Những chuyển biến đáng chú ý của thị trường địa ốc khu Nam Tp.HCM 2017
Kể từ 2014, đây là năm đầu tiên khu Nam chính thức bứt phá và vượt xa khu Đông Tp.HCM về nguồn cung
Năm 2017, thị trường bất động sản khu Nam Tp.HCM bùng nổ với hàng loạt dự án nghìn tỷ, cùng sự xuất hiện của nhiều tên tuổi mới.
Xuất hiện hàng loạt dự án lớn
Theo báo cáo mới nhất của CBRE, trong năm 2017, thị trường địa ốc khu Nam đón nhận nguồn cung mới từ 52 dự án với quy mô 27.320 căn hộ, nhà phố và biệt thự, chiếm 54% tổng lượng cung của toàn thị trường.
Với kết quả này, kể từ năm 2014 thì đây là năm đầu tiên khu Nam chính thức bứt phá và vượt xa khu Đông về nguồn cung.
Theo thống kê, 72% các dự án đồng loạt bung ra thị trường trong 6 tháng cuối cùng của năm 2017. Chiếm phần lớn lượng hàng được các chủ đầu tư đưa ra cuối năm là các dự án khủng như: Hưng Phát Green Star (Hưng Lộc Phát, 5,2ha với 111 biệt thự nhà phố và hơn 1.000 căn hộ), Kentone Node (hơn 10.000 căn hộ với tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ USD), Jamona Golden Silk (100 nhà phố, hơn 400 căn hộ), Sài Gòn Peninsuna (6 tỷ USD với 8.000 căn hộ và biệt thự), Evergreen (tổng mức đầu tư 8.000 tỷ), Lavida (1.212 căn hộ), Mizuki Park (26 ha, 9.000 tỷ)…
Mới đây nhất, vào cuối tuần trước, Hưng Lộc Phát đã công bố khu phức hợp biệt thự, nhà liên kế và căn hộ cao cấp Hưng Phát Green Star (ngay trục đường Nguyễn Lương Bằng nối dài, Phú Mỹ Hưng, quận 7) với quy mô hơn 5 ha.
Dự án bao gồm 111 căn biệt thự, nhà phố theo tiêu chuẩn "luxury" và 1.000 căn hộ chung cư. Dự án nổi bật với không gian xanh đến gần 7.000 m2 và hồ cảnh quan hơn 6,600 m2 cùng 39 tiện ích đẳng cấp.
Các dự án nhà phố tại khu vực trung tâm quận 7 được các nhà đầu tư tìm mua.
Được biết, đây là sản phẩm nhà phố hiếm hoi trong khu vực Phú Mỹ Hưng với kết nối hạ tầng đồng bộ được công bố ra thị trường ở thời điểm hiện tại hứa hẹn sẽ đón nhận lượng quan tâm lớn từ thị trường.
Sau dự án này, từ nay đến năm 2019, Hưng Lộc Phát sẽ triển khai thêm 4 dự án tại Nam Sài Gòn, tổng số khoảng 3.000 căn hộ trung, cao cấp với tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng trên quy mô 30 ha,
Giá đất tăng nhanh
Không chỉ bùng nổ về nguồn cung, năm 2017, giá bất động sản khu Nam còn tăng giá chóng mặt. Tính đến tháng 12/2017, mức tăng giá của phân khúc đất nền - nhà phố và căn hộ tại khu Nam lần lượt đạt 312% và 162% so với thời điểm tháng 12/2014.
Có thể nhận thấy, chỉ trong 3 năm, phân khúc đất nền nhà phố tại Khu Nam tăng với tốc độ nhanh. Vì vậy, không khó hiểu khi các dự án thuộc phân khúc này tại quận 7, Nhà Bè như: Hưng Phát Green Star, Evergreen, Lavida, Jamona City, Jamona Golden Silk… cứ bung hàng là hết hàng.
Theo TS. Trần Nguyễn Minh Hải - chuyên gia cao cấp thuộc trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, có ba nguyên nhân khiến thị trường bất động sản khu Nam, đặc biệt là phân khúc đất nền, nhà phố tăng giá như thời gian qua.
Thứ nhất, dòng vốn trị giá gần 6 tỷ USD ồ ạt đổ vào các công trình hạ tầng trọng điểm đã tạo thành một đòn bẩy khiến thị trường địa ốc khu Nam phát triển đột. Cụ thể, từ năm 2018 hàng loạt công trình nghìn tỷ sẽ được đồng loạt khởi công hoặc được UBND Tp.HCM chấp thuận đầu tư như: Tuyến Metro 95.000 tỷ nối khu Nam với Bến Thành, cầu Thủ Thiêm 4 có tổng mức đầu tư 5.200 tỷ nối quận 7 với Thủ Thiêm, thông xe tuyến đường Nguyễn Lương Bằng nối dài, làm hầm chui Nguyễn Văn Linh có mức đầu tư 2.800 tỷ đồng, cầu Nguyễn Khoái…
Thứ 2, năm 2017, thông tin tuyến Metro số 1 bị chậm tiến độ do thiếu vốn đã khiến thị trường bất động sản khu Đông - khu vực nóng nhất của thị trường địa ốc trong 4 năm qua chững lại. Và dòng vốn từ thị trường này đang có xu hướng chuyển dịch sang thị trường địa ốc khu Nam khi khu vực này đón dòng vốn lên đến 6 tỷ USD đổ vào hạ tầng.
Thứ 3, gần 1 năm qua, các công ty địa ốc đã gom đất vùng ven chờ điều chỉnh Quyết định 33/2014/QĐ-UBND để được tách thửa. Tuy nhiên, với Quyết định 60/2017/QĐ-UBND, vừa được ký ban hành, các khu dân cư xây dựng mới bị hạn chế tách thửa, khiến nguồn cung bất động sản, đặc biệt là nguồn cung đất nền tại Khu Nam - Khu vực đang được giới đầu tư quan tâm, được dự báo sẽ khan hiếm trong thời gian tới. Và khi nguồn cung khan hiếm thì giá đất sẽ còn dư địa tăng.