Giải pháp từ ngân hàng cho ngành nhựa Việt Nam
Với đà phát triển nhanh và mạnh, ngành nhựa Việt Nam đang có cơ hội "cất cánh" nếu tận dụng được những thay đổi thuận lợi trong môi trường kinh doanh
Với đà phát triển nhanh và mạnh, ngành nhựa Việt Nam đang có cơ hội "cất cánh" nếu tận dụng được những thay đổi thuận lợi trong môi trường kinh doanh. Các doanh nghiệp nhựa cần nâng cao sức cạnh tranh cho chính mình, trong đó các giải pháp tài chính phù hợp từ ngân hàng sẽ đóng vai trò quan trọng.
Trong những năm gần đây, ngành nhựa được đánh giá là ngành kinh tế năng động, với mức tăng trưởng lọt vào hàng cao nhất nước - từ 16% - 18%/năm, chỉ sau ngành viễn thông và dệt may. Điều này có thể được lý giải từ quy mô thị trường lớn, sản phẩm nhựa đa dạng và đa dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống như bao bì, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, nhựa kỹ thuật cao…
Trong thời gian tới, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (VEFTA) được ký kết, sẽ mở ra cơ hội cho các Doanh nghiệp nhựa đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường châu Âu.
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, thị trường EU có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nhựa ở mức cao, nhất là nhu cầu về bao bì nhựa. Một thuận lợi nữa là tại thị trường này, sản phẩm nhựa của Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá như các nước Châu Á khác (mức thuế trung bình từ 8-30%).
Thị trường tiềm năng là vậy nhưng hiện nay bản thân các doanh nghiệp trong nước lại chưa làm chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào. Cũng theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, mỗi năm ngành nhựa Việt Nam cần trung bình 2 – 2,5 triệu tấn nguyên vật liệu nhưng ở trong nước chỉ có khả năng đáp ứng được khoảng ¼ nhu cầu ước gần 800.000 tấn, còn lại phải nhập khẩu.
Việc phải nhập khẩu 70-80% nguyên liệu nhựa đã và đang làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của doanh nghiệp, hơn nữa các doanh nghiệp xuất khẩu khó tận dụng được ưu đãi thuế bởi những quy định về xuất xứ hàng hóa. Đáng chú ý, thời gian vừa qua, ngành Nhựa bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt, xuất hiện làn sóng mua bán sáp nhập mạnh mẽ với sự tham gia của các đại gia Thái Lan, Nhật Bản…
Theo giới đầu tư, giải pháp được đánh giá khả quan nhất lúc này - đó là doanh nghiệp nên tìm tới ngân hàng có sản phẩm đặc thù dành riêng cho ngành Nhựa sẽ giúp công ty đưa ra giải pháp tài chính toàn diện, tối ưu nhất, tăng cường sức cạnh tranh, tạo những cơ hội phát triển tốt hơn cho doanh nghiệp.
Đơn cử như Techcombank, một ngân hàng đi tiên phong trong việc xây dựng các chương trình tín dụng chuyên biệt cho các ngành sản xuất, đang có chương trình tài trợ kinh doanh cho doanh nghiệp nhựa.
Việc tìm hiểu và thiết kế các chương trình chuyên biệt này nhằm giúp đôi bên cùng có lợi: ngân hàng tiếp cận tối ưu phân khúc khách hàng tiềm năng, đồng thời giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh theo cách hiệu quả nhất.
"Đi theo định hướng chiến lược này, Techcombank đã nghiên cứu và xây dựng chương trình kinh doanh chuyên biệt tài trợ cho doanh nghiệp sản xuất ngành nhựa tại Việt Nam. Cụ thể, ngân hàng cung cấp giải pháp tài chính toàn diện, giúp doanh nghiệp tối ưu hoá chi phí sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
Ngân hàng chủ động tinh gọn quá trình xét duyệt hồ sơ, thủ tục, thời gian xử lý giao dịch nhanh chóng, đảm bảo doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất kinh doanh mà vẫn tiếp cận nguồn vốn. Doanh nghiệp sẽ được cấp hạn mức tài trợ theo đúng nhu cầu kinh doanh, mở rộng sản xuất, tài trợ theo cơ cấu tài sản đặc thù của mỗi công ty", bà Lê Thị Cẩm Nhung - Giám đốc am hiểu tập ngành nhựa Techcombank chia sẻ thêm định hướng của ngân hàng đối với ngành nhựa.
Đồng thời thông qua đội ngũ chuyên viên ngân hàng am hiểu về ngành nhựa, doanh nghiệp sẽ được tư vấn những cách thức hoạt động tài chính phù hợp, cải thiện so với mặt bằng ngành Nhựa, kết nối với những đối tác gia tăng cơ hội phát triển kinh doanh.
Cụ thể hoá những cam kết của mình, Techcombank vừa tung ra chương trình ưu đãi cho doanh nghiệp đến hội chợ Chinaplas 2019 diễn ra tại Trung Quốc. Theo chương trình này, doanh nghiệp đạt giải cần đáp ứng điều kiện doanh số L/C lũy kế cao nhất trong thời gian từ tháng 6-12 và định hướng chuyển giao dịch chính về Techcombank.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, trong nhiều ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Việc đưa doanh nghiệp tới các hội chợ lớn trên thế giới không chỉ giúp các doanh nghiệp học hỏi thêm kinh nghiệm, cập nhật những những mặt hàng, nguyên vật liệu mới, kỹ thuật, máy móc sản xuất mới trong ngành nhựa với mức độ tập trung chuyên môn cao mà là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp tìm được các bạn hàng mới, đối tác mới cho doanh nghiệp
"Chúng tôi kỳ vọng chương trình tài trợ này với việc tài trợ 10 suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất nhựa tham dự hội chợ sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất nhựa ngoài việc an tâm về nguồn vốn, giảm thủ tục giấy tờ, tập trung kinh doanh và gia tăng hiệu quả kinh tế mà còn tạo cơ hội cho doanh nghiệp cơ hội cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh", đại diện Techcombank nhấn mạnh.
Với sự giúp sức từ giải pháp tài chính chuyên biệt của Techcombank, các doanh nghiệp ngành nhựa đang kỳ vọng có thể chiếm lĩnh thị trường nội địa cũng như lấn sân sang những thị trường tiềm năng khác.