Nhận định chứng khoán ngày 5/11: “Rung lắc là bình thường”
VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường ngày 5/11
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/11, VN-Index giảm 1,11 điểm xuống 610,6 điểm. Tương tự, HNX-Index cũng giảm 0,16 điểm xuống 81,73 điểm.
|
Nhận định |
Khuyến nghị |
BVSC |
Phiên điều chỉnh mang tính kỹ thuật ngày hôm nay sau phiên tăng khá mạnh hôm qua không gây nhiều bất ngờ. Tuy vậy, áp lực điều chỉnh có thể vẫn tiếp diễn trong các phiên tới. |
Nhà đầu tư nên giữ tâm lý thận trọng và hạn chế mở trạng thái mua mới. Các mã cổ phiếu mang tính cơ bản và chưa tăng mạnh trong sóng tăng vừa qua được chúng tôi khuyến nghị nắm giữ cho danh mục trung và dài hạn. |
BSC |
Xu hướng hiện tại trong ngắn hạn vẫn là tích lũy. Dòng tiền dịch chuyển và luân phiên giữ trụ đỡ cho thị trường trong phiên tới. |
Nhà đầu tư duy trì tỷ trọng cổ phiếu hợp lý, chốt lãi trong phiên tăng điểm và gia tăng tỷ trọng trong các nhịp giảm điểm. |
SHS |
Chúng tôi tiếp tục bảo lưu quan điểm thị trường vẫn đang trong trạng thái tích cực. |
Nhà đầu tư nên tận dụng các nhịp điều chỉnh của thị trường để tăng tỷ trọng các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, có triển vọng kinh doanh tích cực trong thời điểm cuối năm hoặc các mã có thông tin hỗ trợ tích cực trong ngắn hạn. |
FPTS |
Với mức đóng cửa phiên 4/11 tại 610 điểm, chỉ số rõ ràng đang gặp khó khăn tại khu vực kháng cự mạnh quanh 615-620 điểm trong khi khu vực hỗ trợ đáng kể nhất tồn tại ở mức 600 điểm. Đây sẽ là các ngưỡng điểm ảnh hướng chính đến xu hướng của chỉ số trong các phiên giao dịch tới. |
Hạn chế giao dịch tại thời điểm này tiếp tục được bảo lưu nhằm tìm kiếm điểm mua mới phù hợp với bối cảnh thị trường. |
MBKE |
VN-Index rung lắc trước kháng cự là điều hoàn toàn bình thường. Xu hướng tăng trên cả hai sàn vẫn chưa có gì thay đổi. |
|
Áp lực điều chỉnh vẫn tiếp diễn
(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC)
“Phiên điều chỉnh mang tính kỹ thuật ngày hôm nay sau phiên tăng khá mạnh hôm qua không gây nhiều bất ngờ. Tuy vậy, áp lực điều chỉnh có thể vẫn tiếp diễn trong các phiên tới. Nhà đầu tư nên giữ tâm lý thận trọng và hạn chế mở trạng thái mua mới.
Các mã cổ phiếu mang tính cơ bản và chưa tăng mạnh trong sóng tăng vừa qua được chúng tôi khuyến nghị nắm giữ cho danh mục trung và dài hạn”.
Chưa thể bứt lên
(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BSC)
“Thị trường dường như vẫn chưa thể bứt lên do niềm tin còn chưa đủ. Xu hướng hiện tại trong ngắn hạn vẫn là tích lũy. Dòng tiền dịch chuyển và luân phiên giữ trụ đỡ cho thị trường trong phiên tới. Nhà đầu tư duy trì tỷ trọng cổ phiếu hợp lý, chốt lãi trong phiên tăng điểm và gia tăng tỷ trọng trong các nhịp giảm điểm”.
Vẫn trong trạng thái tích cực
(Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội - SHS)
“Diễn biến điều chỉnh sau phiên giao dịch bùng nổ vì thông tin liên quan tới VNM là khá bình thường trong bối cảnh đà tăng của thị trường chịu tác động rất lớn bởi nhóm các cổ phiếu trụ khi mức độ tập trung vốn trong phiên tăng điểm mạnh ngày 3/11 lên tới trên 30%.
Điểm tích cực là vị thế tích lũy tăng điểm vẫn đang được duy trì và dòng tiền vẫn đang vận động rất tích cực, xoay vòng nhanh giữa các nhóm cổ phiếu để tìm kiếm lợi nhuận thay vì thận trọng đứng ngoài quan sát.
Chúng tôi tiếp tục bảo lưu quan điểm thị trường vẫn đang trong trạng thái tích cực. Nhà đầu tư nên tận dụng các nhịp điều chỉnh của thị trường để tăng tỷ trọng các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, có triển vọng kinh doanh tích cực trong thời điểm cuối năm hoặc các mã có thông tin hỗ trợ tích cực trong ngắn hạn”.
Hạn chế giao dịch tại thời điểm này
(Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT - FPTS)
“Nhìn chung sau phiên giảm ngày 4/11 chỉ số vẫn chưa xảy ra đột biến lớn đối với xu hướng tăng giá hiện tại. Thực tế là nỗ lực tăng của chỉ số trong phiên hôm nay không phải là quá tệ nhưng nó đang chứng minh quan điểm cho rằng động lực tăng của chỉ số đang yếu dần.
Điều này không có nghĩa là thị trường sẽ đảo chiều giảm ngay tại khu vực này nhưng những dấu hiệu suy yếu của lực cầu tại mức giá cao là một tín hiệu cảnh báo và nó có thể là tiền đề cho một nhịp điều chỉnh nhẹ và đi ngang sắp tới. Các chỉ báo MACD và RSI đều không có phản ứng tiêu cực sau phiên giảm ngày 04/11 và cho thấy sự ủng hộ đối với lập luận trên.
Như vậy, chỉ trong 5 phiên gần đây, chỉ số đã thực hiện khá nhiều các bước kiểm tra và bắt đầu định vị dần các khu vực hỗ trợ và kháng cự mới. Cụ thể, với mức đóng cửa phiên 04/11 tại 610 điểm, chỉ số rõ ràng đang gặp khó khăn tại khu vực kháng cự mạnh quanh 615-620 điểm trong khi khu vực hỗ trợ đáng kể nhất tồn tại ở mức 600 điểm. Đây sẽ là các ngưỡng điểm ảnh hướng chính đến xu hướng của chỉ số trong các phiên giao dịch tới.
Với lượng vốn giao dịch không có nhiều cải thiện sẽ là một nền tảng không bền vững cho xu hướng tăng đang diễn ra. Do đó khuyến nghị hạn chế giao dịch tại thời điểm này tiếp tục được bảo lưu nhằm tìm kiếm điểm mua mới phù hợp với bối cảnh thị trường”.
Rung lắc là bình thường
(Công ty TNHH MTV Chứng khoán MayBank Kim Eng - MBKE)
“Điểm cộng trong hôm nay là khối ngoại tiếp tục duy trì chuỗi mua ròng với giá trị mua ròng thông qua khớp lệnh là 2,97 triệu đơn vị tương ứng với 31,2 tỷ đồng.
VN-Index rung lắc trước kháng cự là điều hoàn toàn bình thường. Xu hướng tăng trên cả hai sàn vẫn chưa có gì thay đổi”.
Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được VnEconomy trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.