Nhận định chứng khoán ngày 15/1: “Xu hướng chung vẫn tăng”
VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường ngày 15/1
VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường ngày 15/1.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/1, VN-Index giảm 3,59 điểm xuống 577,01 điểm. Tương tự, HNX-Index giảm 0,32 điểm xuống 84,86 điểm.
Tiếp tục có diễn biến phân hóa
(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC)
“Áp lực bán mạnh trong phiên hôm 14/1 có nguyên nhân chính đến từ thông tin Ngân hàng Nhà nước quyết định không hoãn việc thực hiện Thông tư 36 và bên cạnh đó là diễn biến giảm điểm của GAS sau khi tăng nóng trong các phiên vừa qua.
Mặc dù vậy, điểm tích cực là dòng tiền bắt đáy đã hoạt động mạnh giúp 2 chỉ số lấy lại phần nào số điểm đã mất, đặc biệt là ở nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình.
Theo quan sát của chúng tôi, dòng tiền đang có xu hướng luân phiên chảy vào các nhóm ngành khác nhau, nếu các phiên gần đây cổ phiếu ngành ngân hàng là tâm điểm thì phiên hôm nay chứng kiến số đông các mã ngành bất động sản tăng điểm tích cực, đặc biệt ở các mã midcap mang tính thị trường cao.
Thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục có diễn biến phân hóa trong ngắn hạn dựa vào yếu tố kết quả kinh doanh quý 4 cùng với sự luân phiên của dòng tiền vào các nhóm ngành. Nhà đầu tư có mức độ chịu đựng rủi ro cao có thể tăng cường hoạt động trading tập trung vào các mã, ngành chưa tăng trong giai đoạn vừa qua như chứng khoán, bất động sản với các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Danh mục trung, dài hạn có thể tiếp tục tích lũy ở những phiên thị trường giảm điểm với tỷ trọng vừa phải”.
Tăng tỷ trọng khi thị trường giảm
(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BSC)
“Sự điều chỉnh ở nhóm ngân hàng và một số bluechip là điều sớm muộn sẽ xảy ra do chắc chắn sẽ xuất hiện áp lực chốt lời sau những ngày tăng mạnh. Thay vào đó, dòng tiền hôm nay có dấu hiệu chảy vào các mã midcap và penny, tạo ra cơ hội cho nhóm này đặc biệt tại những cổ phiếu giá còn hấp dẫn, chưa tăng nhiều. Dù vậy, ở góc nhìn dài hơi, thị trường vẫn sẽ cần những trụ cột mới để duy trì được đà tăng bền vững (có thể vẫn sẽ là nhóm bank, hoặc sẽ thay thế bằng các bluechip khác..).
Trong các báo cáo trước chúng tôi vẫn khuyến nghị nhà đầu tư tăng tỷ trọng khi thị trường giảm điểm. Trong thời gian tới cơ hội vẫn có thể xuất hiện tại các mã chưa tăng nhiều so với mặt bằng thị trường tuy nhiên việc quan sát diễn biến các cổ phiếu lớn là điều cần thiết. Nếu các cổ phiếu “trụ” vẫn luân phiên tăng tốt, nhà đầu tư có thể yên tâm nắm giữ cổ phiếu”.
Có thể tăng tỷ trọng cổ phiếu
(Công ty Cổ phần Chứng khoán MB – MBS)
“Về mặt kỹ thuật, VN-Index đã điều chỉnh trở lại sau khi chạm tới vũng kháng cự 580 điểm (fibonacci retracement 50%) sau 6 phiên tăng điểm liên tiếp, về cơ bản diễn biến điều chỉnh này đã được dự báo và không tạo bất ngờ cho thị trường. Trong khi đó HNX-Index vẫn trong trạng thái điều chỉnh kỹ thuật hình thành từ đầu tuần sau khi chạm tới vùng kháng cự 86 điểm (dải trên bolinger band + fibonacci retracement 23.6%).
Chúng tôi nhận thấy diễn biến điều chỉnh chung của thị trường đang diễn ra khá lành mạnh khi thanh khoản duy trì và giá cổ phiếu xoay vòng tăng giá và điều chỉnh theo sự luân chuyển của dòng tiền, trong các phiên tới nhiều khả năng trạng thái điều chỉnh này có thể vẫn tiếp diễn. Chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm lạc quan và khuyến nghị nhà đầu tư có thể tăng tỷ trọng cổ phiếu khi thị trường điều chỉnh, mục tiêu giải ngân nên hướng tới các cổ phiếu có kết quả kinh doanh dự báo tích cực”.
Duy trì vị thế nắm giữ
(Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội - SHS)
“Thị trường có phiên điều chỉnh trên diện rộng trước áp lực chốt lời mạnh mẽ tại hầu hết các nhóm cổ phiếu. Tâm lý nhà đầu tư cũng chịu tác động khá mạnh từ những diễn biến mới nhất liên quan tới việc điều chỉnh Thông tư 36. Theo đó, đại diện Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông điệp khá cứng rắn cho biết cơ quan này sẽ giữ nguyên thời hạn Thông tư này có hiệu lực và không có nội dung nào liên quan tới giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng được sửa đổi.
Thông tin này được đưa ra là cái cớ rất tốt khiến việc chốt lời diễn ra đồng loạt khi các chỉ số đang tiệm cận các cùng cản kỹ thuật sau thời gian tăng nóng vừa qua.
Vậy là cuối cùng chúng ta cũng được chứng kiến phản ứng của thị trường đối với thông tin về việc không hoãn Thông tư 36. Không xuất hiện sự hoảng loạn bán tháo trên diện rộng, chỉ là dấu ấn giúp việc chốt lời diễn ra mau chóng hơn. Những tác động tâm lý tiêu cực nhất còn lại đã dồn cả vào phiên hôm nay. Cảnh báo vẫn ngập tràn và dòng tiền vẫn chảy.
Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục duy trì vị thế nắm giữ cổ phiếu tại thời điểm hiện tại. Việc tăng/giảm vị thế sẽ được quyết định khi thị trường phản ứng rõ ràng hơn với vùng cản hiện tại của hai chỉ số trong các phiên giao dịch tới”.
Xu hướng chung vẫn tăng
(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank SBS)
“Chỉ số VN-Index đang đi vào vùng quá bán trong ngắn hạn ngay ngưỡng EMA 200 khá nhạy cảm về mặt tâm lý. Tuy nhiên thị trường chưa có tín hiệu rủi ro và xu hướng chung vẫn tiếp tục tăng trong trung hạn. Nhà đầu tư có thể tận dụng các phiên điều chỉnh để gia tăng tích lũy cổ phiếu”.
Sẽ sớm trở lại với nhịp tăng mới
(Công ty Cổ phần Chứng khoán Đầu tư Việt Nam – IVS)
“Việc nhóm LargeCap giảm nhẹ là điều khá rõ, nhưng điểm quan trọng của phiên 14/1 này là nhóm cổ phiếu thị trường đã tăng trở lại. Tín hiệu dù tích cực là vậy nhưng với áp lực chốt lời của nhóm vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm ngân hàng thì chỉ số vẫn có thể sẽ mang sắc đỏ trong phiên ngày mai (15/1). Nhưng thị trường sẽ sớm trở lại với nhịp tăng mới khi áp lực này qua đi”.
Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được VnEconomy trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/1, VN-Index giảm 3,59 điểm xuống 577,01 điểm. Tương tự, HNX-Index giảm 0,32 điểm xuống 84,86 điểm.
Nhận định | Khuyến nghị | |
BVSC | Thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục có diễn biến phân hóa trong ngắn hạn dựa vào yếu tố kết quả kinh doanh quý 4 cùng với sự luân phiên của dòng tiền vào các nhóm ngành. | Nhà đầu tư có mức độ chịu đựng rủi ro cao có thể tăng cường hoạt động trading tập trung vào các mã, ngành chưa tăng trong giai đoạn vừa qua như chứng khoán, bất động sản với các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. |
BSC | Ở góc nhìn dài hơi, thị trường vẫn sẽ cần những trụ cột mới để duy trì được đà tăng bền vững (có thể vẫn sẽ là nhóm bank, hoặc sẽ thay thế bằng các bluechip khác..). | Trong thời gian tới cơ hội vẫn có thể xuất hiện tại các mã chưa tăng nhiều so với mặt bằng thị trường tuy nhiên việc quan sát diễn biến các cổ phiếu lớn là điều cần thiết. |
MBS | Chúng tôi nhận thấy diễn biến điều chỉnh chung của thị trường đang diễn ra khá lành mạnh khi thanh khoản duy trì và giá cổ phiếu xoay vòng tăng giá và điều chỉnh theo sự luân chuyển của dòng tiền, trong các phiên tới nhiều khả năng trạng thái điều chỉnh này có thể vẫn tiếp diễn. | Chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm lạc quan và khuyến nghị nhà đầu tư có thể tăng tỷ trọng cổ phiếu khi thị trường điều chỉnh, mục tiêu giải ngân nên hướng tới các cổ phiếu có kết quả kinh doanh dự báo tích cực, một số gợi ý tham khoản như: HLD, SSI, KBC, SAM, SJS, PPC, TDH, CVT... |
SHS | Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục duy trì vị thế nắm giữ cổ phiếu tại thời điểm hiện tại. Việc tăng/giảm vị thế sẽ được quyết định khi thị trường phản ứng rõ ràng hơn với vùng cản hiện tại của hai chỉ số trong các phiên giao dịch tới. | |
Sacombank SBS | Chỉ số VN-Index đang đi vào vùng quá bán trong ngắn hạn ngay ngưỡng EMA 200 khá nhạy cảm về mặt tâm lý. Tuy nhiên thị trường chưa có tín hiệu rủi ro và xu hướng chung vẫn tiếp tục tăng trong trung hạn. | Nhà đầu tư có thể tận
dụng các phiên điều chỉnh để gia tăng tích lũy cổ phiếu. |
IVS | Tín hiệu dù tích cực là vậy nhưng với áp lực chốt lời của nhóm vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm Ngân hàng thì chỉ số vẫn có thể sẽ mang sắc đỏ trong phiên ngày mai (15/1). Nhưng thị trường sẽ sớm trở lại với nhịp tăng mới khi áp lực này qua đi. |
Tiếp tục có diễn biến phân hóa
(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC)
“Áp lực bán mạnh trong phiên hôm 14/1 có nguyên nhân chính đến từ thông tin Ngân hàng Nhà nước quyết định không hoãn việc thực hiện Thông tư 36 và bên cạnh đó là diễn biến giảm điểm của GAS sau khi tăng nóng trong các phiên vừa qua.
Mặc dù vậy, điểm tích cực là dòng tiền bắt đáy đã hoạt động mạnh giúp 2 chỉ số lấy lại phần nào số điểm đã mất, đặc biệt là ở nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình.
Theo quan sát của chúng tôi, dòng tiền đang có xu hướng luân phiên chảy vào các nhóm ngành khác nhau, nếu các phiên gần đây cổ phiếu ngành ngân hàng là tâm điểm thì phiên hôm nay chứng kiến số đông các mã ngành bất động sản tăng điểm tích cực, đặc biệt ở các mã midcap mang tính thị trường cao.
Thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục có diễn biến phân hóa trong ngắn hạn dựa vào yếu tố kết quả kinh doanh quý 4 cùng với sự luân phiên của dòng tiền vào các nhóm ngành. Nhà đầu tư có mức độ chịu đựng rủi ro cao có thể tăng cường hoạt động trading tập trung vào các mã, ngành chưa tăng trong giai đoạn vừa qua như chứng khoán, bất động sản với các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Danh mục trung, dài hạn có thể tiếp tục tích lũy ở những phiên thị trường giảm điểm với tỷ trọng vừa phải”.
Tăng tỷ trọng khi thị trường giảm
(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BSC)
“Sự điều chỉnh ở nhóm ngân hàng và một số bluechip là điều sớm muộn sẽ xảy ra do chắc chắn sẽ xuất hiện áp lực chốt lời sau những ngày tăng mạnh. Thay vào đó, dòng tiền hôm nay có dấu hiệu chảy vào các mã midcap và penny, tạo ra cơ hội cho nhóm này đặc biệt tại những cổ phiếu giá còn hấp dẫn, chưa tăng nhiều. Dù vậy, ở góc nhìn dài hơi, thị trường vẫn sẽ cần những trụ cột mới để duy trì được đà tăng bền vững (có thể vẫn sẽ là nhóm bank, hoặc sẽ thay thế bằng các bluechip khác..).
Trong các báo cáo trước chúng tôi vẫn khuyến nghị nhà đầu tư tăng tỷ trọng khi thị trường giảm điểm. Trong thời gian tới cơ hội vẫn có thể xuất hiện tại các mã chưa tăng nhiều so với mặt bằng thị trường tuy nhiên việc quan sát diễn biến các cổ phiếu lớn là điều cần thiết. Nếu các cổ phiếu “trụ” vẫn luân phiên tăng tốt, nhà đầu tư có thể yên tâm nắm giữ cổ phiếu”.
Có thể tăng tỷ trọng cổ phiếu
(Công ty Cổ phần Chứng khoán MB – MBS)
“Về mặt kỹ thuật, VN-Index đã điều chỉnh trở lại sau khi chạm tới vũng kháng cự 580 điểm (fibonacci retracement 50%) sau 6 phiên tăng điểm liên tiếp, về cơ bản diễn biến điều chỉnh này đã được dự báo và không tạo bất ngờ cho thị trường. Trong khi đó HNX-Index vẫn trong trạng thái điều chỉnh kỹ thuật hình thành từ đầu tuần sau khi chạm tới vùng kháng cự 86 điểm (dải trên bolinger band + fibonacci retracement 23.6%).
Chúng tôi nhận thấy diễn biến điều chỉnh chung của thị trường đang diễn ra khá lành mạnh khi thanh khoản duy trì và giá cổ phiếu xoay vòng tăng giá và điều chỉnh theo sự luân chuyển của dòng tiền, trong các phiên tới nhiều khả năng trạng thái điều chỉnh này có thể vẫn tiếp diễn. Chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm lạc quan và khuyến nghị nhà đầu tư có thể tăng tỷ trọng cổ phiếu khi thị trường điều chỉnh, mục tiêu giải ngân nên hướng tới các cổ phiếu có kết quả kinh doanh dự báo tích cực”.
Duy trì vị thế nắm giữ
(Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội - SHS)
“Thị trường có phiên điều chỉnh trên diện rộng trước áp lực chốt lời mạnh mẽ tại hầu hết các nhóm cổ phiếu. Tâm lý nhà đầu tư cũng chịu tác động khá mạnh từ những diễn biến mới nhất liên quan tới việc điều chỉnh Thông tư 36. Theo đó, đại diện Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông điệp khá cứng rắn cho biết cơ quan này sẽ giữ nguyên thời hạn Thông tư này có hiệu lực và không có nội dung nào liên quan tới giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng được sửa đổi.
Thông tin này được đưa ra là cái cớ rất tốt khiến việc chốt lời diễn ra đồng loạt khi các chỉ số đang tiệm cận các cùng cản kỹ thuật sau thời gian tăng nóng vừa qua.
Vậy là cuối cùng chúng ta cũng được chứng kiến phản ứng của thị trường đối với thông tin về việc không hoãn Thông tư 36. Không xuất hiện sự hoảng loạn bán tháo trên diện rộng, chỉ là dấu ấn giúp việc chốt lời diễn ra mau chóng hơn. Những tác động tâm lý tiêu cực nhất còn lại đã dồn cả vào phiên hôm nay. Cảnh báo vẫn ngập tràn và dòng tiền vẫn chảy.
Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục duy trì vị thế nắm giữ cổ phiếu tại thời điểm hiện tại. Việc tăng/giảm vị thế sẽ được quyết định khi thị trường phản ứng rõ ràng hơn với vùng cản hiện tại của hai chỉ số trong các phiên giao dịch tới”.
Xu hướng chung vẫn tăng
(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank SBS)
“Chỉ số VN-Index đang đi vào vùng quá bán trong ngắn hạn ngay ngưỡng EMA 200 khá nhạy cảm về mặt tâm lý. Tuy nhiên thị trường chưa có tín hiệu rủi ro và xu hướng chung vẫn tiếp tục tăng trong trung hạn. Nhà đầu tư có thể tận dụng các phiên điều chỉnh để gia tăng tích lũy cổ phiếu”.
Sẽ sớm trở lại với nhịp tăng mới
(Công ty Cổ phần Chứng khoán Đầu tư Việt Nam – IVS)
“Việc nhóm LargeCap giảm nhẹ là điều khá rõ, nhưng điểm quan trọng của phiên 14/1 này là nhóm cổ phiếu thị trường đã tăng trở lại. Tín hiệu dù tích cực là vậy nhưng với áp lực chốt lời của nhóm vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm ngân hàng thì chỉ số vẫn có thể sẽ mang sắc đỏ trong phiên ngày mai (15/1). Nhưng thị trường sẽ sớm trở lại với nhịp tăng mới khi áp lực này qua đi”.
Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được VnEconomy trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.