Lỗ luỹ kế gần 2.500 tỷ, cổ phiếu OGC chỉ được giao dịch phiên chiều
Cổ phiếu OGC sẽ chỉ được giao dịch trong phiên chiều kể từ 21/4 tới
Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) vừa có thông báo về việc đưa cổ phiếu OGC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương vào diện kiểm soát.
Theo đó, OGC sẽ bị hạn chế giao dịch, chỉ được giao dịch phiên chiều kể từ ngày 21/4 tới. Nguyên nhân được đưa ra là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của tập đoàn này tính đến 31/12/2015 lỗ tới 1.780 tỷ đồng.
Sau khi bán loạt các tài sản, dự án trọng yếu ghi nhận lãi trong năm 2015, năm 2016 OGC tiếp tục lỗ. Năm 2016, công ty mẹ tập đoàn có lỗ tiếp 728 tỷ đồng. Luỹ kế đến 31/12/2016, Tập đoàn Đại Dương lỗ tổng cộng 2.480 tỷ đồng.
Việc lỗ lớn, theo quy chế hiện hành thì cổ phiếu OGC sẽ vào danh sách cảnh báo, kiểm soát giao dịch. Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư trên thị trường.
HOSE cho biết, căn cứ vào giải trình của Tập đoàn Đại Dương, sẽ có thông báo nếu cổ phiếu OGC được giao dịch toàn thời gian trở lại.
Nhiều năm sau ngày cựu Chủ tịch OGC Hà Văn Thắm bị bắt, Tập đoàn Đại Dương vẫn vùng vẫy trong khó khăn khi tổng tài sản đạt hơn 6.031 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả là hơn 4.823 tỷ đồng.
Các dự án đang xây dựng dở dang chỉ còn Khách sạn Starcity Nha Trang. Ngoài ra, tập đoàn đang đẩy mạnh nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như trồng rừng tại Lạng Sơn, xây dựng dự án đường theo hình thức BOT, trung tâm thương mại - văn phòng trên các khu đất đã có,… với vốn đầu tư rất nhỏ.
Năm 2015, để trụ lại trên sàn chứng khoán, Tập đoàn Đại Dương đã phải lần lượt bán đi nhiều dự án trọng yếu và ghi nhận lãi 681 tỷ đồng. Một số dự án lớn của tập đoàn đã lần lượt được bán để trang trải các khoản nợ của tập đoàn như: khu đất Vành khăn (đối diện BigC Thăng Long), rút vốn tại dự án Lega Fashion House…
Theo đó, OGC sẽ bị hạn chế giao dịch, chỉ được giao dịch phiên chiều kể từ ngày 21/4 tới. Nguyên nhân được đưa ra là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của tập đoàn này tính đến 31/12/2015 lỗ tới 1.780 tỷ đồng.
Sau khi bán loạt các tài sản, dự án trọng yếu ghi nhận lãi trong năm 2015, năm 2016 OGC tiếp tục lỗ. Năm 2016, công ty mẹ tập đoàn có lỗ tiếp 728 tỷ đồng. Luỹ kế đến 31/12/2016, Tập đoàn Đại Dương lỗ tổng cộng 2.480 tỷ đồng.
Việc lỗ lớn, theo quy chế hiện hành thì cổ phiếu OGC sẽ vào danh sách cảnh báo, kiểm soát giao dịch. Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư trên thị trường.
HOSE cho biết, căn cứ vào giải trình của Tập đoàn Đại Dương, sẽ có thông báo nếu cổ phiếu OGC được giao dịch toàn thời gian trở lại.
Nhiều năm sau ngày cựu Chủ tịch OGC Hà Văn Thắm bị bắt, Tập đoàn Đại Dương vẫn vùng vẫy trong khó khăn khi tổng tài sản đạt hơn 6.031 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả là hơn 4.823 tỷ đồng.
Các dự án đang xây dựng dở dang chỉ còn Khách sạn Starcity Nha Trang. Ngoài ra, tập đoàn đang đẩy mạnh nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như trồng rừng tại Lạng Sơn, xây dựng dự án đường theo hình thức BOT, trung tâm thương mại - văn phòng trên các khu đất đã có,… với vốn đầu tư rất nhỏ.
Năm 2015, để trụ lại trên sàn chứng khoán, Tập đoàn Đại Dương đã phải lần lượt bán đi nhiều dự án trọng yếu và ghi nhận lãi 681 tỷ đồng. Một số dự án lớn của tập đoàn đã lần lượt được bán để trang trải các khoản nợ của tập đoàn như: khu đất Vành khăn (đối diện BigC Thăng Long), rút vốn tại dự án Lega Fashion House…