Lá phiếu cổ đông lớn và sự linh hoạt khi biểu quyết
Sự linh hoạt trong xử lý tình huống khi biểu quyết đối với các cổ đông, đặc biệt là cổ đông lớn đã và đang giúp cho doanh nghiệp thuận hơn trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh
Sự thay đổi của kinh tế vĩ mô cùng với việc áp dụng các quy định mới của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã khiến cho các cuộc thảo luận tại đại hội cổ đông thường niên trở nên sôi động hẳn lên. Sự linh hoạt trong xử lý tình huống khi biểu quyết đối với các cổ đông, đặc biệt là cổ đông lớn đã và đang giúp cho doanh nghiệp thuận hơn trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh.
Hơn 10 năm nay, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được biết đến như là một nhà đầu tư, một cổ đông có nhiều kinh nghiệm nhất trong công tác chuẩn bị và tham gia các kỳ đại hội đồng cổ đông tại các công ty cổ phần.
Tại nhiều doanh nghiệp lớn như: Vinamik, Traphaco, Vinaconex, FPT Telecom... sự hiện diện của SCIC luôn được quan tâm đặc biệt.
Tham gia hiệu quả đại hội cổ đông
Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC, chia sẻ rằng, tham gia hiệu quả đại hội cổ đông vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi quan trọng, chính đáng của mỗi một cổ đông.
Đặc biệt với cổ đông nhà nước, thách thức lớn đối với SCIC không chỉ là mục tiêu đơn thuần là bảo toàn vốn đầu tư và gia tăng lợi ích cổ đông thông qua mức thu cổ tức hàng năm, mà còn là đảm bảo tính tuân thủ và hiệu quả trong quản trị, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh và giá trị doanh nghiệp kể cả việc cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần làm tốt công tác an sinh xã hội, thiện nguyện của doanh nghiệp.
Với quan điểm rõ ràng đó, ý kiến SCIC tham gia đại hội cổ đông tại doanh nghiệp không dừng lại việc kiến nghị, chất vấn, phản biện mà đã và đang chạm tới những giá trị cao hơn như: tư vấn, hỗ trợ để doanh nghiệp có được các định hướng, mục tiêu, giải pháp phù hợp tình hình thị trường, điều kiện doanh nghiệp trong từng thời kỳ có tính khả thi.
Để làm được điều này, bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện thể chế quản trị nội bộ phù hợp với yêu cầu quản trị và thay đổi của pháp luật, SCIC vẫn đang tiếp tục quan tâm làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kể cả người đại diện về các nghiệp vụ, kỹ năng cần thiết nhằm đạt được mục tiêu quan trọng và xuyên suốt.
Theo ông Lê Đình Bửu Trí, Giám đốc Chi nhánh phía Nam của SCIC, có hai điểm đáng lưu ý trong mùa đại hội cổ đông thường niên 2017.
Thứ nhất, tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới năm 2016 có nhiều diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh năm 2016 của các doanh nghiệp; đặc biệt, bước vào đầu năm 2017, tình hình thị trường tiếp tục khó khăn và biến động bất thường... là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhiều doanh nghiệp trong danh mục SCIC quản lý khó hoạch định được mục tiêu, kế hoạch kinh doanh năm 2017, chậm triển khai đại hội cổ đông theo quy định.
Thứ hai, mùa đại hội cổ đông năm 2016-2017 rơi vào thời điểm Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới có hiệu lực thi hành, tác động không nhỏ đến hoạt động quản trị, điều hành của các doanh nghiệp.
Theo đó, việc áp dụng luật mới và các văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa được ban hành kịp thời, gây ra nhiều lúng túng cho các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng quản lý, như: quy định về nới room sở hữu vốn doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài, mô hình tổ chức và quản lý đối với công ty cổ phần và/hoặc công ty đại chúng...
Điều này đòi hỏi cổ đông SCIC phải đồng hành, hỗ trợ, tư vấn cùng với người đại diện và hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp để trình đại hội đồng cổ đông các nội dung thay đổi cho phù hợp quy định mới, nhằm đảm bảo quá trình điều hành sản xuất kinh doanh, mô hình quản trị doanh nghiệp vừa đúng luật, vừa đạt hiệu quả cao, mang lại lợi ích cho cổ đông.
Chuẩn bị chu đáo trước khi bỏ phiếu
Để chuẩn bị cho mùa đại hội cổ đong thường niên, ngay từ tháng giêng, SCIC đã liên tục gửi văn bản đến người đại diện vốn, hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp nhằm hướng dẫn công tác chuẩn bị tổ chức đại hội cổ đông, từ việc lên lịch tổ chức đại hội, hướng dẫn bộ tài liệu trình đại hội, các vấn đề lưu ý trong phương án phân phối lợi nhuận, kế hoạch kinh doanh, cho đến các vấn đề nhạy cảm như: kiện toàn nhân sự hội đồng quản trị, Ban kiểm soát... kể cả các phương án đầu tư mà doanh nghiệp dự định sẽ trình đại hội cổ đông thông qua.
Sau đó, SCIC sẽ cùng với hội đồng quản trị hoặc thông qua người đại diện vốn của mình chủ động trao đổi, thảo luận, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm báo cáo, dự kiến kế hoạch đầu tư, tài chính, kinh doanh với các mục tiêu, giải pháp, lộ trình triển khai thực hiện các kế hoạch để ra, đảm bảo tính phù hợp và khả thi...
Riêng với những trường hợp sau khi kết thúc năm tài chính 4-6 tháng mà vẫn chưa tổ chức được đại hội, SCIC tiếp tục có công văn đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp.
Thậm chí, trong một số trường hợp đặc biệt như doanh nghiệp quá khó khăn, nội bộ mất đoàn kết, không có nhân sự hoặc bộ máy thiếu kinh nghiệm tổ chức đại hội cổ đông, cán bộ SCIC sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ để cùng doanh nghiệp tổ chức đại hội cổ đông theo đúng thời hạn, tạo điều kiện, cơ sở để doanh nghiệp triển khai tái cơ cấu, tái cấu trúc hoạt động, từng bước vượt qua khó khăn, đứng vững và phát triển.
Với nỗ lực như vậy, cho đến thời điểm này, có 78% (105/135 doanh nghiệp) số công ty thuộc danh mục của SCIC đã tổ chức được đại hội đồng cổ đông thường niên, số còn lại gồm 16 công ty cổ phần đã có kế hoạch tổ chức đại hội cổ đông và 14 công ty cổ phần chưa có kế hoạch tổ chức đại hội cổ đông.
Cần sự đồng hành nhất quán
Đến cuối tháng 6/2017, danh mục doanh nghiệp của SCIC bao gồm 142 doanh nghiệp với giá trị vốn nhà nước gần 19.559 tỷ đồng, trên tổng số vốn điều lệ là 94.931 tỷ đồng. Trong đó có 22 doanh nghiệp nhóm A1 chiếm tỷ trọng 64,02% giá trị vốn nhà nước, 12 doanh nghiệp nhóm A2 chiếm tỷ trọng 1,31% giá trị vốn nhà nước, 34 doanh nghiệp nhóm B1 chiếm tỷ trọng 26,19% giá trị vốn nhà nước và 74 doanh nghiệp nhóm B2 chiếm tỷ trọng 8,47% giá trị vốn nhà nước.
Với danh mục này, nhiều năm qua, SCIC không ngừng tập trung thực hiện các biện pháp quản trị thông qua vai trò cổ đông nhà nước, tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động, xử lý tồn tại phát sinh tại các doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm, các biện pháp quản trị doanh nghiệp thông qua vai trò cổ đông nhà nước đã được SCIC tích cực triển khai.
Một hệ thống quản trị doanh nghiệp tiên tiến đã được SCIC thực hiện đi kèm với việc phân loại doanh nghiệp thành các nhóm, kiện toàn hệ thống Người đại diện, củng cố Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban Kiểm soát, tách bạch chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc).
Đồng thời, cử cán bộ của SCIC là đại diện vốn nhà nước tham gia kiêm nhiệm thành viên hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát tại một số doanh nghiệp lớn, phức tạp, biệt phái cán bộ của SCIC tham gia hội đồng quản trị, ban điều hành, trực tiếp đến làm việc tại một số doanh nghiệp và các dự án đang triển khai...
Thông qua vai trò cổ đông, SCIC chủ động xây dựng và thực hiện phương án tái cơ cấu doanh nghiệp, nghiên cứu, tham gia quyết định các phương án kinh doanh của doanh nghiệp, đầu tư thêm vốn vào các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, qua đó tạo ra giá trị gia tăng cho vốn nhà nước, tập trung xử lý tồn tại của các doanh nghiệp thuộc danh mục quản lý...
Công tác quản trị doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt có sự chuyển biến tích cực. Hàng quý SCIC đều rà soát, cập nhật danh sách doanh nghiệp giám sát đặc biệt, tổng hợp, báo cáo, đề xuất hướng xử lý về các vướng mắc trong tình hình hoạt động và phương án tái cơ cấu các doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt.
Ngoài ra, để tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, SCIC tích cực và chủ động hoàn thiện quy trình, quy chế nội bộ của Tổng công ty: hoàn thành việc xây dựng Quy chế quản trị vốn của SCIC tại Công ty TNHH 1 thành viên, TNHH 2 thành viên, chủ động nghiên cứu xây dựng hoàn thiện quy trình, quy chế của Tổng công ty bảo đảm phù hợp với quy định mới của pháp luật.
SCIC cũng đã hợp tác với JICA nghiên cứu hoàn thiện Bộ quy tắc quản trị doanh nghiệp và Sổ tay hướng dẫn biểu quyết dành cho người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Việc xắn tay lo cùng doanh nghiệp với tư cách là một cổ đông năng động và chủ động như hiện nay của SCIC được doanh nghiệp đánh giá cao. Nỗ lực này được ví như làn gió mới, giúp thay đổi phần nào hình ảnh của những cổ đông Nhà nước - vốn vẫn bị mang tiếng là thụ động và trì trệ.
Hơn 10 năm nay, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được biết đến như là một nhà đầu tư, một cổ đông có nhiều kinh nghiệm nhất trong công tác chuẩn bị và tham gia các kỳ đại hội đồng cổ đông tại các công ty cổ phần.
Tại nhiều doanh nghiệp lớn như: Vinamik, Traphaco, Vinaconex, FPT Telecom... sự hiện diện của SCIC luôn được quan tâm đặc biệt.
Tham gia hiệu quả đại hội cổ đông
Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC, chia sẻ rằng, tham gia hiệu quả đại hội cổ đông vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi quan trọng, chính đáng của mỗi một cổ đông.
Đặc biệt với cổ đông nhà nước, thách thức lớn đối với SCIC không chỉ là mục tiêu đơn thuần là bảo toàn vốn đầu tư và gia tăng lợi ích cổ đông thông qua mức thu cổ tức hàng năm, mà còn là đảm bảo tính tuân thủ và hiệu quả trong quản trị, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh và giá trị doanh nghiệp kể cả việc cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần làm tốt công tác an sinh xã hội, thiện nguyện của doanh nghiệp.
Với quan điểm rõ ràng đó, ý kiến SCIC tham gia đại hội cổ đông tại doanh nghiệp không dừng lại việc kiến nghị, chất vấn, phản biện mà đã và đang chạm tới những giá trị cao hơn như: tư vấn, hỗ trợ để doanh nghiệp có được các định hướng, mục tiêu, giải pháp phù hợp tình hình thị trường, điều kiện doanh nghiệp trong từng thời kỳ có tính khả thi.
Để làm được điều này, bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện thể chế quản trị nội bộ phù hợp với yêu cầu quản trị và thay đổi của pháp luật, SCIC vẫn đang tiếp tục quan tâm làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kể cả người đại diện về các nghiệp vụ, kỹ năng cần thiết nhằm đạt được mục tiêu quan trọng và xuyên suốt.
Theo ông Lê Đình Bửu Trí, Giám đốc Chi nhánh phía Nam của SCIC, có hai điểm đáng lưu ý trong mùa đại hội cổ đông thường niên 2017.
Thứ nhất, tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới năm 2016 có nhiều diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh năm 2016 của các doanh nghiệp; đặc biệt, bước vào đầu năm 2017, tình hình thị trường tiếp tục khó khăn và biến động bất thường... là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhiều doanh nghiệp trong danh mục SCIC quản lý khó hoạch định được mục tiêu, kế hoạch kinh doanh năm 2017, chậm triển khai đại hội cổ đông theo quy định.
Thứ hai, mùa đại hội cổ đông năm 2016-2017 rơi vào thời điểm Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới có hiệu lực thi hành, tác động không nhỏ đến hoạt động quản trị, điều hành của các doanh nghiệp.
Theo đó, việc áp dụng luật mới và các văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa được ban hành kịp thời, gây ra nhiều lúng túng cho các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng quản lý, như: quy định về nới room sở hữu vốn doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài, mô hình tổ chức và quản lý đối với công ty cổ phần và/hoặc công ty đại chúng...
Điều này đòi hỏi cổ đông SCIC phải đồng hành, hỗ trợ, tư vấn cùng với người đại diện và hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp để trình đại hội đồng cổ đông các nội dung thay đổi cho phù hợp quy định mới, nhằm đảm bảo quá trình điều hành sản xuất kinh doanh, mô hình quản trị doanh nghiệp vừa đúng luật, vừa đạt hiệu quả cao, mang lại lợi ích cho cổ đông.
Chuẩn bị chu đáo trước khi bỏ phiếu
Để chuẩn bị cho mùa đại hội cổ đong thường niên, ngay từ tháng giêng, SCIC đã liên tục gửi văn bản đến người đại diện vốn, hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp nhằm hướng dẫn công tác chuẩn bị tổ chức đại hội cổ đông, từ việc lên lịch tổ chức đại hội, hướng dẫn bộ tài liệu trình đại hội, các vấn đề lưu ý trong phương án phân phối lợi nhuận, kế hoạch kinh doanh, cho đến các vấn đề nhạy cảm như: kiện toàn nhân sự hội đồng quản trị, Ban kiểm soát... kể cả các phương án đầu tư mà doanh nghiệp dự định sẽ trình đại hội cổ đông thông qua.
Sau đó, SCIC sẽ cùng với hội đồng quản trị hoặc thông qua người đại diện vốn của mình chủ động trao đổi, thảo luận, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm báo cáo, dự kiến kế hoạch đầu tư, tài chính, kinh doanh với các mục tiêu, giải pháp, lộ trình triển khai thực hiện các kế hoạch để ra, đảm bảo tính phù hợp và khả thi...
Riêng với những trường hợp sau khi kết thúc năm tài chính 4-6 tháng mà vẫn chưa tổ chức được đại hội, SCIC tiếp tục có công văn đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp.
Thậm chí, trong một số trường hợp đặc biệt như doanh nghiệp quá khó khăn, nội bộ mất đoàn kết, không có nhân sự hoặc bộ máy thiếu kinh nghiệm tổ chức đại hội cổ đông, cán bộ SCIC sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ để cùng doanh nghiệp tổ chức đại hội cổ đông theo đúng thời hạn, tạo điều kiện, cơ sở để doanh nghiệp triển khai tái cơ cấu, tái cấu trúc hoạt động, từng bước vượt qua khó khăn, đứng vững và phát triển.
Với nỗ lực như vậy, cho đến thời điểm này, có 78% (105/135 doanh nghiệp) số công ty thuộc danh mục của SCIC đã tổ chức được đại hội đồng cổ đông thường niên, số còn lại gồm 16 công ty cổ phần đã có kế hoạch tổ chức đại hội cổ đông và 14 công ty cổ phần chưa có kế hoạch tổ chức đại hội cổ đông.
Cần sự đồng hành nhất quán
Đến cuối tháng 6/2017, danh mục doanh nghiệp của SCIC bao gồm 142 doanh nghiệp với giá trị vốn nhà nước gần 19.559 tỷ đồng, trên tổng số vốn điều lệ là 94.931 tỷ đồng. Trong đó có 22 doanh nghiệp nhóm A1 chiếm tỷ trọng 64,02% giá trị vốn nhà nước, 12 doanh nghiệp nhóm A2 chiếm tỷ trọng 1,31% giá trị vốn nhà nước, 34 doanh nghiệp nhóm B1 chiếm tỷ trọng 26,19% giá trị vốn nhà nước và 74 doanh nghiệp nhóm B2 chiếm tỷ trọng 8,47% giá trị vốn nhà nước.
Với danh mục này, nhiều năm qua, SCIC không ngừng tập trung thực hiện các biện pháp quản trị thông qua vai trò cổ đông nhà nước, tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động, xử lý tồn tại phát sinh tại các doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm, các biện pháp quản trị doanh nghiệp thông qua vai trò cổ đông nhà nước đã được SCIC tích cực triển khai.
Một hệ thống quản trị doanh nghiệp tiên tiến đã được SCIC thực hiện đi kèm với việc phân loại doanh nghiệp thành các nhóm, kiện toàn hệ thống Người đại diện, củng cố Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban Kiểm soát, tách bạch chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc).
Đồng thời, cử cán bộ của SCIC là đại diện vốn nhà nước tham gia kiêm nhiệm thành viên hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát tại một số doanh nghiệp lớn, phức tạp, biệt phái cán bộ của SCIC tham gia hội đồng quản trị, ban điều hành, trực tiếp đến làm việc tại một số doanh nghiệp và các dự án đang triển khai...
Thông qua vai trò cổ đông, SCIC chủ động xây dựng và thực hiện phương án tái cơ cấu doanh nghiệp, nghiên cứu, tham gia quyết định các phương án kinh doanh của doanh nghiệp, đầu tư thêm vốn vào các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, qua đó tạo ra giá trị gia tăng cho vốn nhà nước, tập trung xử lý tồn tại của các doanh nghiệp thuộc danh mục quản lý...
Công tác quản trị doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt có sự chuyển biến tích cực. Hàng quý SCIC đều rà soát, cập nhật danh sách doanh nghiệp giám sát đặc biệt, tổng hợp, báo cáo, đề xuất hướng xử lý về các vướng mắc trong tình hình hoạt động và phương án tái cơ cấu các doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt.
Ngoài ra, để tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, SCIC tích cực và chủ động hoàn thiện quy trình, quy chế nội bộ của Tổng công ty: hoàn thành việc xây dựng Quy chế quản trị vốn của SCIC tại Công ty TNHH 1 thành viên, TNHH 2 thành viên, chủ động nghiên cứu xây dựng hoàn thiện quy trình, quy chế của Tổng công ty bảo đảm phù hợp với quy định mới của pháp luật.
SCIC cũng đã hợp tác với JICA nghiên cứu hoàn thiện Bộ quy tắc quản trị doanh nghiệp và Sổ tay hướng dẫn biểu quyết dành cho người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Việc xắn tay lo cùng doanh nghiệp với tư cách là một cổ đông năng động và chủ động như hiện nay của SCIC được doanh nghiệp đánh giá cao. Nỗ lực này được ví như làn gió mới, giúp thay đổi phần nào hình ảnh của những cổ đông Nhà nước - vốn vẫn bị mang tiếng là thụ động và trì trệ.