Giải bài toán tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Câu chuyện doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng vẫn luôn là bài toán khó và do nhiều nguyên nhân
Câu chuyện doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng vẫn luôn là bài toán khó và do nhiều nguyên nhân. Nhận thấy vấn đề này, các ngân hàng đang từng bước đưa ra các giải pháp linh hoạt tháo gỡ, mở ra cơ chế hợp tác toàn diện giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2017, cả nước có hơn 561.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 97%, đóng góp 45% vào GDP và 31% vào tổng thu ngân sách. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.
Thực tế, mỗi doanh nghiệp đều có một đặc thù ngành nghề kinh doanh riêng, kèm theo đó là những khó khăn riêng. Nếu như các doanh nghiệp xây lắp có thể ký xong hợp đồng mới cần vốn thì ngược lại, doanh nghiệp sản xuất nhựa lại cần vốn trước để nhập nguyên nhiên vật liệu, trữ hàng.
Về phía các ngân hàng, sản phẩm chưa đa dạng, linh hoạt, thường áp dụng một sản phẩm chung cho các phân khúc khách hàng, đồng thời thủ tục rườm rà, phức tạp là rào cản tâm lý cho khách hàng. Đội ngũ chuyên viên bán hàng phục vụ riêng cho doanh nghiệp phân khúc này cũng chưa được đầu tư bài bản.
Do đó câu chuyện giải quyết cung và cầu để gặp nhau về vốn giữa ngân hàng và các doanh nghiệp trở thành bài toán khó cần có câu trả lời và nỗ lực từ cả hai phía.
Thấu hiểu các khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong từng ngành đặc thù, năm 2018, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank) chủ động đầu tư đồng bộ từ sản phẩm, thủ tục, cán bộ kinh doanh đến các khâu phê duyệt với mục tiêu chung đảm bảo am hiểu và chuyên môn hóa theo ngành toàn diện và sâu sắc, phục vụ khách hàng hiệu quả.
SeABank tập trung xây dựng các sản phẩm riêng phục vụ theo từng ngành: Thi công xây lắp, vật liệu xây dựng, nhựa, thiết bị y tế, dược, dệt may… đưa ra thị trường và nhận được sự đón nhận nhiệt tình của các doanh nghiệp.
SeABank đã nghiên cứu, phát triển và đưa ra những giải để giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp, đặc biệt xây dựng sản phẩm dựa trên chính "trải nghiệm của khách hàng" cũng như khả năng cung cấp dịch vụ tín dụng tổng thể như tỷ lệ ký quỹ, tín chấp trong bảo lãnh, tài sản đảm bảo nhận linh hoạt… hoàn toàn dựa trên đặc trưng ngành nghề, đặc thù kinh doanh, chính sách bán hàng và khả năng phát triển của Doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch…
Song song với đầu tư phát triển sản phẩm, đội ngũ bán hàng được SeABank xây dựng phục vụ khách hàng.
Điểm đặc biệt hơn, SeABank đang tiến tới việc triển khai hình thức nhóm phê duyệt theo ngành với sự tham gia đồng thời của cả chi nhánh và hội sở. Do đó, khẩu vị rủi ro được thống nhất trên toàn hệ thống.
Các vị trí ở hội sở cũng luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, các hồ sơ mà chi nhánh đã phê duyệt thì sẽ nhanh chóng được hội sở thông qua và giải ngân. Phía sau đội ngũ các chuyên viên kinh doanh còn luôn có các chuyên gia về nguồn vốn, chuyên gia về ngân hàng giao dịch, chuyên gia về các sản phẩm phái sinh... đồng hành để có được giải pháp nhanh và tốt nhất cho khách hàng.
Với cách thức xây dựng và triển khai các sản phẩm dịch vụ theo hướng "may đo" phù hợp với từng doanh nghiệp đặc thù, SeABank đã bước đầu thành công trong việc xây dựng được một lợi thế cạnh tranh mới, tạo nên sự khác biệt so các ngân hàng thương mại khác, so với hàng loạt sản phẩm cấp tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường hiện nay.