“Game sáp nhập” mía đường SBT - BHS còn hấp dẫn?
Những ngày tới, nhà đầu tư sẽ buộc phải lựa chọn một là chốt lời BHS hoặc đợi hoán đổi nhưng sẽ bị "chôn vốn" tới hết tháng 10
Giữa tháng 4/2017, Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (mã chứng khoán SBT) thông qua chủ trương sáp nhập và phát hành cổ phiếu hoán đổi toàn bộ cổ phần của Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà (mã BHS). Khi đó, cổ phiếu SBT chỉ dao động ở mức hơn 24.000 đồng/cổ phiếu còn BHS là 13.000 đồng/cổ phiếu.
Gần ba tháng trôi qua, “game sáp nhập” đã thổi lửa cho giao dịch SBT, BHS. Cả hai cổ phiếu đều được mua bán sôi động, thị giá tăng mạnh trong giai đoạn này. Tính đến 17/7, SBT có giá 38.800 đồng/cổ phiếu, tăng 60% - trong khi BHS đạt mức 25.900 đồng, tăng gần 100%.
“Game sáp nhập” khiến nhiều nhà đầu tư có một “mùa mía ngọt” khi vào trúng sóng tăng và nếu chốt lãi ở thời điểm này. Phiên 18/7, hai cổ phiếu này đã quay đầu giảm mạnh.
Cụ thể, BHS giảm sàn 6,95% tương ứng mất 1.800 đồng xuống còn 24.100 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch lên tới 5,6 triệu cổ phiếu. SBT giảm 600 đồng xuống còn 38.200 đồng/cổ phiếu.
Nguyên nhân giảm giá này được nhận định có liên quan đến quyết định của Hội đồng Quản trị Mía đường Thành Thành Công, dự kiến chốt danh sách cổ đông để thực hiện hoán đổi ngày 31/8 tới.
Mía đường Thành Thành Công sẽ phát hành 303,8 triệu cổ phiếu SBT để hoán đổi 297,87 triệu cổ phiếu BHS. Tỷ lệ hoán đổi đã được 2 bên thông qua là 1:1,02, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu BHS sẽ được nhận về 1,02 cổ phiếu SBT.
Như vậy, tỷ lệ hoán đổi của SBT và BHS đang có mức chênh lệch so với định giá thị trường. Hiện thị giá của SBT và BHS đang là 1: 1,6 (1,6 cổ phiếu BHS với đổi được 1 cổ phiếu SBT) trong khi tỷ lệ dự kiến hoán đổi của ngày 31/8 là 1: 1,02 (gần như 1 đổi 1 cổ phiếu).
Theo quy luật thì tất yếu giá cổ phiếu BHS sẽ phải tăng tới 31/8 để đảm bảo tỷ lệ hoán đổi với SBT. Song diễn biến của thị trường phiên 18/7 khá lạ, BHS được bán với giá sàn, nhà đầu tư đua nhau “chốt lời” ở thời điểm này mà không đợi đến khi hoán đổi.
Trong một diễn biến liên quan, thời gian gần đây loạt các lãnh đạo cấp cao của Đường Biên Hoà đã bán ra lượng lớn cổ phiếu BHS. Cổ đông lớn của BHS là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre cũng bán bớt 2 triệu cổ phiếu giảm sở hữu xuống còn 3 triệu đơn vị.
Theo lộ trình sáp nhập, BHS sẽ phải huỷ niêm yết vào ngày ngày 30/8 và chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Đường TTC Biên Hòa - Đồng Nai, 100% vốn thuộc SBT.
Đặc biệt, bản cáo bạch niêm yết, thì sau 2 tháng kể từ thời điểm dự kiến sáp nhập (31/8) cổ phiếu SBT phát hành thêm để hoán đổi mới được chính thức niêm yết trên sàn HOSE. Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư BHS có thể bị “chôn vốn” trong một khoảng thời gian khá dài.
Đây là điều mà nhà đầu tư cần nắm được khi quyết định “chốt lãi” BHS hay “chôn vốn” lâu dài tại đây.
Với tỷ lệ gần như 1 đổi 1, vốn điều lệ sau sáp nhập của SBT sẽ tăng lên 5.570 tỷ đồng, tương ứng 557 triệu cổ piếu lưu hành. Cổ phiếu SBT phát hành để hoán đổi sẽ không bị điều chỉnh giá tại ngày thực hiện hoán đổi.
Giả định thị giá SBT vẫn được giữ vững đến ngày 31/8, Mía đường Thành Thành Công sẽ có vốn hoá vượt 21.000 tỷ đồng, cao hơn gần 4.400 tỷ đồng so với mức thị trường định giá cả SBT và BHS gộp lại (16.849 tỷ đồng - chốt phiên 18/7).
Trao đổi với một chuyên gia tài chính về tỷ lệ chênh lệch thị giá khi sáp nhập, vị này cho biết thông thường trong giao dịch sáp nhập sẽ không có sự hoán đổi hoàn hảo, có nghĩa là không bao giờ có sự cân bằng giữa giá trị hay thị giá của hai cổ phiếu, bao giờ cũng phải tạo ra các Arbitrage (kiếm lời từ chênh lệch giá).
Tuy nhiên, tỷ lệ hoán đổi của SBT: BHS đang cao hơn nhiều so với định giá thị trường ở thời điểm hiện tại.
“Mức chênh lệch thị giá lên tới 70% lợi nhuận của ngày hoán đổi. Nếu suy nghĩ thông thường thì nhà đầu tư cứ mua vào BHS đến ngày 31/8 là có lợi nhuận 70% cho khoản đầu tư. Tuy nhiên, 2 tháng sau thời điểm sáp nhập dự kiến là 31/8 các cổ phiếu SBT hoán đổi này mới được giao dịch thì rủi ro rất lớn. Chỉ cần một vài phiên sụt giá là cổ đông BHS ăn trái đắng rồi. Điểm mấu chốt nhà đầu tư cần lưu ý ngày giao dịch cổ phiếu mới”, vị này khuyến nghị.
Sau sáp nhập, SBT đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 8.353 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất hơn 674 tỷ đồng niên độ 2017-2018. Chỉ tiêu kinh doanh của Công ty TNHH MTV Đường TTC Biên Hòa - Đồng Nai sau khi sáp nhập là doanh thu hợp nhất 4.688 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 323 tỷ đồng.
Trước đó, niên độ 2015 -2016, SBT đạt doanh thu 4.028 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 311 tỷ trong khi Đường Biên Hoà có doanh thu cao hơn lên tới 4.366 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế khoảng 296 tỷ.
Gia đình ông Đặng Văn Thành gồm vợ là Huỳnh Bích Ngọc, con gái Đặng Huỳnh Ức My đang trực tiếp hoặc thông qua Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Thành Công nắm quyền chi phối, và sở hữu khối tài sản lớn tại hai mía đường này.
Mới đây, SBT và BHS đã cùng mua lại Công ty Mía đường Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức. Giá trị thương vụ lên tới 1.330 tỷ đồng.
Gần ba tháng trôi qua, “game sáp nhập” đã thổi lửa cho giao dịch SBT, BHS. Cả hai cổ phiếu đều được mua bán sôi động, thị giá tăng mạnh trong giai đoạn này. Tính đến 17/7, SBT có giá 38.800 đồng/cổ phiếu, tăng 60% - trong khi BHS đạt mức 25.900 đồng, tăng gần 100%.
“Game sáp nhập” khiến nhiều nhà đầu tư có một “mùa mía ngọt” khi vào trúng sóng tăng và nếu chốt lãi ở thời điểm này. Phiên 18/7, hai cổ phiếu này đã quay đầu giảm mạnh.
Cụ thể, BHS giảm sàn 6,95% tương ứng mất 1.800 đồng xuống còn 24.100 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch lên tới 5,6 triệu cổ phiếu. SBT giảm 600 đồng xuống còn 38.200 đồng/cổ phiếu.
Nguyên nhân giảm giá này được nhận định có liên quan đến quyết định của Hội đồng Quản trị Mía đường Thành Thành Công, dự kiến chốt danh sách cổ đông để thực hiện hoán đổi ngày 31/8 tới.
Mía đường Thành Thành Công sẽ phát hành 303,8 triệu cổ phiếu SBT để hoán đổi 297,87 triệu cổ phiếu BHS. Tỷ lệ hoán đổi đã được 2 bên thông qua là 1:1,02, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu BHS sẽ được nhận về 1,02 cổ phiếu SBT.
Như vậy, tỷ lệ hoán đổi của SBT và BHS đang có mức chênh lệch so với định giá thị trường. Hiện thị giá của SBT và BHS đang là 1: 1,6 (1,6 cổ phiếu BHS với đổi được 1 cổ phiếu SBT) trong khi tỷ lệ dự kiến hoán đổi của ngày 31/8 là 1: 1,02 (gần như 1 đổi 1 cổ phiếu).
Theo quy luật thì tất yếu giá cổ phiếu BHS sẽ phải tăng tới 31/8 để đảm bảo tỷ lệ hoán đổi với SBT. Song diễn biến của thị trường phiên 18/7 khá lạ, BHS được bán với giá sàn, nhà đầu tư đua nhau “chốt lời” ở thời điểm này mà không đợi đến khi hoán đổi.
Trong một diễn biến liên quan, thời gian gần đây loạt các lãnh đạo cấp cao của Đường Biên Hoà đã bán ra lượng lớn cổ phiếu BHS. Cổ đông lớn của BHS là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre cũng bán bớt 2 triệu cổ phiếu giảm sở hữu xuống còn 3 triệu đơn vị.
Theo lộ trình sáp nhập, BHS sẽ phải huỷ niêm yết vào ngày ngày 30/8 và chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Đường TTC Biên Hòa - Đồng Nai, 100% vốn thuộc SBT.
Đặc biệt, bản cáo bạch niêm yết, thì sau 2 tháng kể từ thời điểm dự kiến sáp nhập (31/8) cổ phiếu SBT phát hành thêm để hoán đổi mới được chính thức niêm yết trên sàn HOSE. Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư BHS có thể bị “chôn vốn” trong một khoảng thời gian khá dài.
Đây là điều mà nhà đầu tư cần nắm được khi quyết định “chốt lãi” BHS hay “chôn vốn” lâu dài tại đây.
Với tỷ lệ gần như 1 đổi 1, vốn điều lệ sau sáp nhập của SBT sẽ tăng lên 5.570 tỷ đồng, tương ứng 557 triệu cổ piếu lưu hành. Cổ phiếu SBT phát hành để hoán đổi sẽ không bị điều chỉnh giá tại ngày thực hiện hoán đổi.
Giả định thị giá SBT vẫn được giữ vững đến ngày 31/8, Mía đường Thành Thành Công sẽ có vốn hoá vượt 21.000 tỷ đồng, cao hơn gần 4.400 tỷ đồng so với mức thị trường định giá cả SBT và BHS gộp lại (16.849 tỷ đồng - chốt phiên 18/7).
Trao đổi với một chuyên gia tài chính về tỷ lệ chênh lệch thị giá khi sáp nhập, vị này cho biết thông thường trong giao dịch sáp nhập sẽ không có sự hoán đổi hoàn hảo, có nghĩa là không bao giờ có sự cân bằng giữa giá trị hay thị giá của hai cổ phiếu, bao giờ cũng phải tạo ra các Arbitrage (kiếm lời từ chênh lệch giá).
Tuy nhiên, tỷ lệ hoán đổi của SBT: BHS đang cao hơn nhiều so với định giá thị trường ở thời điểm hiện tại.
“Mức chênh lệch thị giá lên tới 70% lợi nhuận của ngày hoán đổi. Nếu suy nghĩ thông thường thì nhà đầu tư cứ mua vào BHS đến ngày 31/8 là có lợi nhuận 70% cho khoản đầu tư. Tuy nhiên, 2 tháng sau thời điểm sáp nhập dự kiến là 31/8 các cổ phiếu SBT hoán đổi này mới được giao dịch thì rủi ro rất lớn. Chỉ cần một vài phiên sụt giá là cổ đông BHS ăn trái đắng rồi. Điểm mấu chốt nhà đầu tư cần lưu ý ngày giao dịch cổ phiếu mới”, vị này khuyến nghị.
Sau sáp nhập, SBT đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 8.353 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất hơn 674 tỷ đồng niên độ 2017-2018. Chỉ tiêu kinh doanh của Công ty TNHH MTV Đường TTC Biên Hòa - Đồng Nai sau khi sáp nhập là doanh thu hợp nhất 4.688 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 323 tỷ đồng.
Trước đó, niên độ 2015 -2016, SBT đạt doanh thu 4.028 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 311 tỷ trong khi Đường Biên Hoà có doanh thu cao hơn lên tới 4.366 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế khoảng 296 tỷ.
Gia đình ông Đặng Văn Thành gồm vợ là Huỳnh Bích Ngọc, con gái Đặng Huỳnh Ức My đang trực tiếp hoặc thông qua Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Thành Công nắm quyền chi phối, và sở hữu khối tài sản lớn tại hai mía đường này.
Mới đây, SBT và BHS đã cùng mua lại Công ty Mía đường Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức. Giá trị thương vụ lên tới 1.330 tỷ đồng.