nước ngoài như CP Group (Thái Lan), Cargill (Hoa Kỳ), NewHope (Trung Quốc) cũng manh nha xây mới nhà máy, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Trong mảng chăn nuôi, ngoài chịu ảnh hưởng từ đợt sụt giá trong ngắn hạn, việc hàng loạt doanh nghiệp như Hoà Phát, Hùng Vương, Masan với tiềm lực tài chính dồi dào, có khả năng đầu tư mạnh mẽ về giống và công nghệ đang thể hiện ý định gia nhập ngành cũng là mối đe dọa lớn với Dabaco.
Tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông năm 2017, ông Nguyễn Như So - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Dabaco, chia sẻ với các cổ đông: “Đây sẽ là năm khó khăn nhất trong 21 năm hoạt động của Dabaco”.
Theo người đứng đầu doanh nghiệp này, sản xuất thức ăn chăn nuôi và nuôi lợn - hai lĩnh vực chính của Dabaco sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong bối cảnh giá thịt lao dốc.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Dabaco đạt 2.549 tỷ đồng doanh thu, chỉ thực hiện được 28% kế hoạch năm và lỗ 20 tỷ đồng.
Kết quả này hoàn toàn trái ngược với kết quả kinh doanh tích cực của công ty năm 2016 khi doanh thu đạt 6.396 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 451,2 tỷ đồng.
Lý giải nguyên nhân thua lỗ, lãnh đạo Dabaco cho biết quý 2/2017 là thời gian khó khăn nhất của ngành chăn nuôi nói chung và công ty nói riêng. Sự sụt giảm về giá bán thức ăn chăn nuôi và giá bán lợn hơi (thời điểm thấp nhất giá lợn chỉ còn 19.000 đồng/kg) dẫn đến kết quả kinh doanh mảng thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi gia công giảm 78 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Hoạt động sản xuất con giống lợn và gà cũng ảnh hưởng từ khó khăn của ngành. Do giá bán lợn hơi xuống quá thấp, người chăn nuôi không dám tiếp tục tái đàn làm ảnh hưởng giá bán và sức tiêu thụ con giống nên lợi nhuận mảng này giảm 38 tỷ đồng cùng kỳ.
Hơn nữa quý 2, công ty mẹ không có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bất động sản trong khi cùng kỳ năm trước ghi nhận gần 119 tỷ đồng.
Dabaco là doanh nghiệp hoạt động đa ngành với 3 lĩnh vực chính là thức ăn gia súc, bán con giống, chăn nuôi gia công và chế biến thực phẩm, thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, công ty còn sản xuất bao bì, kinh doanh bất động sản, bán xăng dầu…
Hiện, thức ăn chăn nuôi là mảng đóng góp vào doanh thu cao nhất chiếm 57,4%; chăn nuôi gia công và chế biến thực phẩm chiếm 16%; lĩnh vực thương mại, siêu thị, khách sạn, nhà hàng chiếm 10,6%; doanh thu con giống chiếm 7,6%. Còn lại là các lĩnh vực khác.
Dù đang là một trong mười công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi có quy mô lớn nhất cả nước, chiếm 3,3% thị phần với 7 nhà máy hoạt động, tổng công suất thiết kế 700.000 tấn/năm, song áp lực đè lên vai Dabaco ngày càng lớn khi mảng này chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều doanh nghiệp tên tuổi, tiềm lực mạnh như C.P Việt Nam, Proconco - Anco (thuộc Masan), Cargill Việt Nam.
Chưa kể, nhiều tập đoàn nước ngoài như CP Group (Thái Lan), Cargill (Hoa Kỳ), NewHope (Trung Quốc) cũng manh nha xây mới nhà máy, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Trong mảng chăn nuôi, ngoài chịu ảnh hưởng từ đợt sụt giá trong ngắn hạn, việc hàng loạt doanh nghiệp như Hoà Phát, Hùng Vương, Masan với tiềm lực tài chính dồi dào, có khả năng đầu tư mạnh mẽ về giống và công nghệ đang thể hiện ý định gia nhập ngành cũng là mối đe dọa lớn với Dabaco.
Tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông năm 2017, ông Nguyễn Như So - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Dabaco, chia sẻ với các cổ đông: “Đây sẽ là năm khó khăn nhất trong 21 năm hoạt động của Dabaco”.
Theo người đứng đầu doanh nghiệp này, sản xuất thức ăn chăn nuôi và nuôi lợn - hai lĩnh vực chính của Dabaco sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong bối cảnh giá thịt lao dốc.