15:15 18/06/2015

Viettel chính thức thống lĩnh thị trường viễn thông

Thủy Diệu

Tập đoàn Viettel chính thức trở thành doanh nghiệp duy nhất thống lĩnh trên thị trường viễn thông Việt Nam

<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 14.6666669845581px;">Tính đến thời điểm hiện tại, Viettel đang nắm giữ hơn 52% thị phần, trong khi đó, cả VinaPhone và MobiFone đều có mức thị phần là 18%.</span>
<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 14.6666669845581px;">Tính đến thời điểm hiện tại, Viettel đang nắm giữ hơn 52% thị phần, trong khi đó, cả VinaPhone và MobiFone đều có mức thị phần là 18%.</span>
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức trở thành doanh nghiệp duy nhất thống lĩnh trên thị trường viễn thông Việt Nam.

Cụ thể, theo Thông tư 15 sửa đổi một số quy định của Thông tư số 18/2012/TT-BTTTT, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng, có hiệu lực từ 15/6/2015.

Theo đó, Viettel là doanh nghiệp viễn thông duy nhất có vị trí thống lĩnh thị trường (SMP) đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất, gồm cả 3 mảng dịch vụ điện thoại, nhắn tin và truy nhập Internet.

Trước đó, thông tư số 18/2012/TT-BTTTT về “Danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng” mà Bộ ban hành và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2013, thì ba nhà mạng gồm Viettel, VinaPhone và MobiFone đều thuộc các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường (có thị phần từ 30% trở lên).

Sở dĩ vì, theo quy định hiện hành của Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp có thị phần khống chế khi có thị phần từ 30% trở lên hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.

Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến thời điểm hiện tại, Viettel đang nắm giữ hơn 52% thị phần, trong khi đó, cả VinaPhone và MobiFone đều đang có mức thị phần là 18% (dưới 30%).

Chính vì vậy, Viettel đã trở thành doanh nghiệp duy nhất có thị phần thống lĩnh trên thị trường viễn thông di động, và do vậy Viettel sẽ chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.

Cụ thể, với những doanh nghiệp có thị phần khống chế (trên 30%) thì trước khi ban hành một mức giá cước nào đó, sẽ phải thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý trên cơ sở không được bán dưới giá thành, và phải được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng ý mới được lưu hành.

Trong khi, các doanh nghiệp không chiếm thị phần khống chế, sẽ được quyền ban hành giá cước có thể thấp hơn cả giá thành của mình, nhưng không quá thấp so với mức trung bình hiện có trên thị trường, đồng thời chỉ cần gửi thông báo cho Bộ biết về việc lưu hành gói cước đó.