Hai quỹ của Singapore muốn chi 11.000 tỷ mua cổ phần Vinamilk
Hai quỹ ngoại thuộc tập đoàn F&N (Singapore) đã quyết định chi tối thiểu 11.000 tỷ đồng để sở hữu thêm 5,4% cổ phần tại Vinamilk
Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) vừa cho biết, hai quỹ ngoại là F&N BEV Manufacturing PTE.LTD và F&N Dairy Investment PTE.LTD, mỗi tổ chức đã đăng ký mua vào gần 38,2 triệu cổ phần của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), tương đương 2,7% vốn điều lệ.
Đáng chú ý F&N Dairy Investmend hiện là cổ đông chiến lược nắm giữ 10,95% vốn tương ứng 159 triệu cổ phần của Vinamilk. Trong khi F&N NBEV chưa sở hữu cổ phần nào tại Vinamilk.
Hai tổ chức này đều đến từ Singapore, là công ty con 100% vốn của Fraser & Neave Limited, do ông Lee Meng Tat làm giám đốc. Ông này đang là thành viên Hội đồng Quản trị Vinamilk.
Như vậy, số tiền dự chi tối thiểu của F&N là 11.000 tỷ đồng cho đợt chào mua trên.
Theo quy tắc trong thoái vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), mỗi nhà đầu tư tổ chức chỉ được chào mua tối đa 2,7% vốn tại Vinamilk. Nếu hai quỹ trên chào mua thành công 5,4% vốn, F&N có thể nâng tổng sở hữu lên 16,35% vốn tại Vinamilk.
Trước đó, SCIC đã thông báo về việc chào bán cạnh tranh 9% vốn, tương ứng 130,6 triệu cổ phần tại Vinamilk với giá 144.000 đồng/cổ phiếu. Dự kiến phiên đấu giá diễn ra ngày 12/12 tới, bước khối lượng là 10 cổ phần và bước giá là 100 đồng.
Nếu bán thành công cổ phần Vinamilk, SCIC có thể thu về ít nhất 18.810 tỷ đồng tương đương hơn 840 triệu USD. Chốt phiên giao dịch 7/12, VNM có giá khoảng 132.500 đồng/cổ phiếu.
Hiện SCIC đang nắm 44,7% cổ phần Vinamilk. Theo lãnh đạo SCIC, 9% bán trong đợt đầu là khối lượng đủ lớn để hấp dẫn nhà đầu tư, được chào bán công khai cho nhà đầu tư trong và ngoài nước; giá khởi điểm dự kiến sẽ không thấp hơn giá thị trường tại cùng thời điểm và dựa trên cơ sở định giá của tổ chức tư vấn.
Đáng chú ý F&N Dairy Investmend hiện là cổ đông chiến lược nắm giữ 10,95% vốn tương ứng 159 triệu cổ phần của Vinamilk. Trong khi F&N NBEV chưa sở hữu cổ phần nào tại Vinamilk.
Hai tổ chức này đều đến từ Singapore, là công ty con 100% vốn của Fraser & Neave Limited, do ông Lee Meng Tat làm giám đốc. Ông này đang là thành viên Hội đồng Quản trị Vinamilk.
Như vậy, số tiền dự chi tối thiểu của F&N là 11.000 tỷ đồng cho đợt chào mua trên.
Theo quy tắc trong thoái vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), mỗi nhà đầu tư tổ chức chỉ được chào mua tối đa 2,7% vốn tại Vinamilk. Nếu hai quỹ trên chào mua thành công 5,4% vốn, F&N có thể nâng tổng sở hữu lên 16,35% vốn tại Vinamilk.
Trước đó, SCIC đã thông báo về việc chào bán cạnh tranh 9% vốn, tương ứng 130,6 triệu cổ phần tại Vinamilk với giá 144.000 đồng/cổ phiếu. Dự kiến phiên đấu giá diễn ra ngày 12/12 tới, bước khối lượng là 10 cổ phần và bước giá là 100 đồng.
Nếu bán thành công cổ phần Vinamilk, SCIC có thể thu về ít nhất 18.810 tỷ đồng tương đương hơn 840 triệu USD. Chốt phiên giao dịch 7/12, VNM có giá khoảng 132.500 đồng/cổ phiếu.
Hiện SCIC đang nắm 44,7% cổ phần Vinamilk. Theo lãnh đạo SCIC, 9% bán trong đợt đầu là khối lượng đủ lớn để hấp dẫn nhà đầu tư, được chào bán công khai cho nhà đầu tư trong và ngoài nước; giá khởi điểm dự kiến sẽ không thấp hơn giá thị trường tại cùng thời điểm và dựa trên cơ sở định giá của tổ chức tư vấn.