Nới room, thâu tóm doanh nghiệp trên sàn có dễ hơn?
Nghị định 60 mở ra nhiều thuận lợi, và tất yếu, vẫn đi kèm một số nguy cơ tiềm ẩn như khả năng thâu tóm doanh nghiệp trên sàn
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 60/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), việc ban hành Nghị định 60 sẽ tác động tích cực và lâu dài đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
“Vốn ngoại sẽ chảy mạnh vào thị trường”
VCBS cho rằng, đây được xem như tiền đề để dòng vốn ngoại được kích thích và tạo điều kiện để đầu tư vào các doanh nghiệp từ lâu có sức hấp dẫn tiềm năng, nhưng chưa thể thu hút thêm vốn ngoại vì lý do rào cản pháp lý.
Theo đó, thanh khoản của thị trường chắc chắn sẽ được cải thiện trong tương lai khi dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài có sức lan tỏa lớn đến tâm lý và dòng tiền của khối nội.
Trong ngắn hạn, thông tin này có thể đã được kỳ vọng từ rất lâu và do đó, khi các thông tin chính thức hé mở, tâm lý nhà đầu tư đã nghiêng về phương án chốt lời sau một khoảng thời gian ngắn mua vào trước đó.
Điều này cũng là không bất ngờ, đặc biệt là khi các thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể về nới room chưa được công bố.
Cũng theo VCBS, hiệu ứng thực sự của Nghị định 60 đối với thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ tăng tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó tạo thêm nguồn lực quan trọng cho thị trường tăng trưởng trong dài hạn.
Nếu chỉ xét riêng về thông tin nới room, VCBS cho rằng dòng vốn ngoại chắc chắn sẽ chảy rất mạnh vào thị trường chứng khoán Việt Nam và đặc biệt là các cổ phiếu thu hút được sự quan tâm của khối ngoại và hiện đã kín room.
Trong khi đó, nhìn một cách tổng thể, trong bối cảnh Hy Lạp đang có nhiều vướng mắc và nguy cơ vỡ nợ cao; cộng thêm việc FED được kỳ vọng sẽ nâng lãi suất vào khoảng cuối quý 3, đầu quý 4 năm nay, lượng tiền ngoại chảy vào thị trường Việt Nam có thể sẽ giảm so với kỳ vọng khi các nhà đầu tư nước ngoài phải cân nhắc về yếu tố rủi ro của cả nền kinh tế nước họ và rủi ro khi đầu tư vào một thị trường mới nổi như Việt Nam.
Mặc dù vậy, đánh giá chung của VCBS vẫn là dòng vốn ngoại sẽ chuyển biến tích cực hơn nhiều so với giai đoạn trước, đặc biệt là khi các văn bản hướng dẫn cụ thể về nới room được ban hành chính thức.
Thâu tóm doanh nghiệp trên sàn có dễ hơn?
Nghị định 60 mở ra nhiều yếu tố thuận lợi, và tất yếu, vẫn đi kèm một số nguy cơ tiềm ẩn như khả năng thâu tóm doanh nghiệp trên sàn chứng khoán sẽ “dễ dàng hơn so với trước”.
Tuy nhiên, theo VCBS, nguy cơ này cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào chính sách điều hành của chính ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Cụ thể, những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực trọng yếu có tầm ảnh hưởng chiến lược đến nền kinh tế quốc gia hay an ninh quốc phòng được Nhà nước kiểm soát rất ngặt nghèo và không có ý định “nới room”.
Trong khi các doanh nghiệp kinh doanh tốt, tính hấp dẫn cao lại thường rất phòng thủ với các ý định “bị thâu tóm” và vì thế, khả năng doanh nghiệp nội bị chi phối bởi nhà đầu tư ngoại sẽ giảm đi đáng kể.
Ngoài ra, các doanh nghiệp làm ăn không tốt, thì có lẽ khả năng bị thâu tóm sẽ còn giảm đi rất nhiều khi sức hấp dẫn tiềm năng tương đối yếu.
Bên cạnh yếu tố về bản thân doanh nghiệp và ban lãnh đạo doanh nghiệp, những yêu cầu về công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng sẽ góp phần đẩy lùi nguy cơ các doanh nghiệp nội bị thâu tóm một cách bị động hoặc ép buộc bởi các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), việc ban hành Nghị định 60 sẽ tác động tích cực và lâu dài đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
“Vốn ngoại sẽ chảy mạnh vào thị trường”
VCBS cho rằng, đây được xem như tiền đề để dòng vốn ngoại được kích thích và tạo điều kiện để đầu tư vào các doanh nghiệp từ lâu có sức hấp dẫn tiềm năng, nhưng chưa thể thu hút thêm vốn ngoại vì lý do rào cản pháp lý.
Theo đó, thanh khoản của thị trường chắc chắn sẽ được cải thiện trong tương lai khi dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài có sức lan tỏa lớn đến tâm lý và dòng tiền của khối nội.
Trong ngắn hạn, thông tin này có thể đã được kỳ vọng từ rất lâu và do đó, khi các thông tin chính thức hé mở, tâm lý nhà đầu tư đã nghiêng về phương án chốt lời sau một khoảng thời gian ngắn mua vào trước đó.
Điều này cũng là không bất ngờ, đặc biệt là khi các thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể về nới room chưa được công bố.
Cũng theo VCBS, hiệu ứng thực sự của Nghị định 60 đối với thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ tăng tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó tạo thêm nguồn lực quan trọng cho thị trường tăng trưởng trong dài hạn.
Nếu chỉ xét riêng về thông tin nới room, VCBS cho rằng dòng vốn ngoại chắc chắn sẽ chảy rất mạnh vào thị trường chứng khoán Việt Nam và đặc biệt là các cổ phiếu thu hút được sự quan tâm của khối ngoại và hiện đã kín room.
Trong khi đó, nhìn một cách tổng thể, trong bối cảnh Hy Lạp đang có nhiều vướng mắc và nguy cơ vỡ nợ cao; cộng thêm việc FED được kỳ vọng sẽ nâng lãi suất vào khoảng cuối quý 3, đầu quý 4 năm nay, lượng tiền ngoại chảy vào thị trường Việt Nam có thể sẽ giảm so với kỳ vọng khi các nhà đầu tư nước ngoài phải cân nhắc về yếu tố rủi ro của cả nền kinh tế nước họ và rủi ro khi đầu tư vào một thị trường mới nổi như Việt Nam.
Mặc dù vậy, đánh giá chung của VCBS vẫn là dòng vốn ngoại sẽ chuyển biến tích cực hơn nhiều so với giai đoạn trước, đặc biệt là khi các văn bản hướng dẫn cụ thể về nới room được ban hành chính thức.
Thâu tóm doanh nghiệp trên sàn có dễ hơn?
Nghị định 60 mở ra nhiều yếu tố thuận lợi, và tất yếu, vẫn đi kèm một số nguy cơ tiềm ẩn như khả năng thâu tóm doanh nghiệp trên sàn chứng khoán sẽ “dễ dàng hơn so với trước”.
Tuy nhiên, theo VCBS, nguy cơ này cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào chính sách điều hành của chính ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Cụ thể, những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực trọng yếu có tầm ảnh hưởng chiến lược đến nền kinh tế quốc gia hay an ninh quốc phòng được Nhà nước kiểm soát rất ngặt nghèo và không có ý định “nới room”.
Trong khi các doanh nghiệp kinh doanh tốt, tính hấp dẫn cao lại thường rất phòng thủ với các ý định “bị thâu tóm” và vì thế, khả năng doanh nghiệp nội bị chi phối bởi nhà đầu tư ngoại sẽ giảm đi đáng kể.
Ngoài ra, các doanh nghiệp làm ăn không tốt, thì có lẽ khả năng bị thâu tóm sẽ còn giảm đi rất nhiều khi sức hấp dẫn tiềm năng tương đối yếu.
Bên cạnh yếu tố về bản thân doanh nghiệp và ban lãnh đạo doanh nghiệp, những yêu cầu về công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng sẽ góp phần đẩy lùi nguy cơ các doanh nghiệp nội bị thâu tóm một cách bị động hoặc ép buộc bởi các nhà đầu tư nước ngoài.