Loạt quỹ ngoại quan tâm đợt bán 3,33% cổ phần Vinamilk
Phiên chào giá cạnh tranh 48.333.399 cổ phiếu Vinamilk sẽ diễn ra vào ngày 10/11/2017 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM
Phiên chào giá cạnh tranh 48.333.399 cổ phiếu, tương đương 3,33% vốn điều lệ tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk (mã VNM-HOSE) sẽ diễn ra vào ngày 10/11/2017 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM. Trước đó, dự kiến chậm nhất là ngày 21/10, quy chế bán cổ phần tại Vinamilk lần này sẽ được công bố chính thức, nhưng giá khởi điểm sẽ được công bố sau, chậm nhất là trước ngày chào bán cạnh tranh từ 7-10 ngày.
Đây là những thông tin mới nhất được công bố tại buổi họp báo thông tin về việc giới thiệu cơ hội đầu tư mua cổ phần của Tổng công ty Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tại Vinamilk diễn ra sáng ngày 16/10.
Tại buổi họp báo này, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng Thành viên SCIC cho biết, hiện các công việc liên quan đến đợt chào bán đã hoàn tất. Thời gian thực hiện phiên chào bán cạnh tranh bị chậm mất một tuần so với dự kiến ban đầu.
“Chúng tôi tính toán thời điểm đó sẽ tốt và chấp nhận được. Hy vọng đợt chào bán công khai 3,33% vốn điều lệ đợt này sẽ đạt kết quả tốt như đợt chào bán 2016”, ông Nguyễn Đức Chi nói.
Giá khởi điểm sẽ sát thị trường
Một trong những vấn đề được thị trường quan tâm nhất là giá khởi điểm của đợt bán vốn lần này được xác định ở mức nào.
Rút kinh nghiệm của lần bán vốn năm 2016, tại lần này, SCIC cho biết, giá khởi điểm sẽ được công bố vào thời điểm trước ngày phiên chào bán diễn ra từ 7-10 ngày, nhằm đảm bảo sát nhất với giá thị trường.
Theo kế hoạch về lộ trình bán cổ phần, SCIC sẽ công bố thông tin về quy chế bán cổ phần chậm nhất vào ngày 21/10/2017, công bố giá khởi điểm và nhận đăng ký và đặt cọc của nhà đầu tư từ ngày 1/11/2017.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục cùng với tư vấn cập nhật, tính toán. Dự kiến công bố giá khởi điểm sát thời điểm tiến hành đấu giá từ 7-10 ngày để đảm bảo giá không quá xa cách sát với giá thị trường. Đó cũng là một kinh nghiệm rút ra làm cho đợt bán vốn này hiệu quả hơn”, Chủ tịch SCIC nói.
Ngoài ra, các nội dung liên quan đến quy chế bán như: phương thức bán, khối lượng đặt mua tối thiểu, bước giá, bước khối lượng… sẽ theo quy định của sở giao dịch chứng khoán.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/10, cổ phiếu VNM đóng cửa ở giá 148.600 đồng/cổ phiếu. Mức giá này vẫn cao hơn so với mức giá bán thành công của đợt bán vốn năm 2016 (144.000 đồng) nhưng thấp hơn so với mức giá dự kiến 154.000 đồng tại ngày 4/8/2017, thời điểm mà SCIC công bố những thông tin đầu tiên về đợt bán vốn 2017 này.
Nhiều nhà đầu tư mới quan tâm
Để đảm bảo việc thực hiện bán phần vốn nhà nước tại Vinamilk một cách công khai, minh bạch, thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm, ngày 18/10/2017, theo kế hoạch đã được phê duyệt, SCIC sẽ phối hợp với Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, Vinamilk và Liên danh tư vấn (UBS AG - Chi nhánh Singapore - UBS và SSI), tổ chức buổi giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phần của SCIC tại Vinamilk (roadshow).
Tại buổi roadshow này, SCIC phối hợp với các đơn vị có liên quan giới thiệu thông tin về Vinamilk và đợt chào bán cổ phần, trao đổi các nội dung liên quan đến quy trình thực hiện và các quy định pháp luật Việt Nam.
Trước đó, SCIC đã cùng với liên danh tư vấn thực hiện hai cuộc roadshow tại hai thị trường quốc tế là Singgapore và Hồng Kông. Tại đây, có tới 35 nhà đầu tư tổ chức đã quan tâm và đăng ký tham dự.
Theo ông Nguyễn Chí Thành, Phó tổng giám đốc phụ trách SCIC, hầu hết đều là những nhà đầu tư mới và thuộc các quỹ đầu tư tài chính lớn như: Blackrock, Wellington Mana, JP Morgan Assets Management, Allianz Global Investors... Trong đó, roadshow tại Singapore có 24 nhà đầu tư quan tâm, còn tại HồngKong có 11 nhà đầu tư.
Trả lời câu hỏi về việc cổ đông chiến lược F&N của Vinamilk có quan tâm và tham gia đợt bán vốn này không, SCIC cho biết: “đến giờ cũng chưa nhận được thông tin hay ý kiến gì từ phía họ”.
Nhiều vướng mắc đã được xử lý
Liên quan đến quy trình thực hiện bán vốn, trên cơ sở kinh nghiệm thực hiện bán vốn của SCIC tại Vinamilk vào năm 2016, SCIC đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trong việc: đặt cọc tiền USD, gia hạn thời gian đăng ký mã số giao dịch, quy trình thanh toán...
Liên quan đến những vướng mắc mà SCIC đề xuất đã được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước có ý kiến, Phó tổng giám đốc phụ trách SCIC cho biết: có 3 vấn đề.
Thứ nhất, đối với mong muốn được đặt cọc ký quỹ bằng ngoại tệ của nhà đầu tư nước ngoài không cư trú để tránh rủi ro tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đã đồng ý để SCIC được nhận đặt cọc từ nhà đầu tư nước ngoài bằng ngoại tệ; quy trình mở tài khoản và nhận đặt cọc ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện đặt theo công văn 974 của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ hai, về thủ tục cấp mã số giao dịch chứng khoán, SCIC cũng đã báo cáo Bộ Tài chính và được Bộ đồng ý cho phép nhà đầu tư nước ngoài được phép cho nợ xin cấp thủ tục mã giao dịch chứng khoán (các thủ tục hồ sơ nộp phải công chứng, lãnh sự…), tuy nhiên, phải hoàn tất thủ tục này trước khi ký hợp đồng nhận chuyển nhượng cổ phần.
Thứ ba, liên quan đến quy định về chào mua công khai, các nhà đầu tư tham gia mua cổ phần Vinamilk lần này sẽ được miễn thực hiện theo các quy định về chào mua công khai, mà chỉ phải báo cáo ban tổ chức chào bán cạnh tranh và công bố thông tin trước khi thực hiện 7 ngày về số lượng cổ phần dự kiến mua (Điều 50 Nghị định 58).
Như vậy, nếu việc bán tiếp 3,33% vốn điều lệ của Vinamilk do SCIC làm đại diện chủ sở hữu vào tháng 11 thành công, tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại Vinamilk sẽ giảm xuống còn 36%, một ngưỡng an toàn mà theo luật hiện hành sẽ giúp cho số ghế của Nhà nước trong Hội đồng Quản trị Vinamlik được giữ nguyên cũng như quyền phủ quyết trong những tình huống nhất định không thay đổi.
Đây là những thông tin mới nhất được công bố tại buổi họp báo thông tin về việc giới thiệu cơ hội đầu tư mua cổ phần của Tổng công ty Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tại Vinamilk diễn ra sáng ngày 16/10.
Tại buổi họp báo này, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng Thành viên SCIC cho biết, hiện các công việc liên quan đến đợt chào bán đã hoàn tất. Thời gian thực hiện phiên chào bán cạnh tranh bị chậm mất một tuần so với dự kiến ban đầu.
“Chúng tôi tính toán thời điểm đó sẽ tốt và chấp nhận được. Hy vọng đợt chào bán công khai 3,33% vốn điều lệ đợt này sẽ đạt kết quả tốt như đợt chào bán 2016”, ông Nguyễn Đức Chi nói.
Giá khởi điểm sẽ sát thị trường
Một trong những vấn đề được thị trường quan tâm nhất là giá khởi điểm của đợt bán vốn lần này được xác định ở mức nào.
Rút kinh nghiệm của lần bán vốn năm 2016, tại lần này, SCIC cho biết, giá khởi điểm sẽ được công bố vào thời điểm trước ngày phiên chào bán diễn ra từ 7-10 ngày, nhằm đảm bảo sát nhất với giá thị trường.
Theo kế hoạch về lộ trình bán cổ phần, SCIC sẽ công bố thông tin về quy chế bán cổ phần chậm nhất vào ngày 21/10/2017, công bố giá khởi điểm và nhận đăng ký và đặt cọc của nhà đầu tư từ ngày 1/11/2017.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục cùng với tư vấn cập nhật, tính toán. Dự kiến công bố giá khởi điểm sát thời điểm tiến hành đấu giá từ 7-10 ngày để đảm bảo giá không quá xa cách sát với giá thị trường. Đó cũng là một kinh nghiệm rút ra làm cho đợt bán vốn này hiệu quả hơn”, Chủ tịch SCIC nói.
Ngoài ra, các nội dung liên quan đến quy chế bán như: phương thức bán, khối lượng đặt mua tối thiểu, bước giá, bước khối lượng… sẽ theo quy định của sở giao dịch chứng khoán.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/10, cổ phiếu VNM đóng cửa ở giá 148.600 đồng/cổ phiếu. Mức giá này vẫn cao hơn so với mức giá bán thành công của đợt bán vốn năm 2016 (144.000 đồng) nhưng thấp hơn so với mức giá dự kiến 154.000 đồng tại ngày 4/8/2017, thời điểm mà SCIC công bố những thông tin đầu tiên về đợt bán vốn 2017 này.
Nhiều nhà đầu tư mới quan tâm
Để đảm bảo việc thực hiện bán phần vốn nhà nước tại Vinamilk một cách công khai, minh bạch, thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm, ngày 18/10/2017, theo kế hoạch đã được phê duyệt, SCIC sẽ phối hợp với Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, Vinamilk và Liên danh tư vấn (UBS AG - Chi nhánh Singapore - UBS và SSI), tổ chức buổi giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phần của SCIC tại Vinamilk (roadshow).
Tại buổi roadshow này, SCIC phối hợp với các đơn vị có liên quan giới thiệu thông tin về Vinamilk và đợt chào bán cổ phần, trao đổi các nội dung liên quan đến quy trình thực hiện và các quy định pháp luật Việt Nam.
Trước đó, SCIC đã cùng với liên danh tư vấn thực hiện hai cuộc roadshow tại hai thị trường quốc tế là Singgapore và Hồng Kông. Tại đây, có tới 35 nhà đầu tư tổ chức đã quan tâm và đăng ký tham dự.
Theo ông Nguyễn Chí Thành, Phó tổng giám đốc phụ trách SCIC, hầu hết đều là những nhà đầu tư mới và thuộc các quỹ đầu tư tài chính lớn như: Blackrock, Wellington Mana, JP Morgan Assets Management, Allianz Global Investors... Trong đó, roadshow tại Singapore có 24 nhà đầu tư quan tâm, còn tại HồngKong có 11 nhà đầu tư.
Trả lời câu hỏi về việc cổ đông chiến lược F&N của Vinamilk có quan tâm và tham gia đợt bán vốn này không, SCIC cho biết: “đến giờ cũng chưa nhận được thông tin hay ý kiến gì từ phía họ”.
Nhiều vướng mắc đã được xử lý
Liên quan đến quy trình thực hiện bán vốn, trên cơ sở kinh nghiệm thực hiện bán vốn của SCIC tại Vinamilk vào năm 2016, SCIC đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trong việc: đặt cọc tiền USD, gia hạn thời gian đăng ký mã số giao dịch, quy trình thanh toán...
Liên quan đến những vướng mắc mà SCIC đề xuất đã được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước có ý kiến, Phó tổng giám đốc phụ trách SCIC cho biết: có 3 vấn đề.
Thứ nhất, đối với mong muốn được đặt cọc ký quỹ bằng ngoại tệ của nhà đầu tư nước ngoài không cư trú để tránh rủi ro tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đã đồng ý để SCIC được nhận đặt cọc từ nhà đầu tư nước ngoài bằng ngoại tệ; quy trình mở tài khoản và nhận đặt cọc ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện đặt theo công văn 974 của Ngân hàng Nhà nước.
Thứ hai, về thủ tục cấp mã số giao dịch chứng khoán, SCIC cũng đã báo cáo Bộ Tài chính và được Bộ đồng ý cho phép nhà đầu tư nước ngoài được phép cho nợ xin cấp thủ tục mã giao dịch chứng khoán (các thủ tục hồ sơ nộp phải công chứng, lãnh sự…), tuy nhiên, phải hoàn tất thủ tục này trước khi ký hợp đồng nhận chuyển nhượng cổ phần.
Thứ ba, liên quan đến quy định về chào mua công khai, các nhà đầu tư tham gia mua cổ phần Vinamilk lần này sẽ được miễn thực hiện theo các quy định về chào mua công khai, mà chỉ phải báo cáo ban tổ chức chào bán cạnh tranh và công bố thông tin trước khi thực hiện 7 ngày về số lượng cổ phần dự kiến mua (Điều 50 Nghị định 58).
Như vậy, nếu việc bán tiếp 3,33% vốn điều lệ của Vinamilk do SCIC làm đại diện chủ sở hữu vào tháng 11 thành công, tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại Vinamilk sẽ giảm xuống còn 36%, một ngưỡng an toàn mà theo luật hiện hành sẽ giúp cho số ghế của Nhà nước trong Hội đồng Quản trị Vinamlik được giữ nguyên cũng như quyền phủ quyết trong những tình huống nhất định không thay đổi.