Sau 8 tháng tranh cãi, Toshiba bán mảng chíp nhớ giá 18 tỷ USD
Sau 8 tháng đấu giá gây tranh cãi với loạt kiện tụng và phản đối của chính phủ, Toshiba tuyên bố bán mảng chíp nhớ cho liên doanh Mỹ - Nhật - Hàn.
Ngày 20/9, Toshiba chính thức công bố bán mảng chíp nhớ - công ty Toshiba Memory Corp. - cho liên doanh đứng đầu là hãng đầu tư Bain Capital của Mỹ với giá 2 nghìn tỷ Yên (18 tỷ USD), kết thúc 8 tháng đấu giá gây tranh cãi, hãng tin Bloomberg cho biết.
Liên doanh đứng đầu là Bain Capital gồm các công ty của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, trong đó có Apple, Dell, SK Hynix. Hoya Corp của Nhật… và cả Toshiba (tái đầu tư 350,5 triệu Yên), nguồn tin thân cận cho hay.
Nhà sản xuất iPhone quan tâm tới mảng chíp nhớ của Toshiba bởi tầm quan trọng mang tính chiến lược của chíp nhớ flash. Việc đầu tư vào Toshiba giúp Apple giữ được vị thế cạnh tranh bởi bất kỳ động thái nào liên quan tới giá chíp của Samsung - nhà sản xuất chíp lớn thứ hai thế giới với 40% thị phần chíp nhớ flash - cũng có thể ảnh hưởng tới hãng này.
Còn Bain thì nhận định nhu cầu chíp trong tương lai sẽ ngày càng lớn bởi trên thị trường chỉ có một số ít công ty có thể đủ tiềm lực tài chính và công nghệ để sản xuất chíp.
Về phía Toshiba, hãng này phải bán đi mảng kinh doanh chíp để bù đắp khoản lỗ hàng tỷ USD tại công ty hạt nhân ở Mỹ. Công ty này cần tiền để giúp cổ phiếu khỏi bị hủy niêm yết khỏi sàn chứng khoán Tokyo.
Theo thông cáo của Toshiba, hãng này dự kiến hoàn tất thương vụ này vào 31/3 năm sau và đặt mục tiêu khôi phục lợi nhuận vào cuối năm 2018.
Trước đó, tờ Nikkei dẫn nguồn tin cho hay Western Digital có khả năng thắng trong cuộc đấu giá bán mảng chíp nhớ của Toshiba. Tuy nhiên, Toshiba quyết định từ chối đề nghị của đối tác lâu năm này do lo ngại bị vụ kiện giữa hai hãng cản trở.
Western Digital Corp. trước đó lên tiếng cho rằng hãng này có quyền biểu quyết đối với bất cứ quyết định mua bán nào bởi có liên doanh với Toshiba trong sản xuất chíp nhớ. Đáp lại, Toshiba kiện Western Digital vì can thiệp vào cuộc đấu giá và đòi đền bù hơn 1 tỷ USD. Ngược lại, Western Digital cũng mang vụ việc này tòa án California.
Sau công bố trên của Toshiba ngày 20/9, cổ phiếu Western Digital lập tức giảm 4%.
Bain được xác định là đơn vị dẫn đầu cuộc đấu giá của Toshiba từ tháng trước nhưng mọi việc bị hoãn lại bởi các vụ kiện trên, cũng như sự phản đối của chính phủ Nhật Bản và sự do dự của chính Toshiba.
Theo thỏa thuận, Bain, Toshiba, SK Hynix và Hoya sẽ trả 960 tỷ Yên mua cổ phiếu chuyển đổi và phổ thông, còn Apple, Dell, Kingston Technology Co. và Seagate Technology Plc sẽ trả 440 tỷ Yên mua cổ phiếu chuyển đổi và cổ phiếu ưu đãi không chuyển đổi, nguồn tin thân cận với thương vụ cho biết. Ngoài ra, liên doanh hình thành sau thương vụ này, được gọi là Pangea, sẽ nhận 600 tỷ Yên còn lại dưới dạng khoản vay.
Liên doanh đứng đầu là Bain Capital gồm các công ty của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, trong đó có Apple, Dell, SK Hynix. Hoya Corp của Nhật… và cả Toshiba (tái đầu tư 350,5 triệu Yên), nguồn tin thân cận cho hay.
Nhà sản xuất iPhone quan tâm tới mảng chíp nhớ của Toshiba bởi tầm quan trọng mang tính chiến lược của chíp nhớ flash. Việc đầu tư vào Toshiba giúp Apple giữ được vị thế cạnh tranh bởi bất kỳ động thái nào liên quan tới giá chíp của Samsung - nhà sản xuất chíp lớn thứ hai thế giới với 40% thị phần chíp nhớ flash - cũng có thể ảnh hưởng tới hãng này.
Còn Bain thì nhận định nhu cầu chíp trong tương lai sẽ ngày càng lớn bởi trên thị trường chỉ có một số ít công ty có thể đủ tiềm lực tài chính và công nghệ để sản xuất chíp.
Về phía Toshiba, hãng này phải bán đi mảng kinh doanh chíp để bù đắp khoản lỗ hàng tỷ USD tại công ty hạt nhân ở Mỹ. Công ty này cần tiền để giúp cổ phiếu khỏi bị hủy niêm yết khỏi sàn chứng khoán Tokyo.
Theo thông cáo của Toshiba, hãng này dự kiến hoàn tất thương vụ này vào 31/3 năm sau và đặt mục tiêu khôi phục lợi nhuận vào cuối năm 2018.
Trước đó, tờ Nikkei dẫn nguồn tin cho hay Western Digital có khả năng thắng trong cuộc đấu giá bán mảng chíp nhớ của Toshiba. Tuy nhiên, Toshiba quyết định từ chối đề nghị của đối tác lâu năm này do lo ngại bị vụ kiện giữa hai hãng cản trở.
Western Digital Corp. trước đó lên tiếng cho rằng hãng này có quyền biểu quyết đối với bất cứ quyết định mua bán nào bởi có liên doanh với Toshiba trong sản xuất chíp nhớ. Đáp lại, Toshiba kiện Western Digital vì can thiệp vào cuộc đấu giá và đòi đền bù hơn 1 tỷ USD. Ngược lại, Western Digital cũng mang vụ việc này tòa án California.
Sau công bố trên của Toshiba ngày 20/9, cổ phiếu Western Digital lập tức giảm 4%.
Bain được xác định là đơn vị dẫn đầu cuộc đấu giá của Toshiba từ tháng trước nhưng mọi việc bị hoãn lại bởi các vụ kiện trên, cũng như sự phản đối của chính phủ Nhật Bản và sự do dự của chính Toshiba.
Theo thỏa thuận, Bain, Toshiba, SK Hynix và Hoya sẽ trả 960 tỷ Yên mua cổ phiếu chuyển đổi và phổ thông, còn Apple, Dell, Kingston Technology Co. và Seagate Technology Plc sẽ trả 440 tỷ Yên mua cổ phiếu chuyển đổi và cổ phiếu ưu đãi không chuyển đổi, nguồn tin thân cận với thương vụ cho biết. Ngoài ra, liên doanh hình thành sau thương vụ này, được gọi là Pangea, sẽ nhận 600 tỷ Yên còn lại dưới dạng khoản vay.