SCIC sẽ bán 9% cổ phần Vinamilk trong năm nay
SCIC công bố lộ trình và các bước thoái vốn Nhà nước tại Vinamilk
Chiều 23/9, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) có thông tin sơ bộ về kế hoạch thoái vốn tại 10 doanh nghiệp lớn, với trọng tâm thực hiện đầu tiên là tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk (mã VNM-HOSE).
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng Thành viên SCIC, cho biết, theo kế hoạch, ngay trong tháng 9 này Tổng công ty sẽ thực hiện thuê tổ chức tư vấn, chuẩn bị triển khai kế hoạch thoái vốn tại Vinamilk.
Sẽ có tổ chức tư vấn quốc tế và trong nước tham gia kế hoạch này, theo như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tư vấn tổng thể kế hoạch thoái vốn, xác định giá khởi điểm, các thủ tục pháp lý…
Theo Chủ tịch SCIC, Tổng công ty sẽ thực hiện thoái 9% cổ phần VNM đợt đầu thay vì 10% như thông tin đề cập gần đây. Sau khi lựa chọn tổ chức tư vấn hoặc liên danh tư vấn, dự kiến khoảng tháng 11 sẽ tiến hành xác định giá khởi điểm, và kế hoạch thoái vốn nói trên sẽ được thực hiện ngay trong năm 2016.
Hiện SCIC đang nắm 44,7% cổ phần Vinamilk. Theo lãnh đạo SCIC, 9% bán trong đợt đầu là khối lượng đủ lớn để hấp dẫn nhà đầu tư, được chào bán công khai cho nhà đầu tư trong và ngoài nước; giá khởi điểm dự kiến sẽ không thấp hơn giá thị trường tại cùng thời điểm và dựa trên cơ sở định giá của tổ chức tư vấn.
“Chúng tôi quyết tâm kết thúc giao dịch này trong năm 2016. Sau khi bán 9% cổ phần Vinamilk, SCIC sẽ tiếp tục đánh giá rút kinh nghiệm, tính toán để báo cáo các cấp có thẩm quyền”, ông Chi nói.
Ngoài Vinamilk, 9 trong số 10 doanh nghiệp lớn mà SCIC đang đại diện phần vốn Nhà nước dự kiến cũng sẽ có kế hoạch thoái vốn cụ thể trong năm 2017, bao gồm: FPT, FPT Telecom, Bảo hiểm Bảo Minh, Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia, Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, Công ty Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam, Nhựa Bình Minh và Công ty Xuất nhập khẩu Sa Giang.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng Thành viên SCIC, cho biết, theo kế hoạch, ngay trong tháng 9 này Tổng công ty sẽ thực hiện thuê tổ chức tư vấn, chuẩn bị triển khai kế hoạch thoái vốn tại Vinamilk.
Sẽ có tổ chức tư vấn quốc tế và trong nước tham gia kế hoạch này, theo như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tư vấn tổng thể kế hoạch thoái vốn, xác định giá khởi điểm, các thủ tục pháp lý…
Theo Chủ tịch SCIC, Tổng công ty sẽ thực hiện thoái 9% cổ phần VNM đợt đầu thay vì 10% như thông tin đề cập gần đây. Sau khi lựa chọn tổ chức tư vấn hoặc liên danh tư vấn, dự kiến khoảng tháng 11 sẽ tiến hành xác định giá khởi điểm, và kế hoạch thoái vốn nói trên sẽ được thực hiện ngay trong năm 2016.
Hiện SCIC đang nắm 44,7% cổ phần Vinamilk. Theo lãnh đạo SCIC, 9% bán trong đợt đầu là khối lượng đủ lớn để hấp dẫn nhà đầu tư, được chào bán công khai cho nhà đầu tư trong và ngoài nước; giá khởi điểm dự kiến sẽ không thấp hơn giá thị trường tại cùng thời điểm và dựa trên cơ sở định giá của tổ chức tư vấn.
“Chúng tôi quyết tâm kết thúc giao dịch này trong năm 2016. Sau khi bán 9% cổ phần Vinamilk, SCIC sẽ tiếp tục đánh giá rút kinh nghiệm, tính toán để báo cáo các cấp có thẩm quyền”, ông Chi nói.
Ngoài Vinamilk, 9 trong số 10 doanh nghiệp lớn mà SCIC đang đại diện phần vốn Nhà nước dự kiến cũng sẽ có kế hoạch thoái vốn cụ thể trong năm 2017, bao gồm: FPT, FPT Telecom, Bảo hiểm Bảo Minh, Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia, Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, Công ty Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam, Nhựa Bình Minh và Công ty Xuất nhập khẩu Sa Giang.