30 năm ưu đãi thuế cho “doanh nghiệp xanh”?
Chính sách thuế sẽ tập trung nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp có hoạt động và sản phẩm bảo vệ môi trường
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo thông tư hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo dự thảo này, chính sách thuế sẽ tập trung ưu đãi cho các doanh nghiệp triển khai dự án mới, ứng dụng công nghệ cao hoặc sáng chế bảo vệ môi trường, sản xuất các sản phẩm “xanh”.
Cụ thể, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc diện được ưu đãi gồm: xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500 m3 nước thải trở lên trong một ngày đêm đối với khu vực đô thị từ loại 4 trở lên; thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường tập trung; xử lý, cải tạo các khu vực môi trường bị ô nhiễm tại các khu vực công cộng; ứng cứu, xử lý sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất và sự cố môi trường khác; xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu, cụm công nghiệp làng nghề.
Thu nhập từ dịch vụ hỏa táng, điện táng; giám định thiệt hại về môi trường; giám định sức khỏe môi trường; giám định về môi trường đối với hàng hóa, máy móc, thiết bị, công nghệ; sản xuất ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường được nhà nước bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích cũng thuộc diện ưu đãi nói trên.
Các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn “Nhãn xanh Việt Nam”; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận; sản xuất xăng, nhiên liệu diesel và nhiên liệu sinh học được chứng nhận hợp quy; than sinh học; năng lượng từ sử dụng sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt và các dạng năng lượng tái tạo khác cũng được ưu đãi thuế thu nhập, theo nội dung dự thảo.
Ngoài ra, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tập trung cho hoạt động sản xuất, máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường; ứng phó, xử lý sự cố môi trường.
Về thuế suất, dự thảo thông tư trên xác định, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong các hoạt động trên được áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm.
Trường hợp dự án đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% có thể kéo dài thêm nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng các tiêu chí cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập từ thực hiện hoạt động xã hội hóa.
Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ dự án đầu tư.
Về miễn, giảm thuế, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới ở nhóm hoạt động trên được miễn thuế 4 năm, được giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Theo dự thảo này, chính sách thuế sẽ tập trung ưu đãi cho các doanh nghiệp triển khai dự án mới, ứng dụng công nghệ cao hoặc sáng chế bảo vệ môi trường, sản xuất các sản phẩm “xanh”.
Cụ thể, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc diện được ưu đãi gồm: xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500 m3 nước thải trở lên trong một ngày đêm đối với khu vực đô thị từ loại 4 trở lên; thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường tập trung; xử lý, cải tạo các khu vực môi trường bị ô nhiễm tại các khu vực công cộng; ứng cứu, xử lý sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất và sự cố môi trường khác; xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu, cụm công nghiệp làng nghề.
Thu nhập từ dịch vụ hỏa táng, điện táng; giám định thiệt hại về môi trường; giám định sức khỏe môi trường; giám định về môi trường đối với hàng hóa, máy móc, thiết bị, công nghệ; sản xuất ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường được nhà nước bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích cũng thuộc diện ưu đãi nói trên.
Các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn “Nhãn xanh Việt Nam”; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận; sản xuất xăng, nhiên liệu diesel và nhiên liệu sinh học được chứng nhận hợp quy; than sinh học; năng lượng từ sử dụng sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt và các dạng năng lượng tái tạo khác cũng được ưu đãi thuế thu nhập, theo nội dung dự thảo.
Ngoài ra, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tập trung cho hoạt động sản xuất, máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường; ứng phó, xử lý sự cố môi trường.
Về thuế suất, dự thảo thông tư trên xác định, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong các hoạt động trên được áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm.
Trường hợp dự án đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% có thể kéo dài thêm nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng các tiêu chí cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập từ thực hiện hoạt động xã hội hóa.
Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ dự án đầu tư.
Về miễn, giảm thuế, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới ở nhóm hoạt động trên được miễn thuế 4 năm, được giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.