10:55 21/03/2017

Đã có cơ quan điều phối ứng cứu khẩn cấp sự cố an ninh mạng

Thủy Diệu

Khoảng trống thiếu một cơ quan điều phối thống nhất mang cấp quốc gia khi ứng cứu các sự cố an ninh mạng đã được khỏa lấp

<font face="Arial, Verdana"><span style="font-size: 13.3333px;">Việc ứng cứ sự cố tấn công mạng vào công tác phục vụ bay của các sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất hồi cuối tháng 7/2016 được xem là một điển hình về việc thiếu một cơ quan điều phối thống nhất - (trong ảnh là g</span></font><span style="font-size: 13.3333px; font-family: Arial, Verdana;">iao diện trang chủ của Vietnam Airlines sau khi bị tin tặc tấn công).</span><div><br></div>
<font face="Arial, Verdana"><span style="font-size: 13.3333px;">Việc ứng cứ sự cố tấn công mạng vào công tác phục vụ bay của các sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất hồi cuối tháng 7/2016 được xem là một điển hình về việc thiếu một cơ quan điều phối thống nhất - (trong ảnh là g</span></font><span style="font-size: 13.3333px; font-family: Arial, Verdana;">iao diện trang chủ của Vietnam Airlines sau khi bị tin tặc tấn công).</span><div><br></div>
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 05 ban hành quy định về hệ thống ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.

Quyết định 05 quy định về hệ thống ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Việt Nam. Hệ thống thông tin do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định 05.

Theo quyết định trên, Ban chỉ đạo An toàn thông tin quốc gia đảm nhiệm chức năng Ban chỉ đạo quốc gia về ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng, có trách nhiệm chỉ đạo các bộ Thông tin và Truyền thông, Công an, Quốc phòng và các bộ, ngành, địa phương liên quan trong công tác ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia. 

Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực, giúp việc cho Ban chỉ đạo quốc gia, có nhiệm vụ quyết định lựa chọn phương án ứng cứu và chủ trì, chỉ đạo công tác ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia; chỉ đạo Cơ quan điều phối quốc gia tiếp nhận, thu thập, xử lý thông tin, báo cáo về sự cố mất an toàn thông tin mạng quốc gia và đề xuất phương án ứng cứu. 

Bộ này cũng được giao nhiệm vụ triệu tập, chỉ đạo Bộ phận tác nghiệp ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia theo đề xuất của Cơ quan điều phối quốc gia; chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố, các thành viên mạng lưới ứng cứu để triển khai các phương án ứng cứu; làm đầu mối hoặc chỉ định Cơ quan điều phối làm đầu mối quốc gia phối hợp với các đơn vị chức năng của các quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế trong hoạt động ứng cứu, xử lý các sự cố liên quốc gia; đảm trách kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc chấp hành của các đơn vị liên quan, báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về công tác ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia. 

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì thành lập Ban điều phối ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia (gọi tắt là Ban điều phối ứng cứu quốc gia).

Cũng theo Quyết định 05, Ban chỉ đạo ứng dụng Công nghệ thông tin của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đảm trách chức năng Ban chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng trong phạm vi địa bàn, lĩnh vực mình phụ trách (gọi chung là Ban chỉ đạo cấp bộ, tỉnh).

Như vậy, Quyết định 05 đã khỏa lấp khoảng trống về việc thiếu một cơ quan điều phối thống nhất mang cấp quốc gia khi ứng cứu các sự cố an ninh mạng (ví dụ như cuộc tấn công mạng vào sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất hồi cuối tháng 7/2016). Bởi thời gian qua, khi ứng cứu các sự cố an ninh mạng có tính chất phức tạp, nghiêm trọng, việc ứng cứu thường rơi vào tình trạng bị hỗn loạn, không thống nhất, với lý do là thiếu người chỉ huy, thiếu một cơ quan điều phối đủ mạnh để xử lý, chỉ đạo.